Luyện tập thao tác lập luận phân tích và so sánh

Với Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Luyện tập thao tác lập luận phân tích và so sánh

Luyện tập (trang 120-121 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Bài 1

- Đoạn văn sử dụng thao tác phân tích và thao tác so sánh:

+ Phân tích “ Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ”

+ So sánh: Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn ( để thấy sự nhỏ bé, vô nghĩa và đáng thương của thói tự kiêu tự mãn đối với mỗi cá nhân trong tập thể hoặc cộng đồng)

- Thao tác phân tích đóng vai trò chủ đạo, thao tác so sánh có vai trò bổ trợ, mục đích cuối cùng là giúp người đọc, người nghe hiểu và nhận thức sâu sắc vấn đề

=> Việc kết hợp các thao tác lập luận trong một đoạn văn, bài văn nghị luận là vô cùng cần thiết vì nó giúp cho người viết triển khai được ý tưởng của mình một cách hiệu quả nhất, tăng sức thuyết phục trước người đọc, người nghe

Bài 2

- Chủ đề bài văn: Vẻ đẹp của bài thơ Tự tình – Hồ Xuân Hương

- Luận điểm cần có:

+ Vẻ đẹp về nội dung

+ Vẻ đẹp về nghệ thuật

+ Nỗi lòng nhà thơ

- Đoạn văn dự định viết sẽ làm sáng tỏ vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ.

+ Luận điểm này nằm ở thân bài.

+ Chuyển ý như sau: Tự tình II của Hồ Xuân Hương không phải chỉ mang nội dung sâu sắc khi đề cập tới thân phận và khát khao của người phụ nữ mà còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc.

b.

- Luận cứ:

+ Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả:

+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa

+ Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6

+ Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.

- Thao tác lập luận chính: Phân tích, vì cần chỉ ra được yếu tố nghệ thuật đó thể hiện ở đâu, góp phần diễn đạt nội dung như thế nào.

+ So sánh sử dụng để đối chiếu nghệ thuật trong Tự tình với những bài thơ khác của HXH hay với những bài thơ của các tác giả khác cùng sử dụng bút pháo nghệ thuật đó

+ Phải kết hợp nhuần nhuyễn và hợp lí hai thao tác lập luận

c. HS viết đoạn dựa trên gợi ý

Bài 3

a. Luận điểm khác: Vẻ đẹp nội dung

Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường

Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi

Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương

Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi

b. Có thể chọn một số phâm chất tiêu biểu: trung thực, hiếu học, dũng cảm,…

- Phẩm chất: trung thực

+ Khái niệm – thao tác phân tích

+ Vì sao HS lại cần có đức tính trung thực – thao tác phân tích

+ Biểu hiện của đức tính trung thực trong học tập và cuộc sống – thao tác phân tích, so sánh

+ So sánh với hiện tượng thiếu trung thực

+ Cách rèn luyện tính trung thực – thao tác phân tích

c. Một số đoạn văn hay kết hợp giữa thao tác phân tích và so sánh:

- “Từng nghe nói rằng …..ý trời sinh ra người hiền vậy” (Chiếu cầu hiền (T68 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Soạn văn 11 tập 1 tuần 11 (trang 116)

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh, vô cùng hữu ích.

Mời các bạn học sinh lớp 11 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được giới thiệu ngay sau đây.

Câu 1. Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ:

Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?

(Hạ Tri Chương, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)

Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người

(Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn)

Gợi ý:

- Giống nhau: Nhân vật trữ tình trong hai bài thơ đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc đã có tuổi. Và khi về quê đều trở thành “người xa lạ” ngay trên chính quê hương của mình. Cả hai nhà thơ đều cảm thấy ngậm ngùi, xúc động sau nhiều năm trở về quê hương.

- Khác nhau:

  • Hạ Tri Chương viết: “Hỏi rằng: Khách à chốn nào lại chơi?”: Không còn ai nhận ra mình là người cùng quê.
  • Chế Lan Viên viết: “Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người”: Quê hương đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh, khiến cho tác giả không còn nhận ra.

Câu 2. Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả.

  • Đối tượng so sánh: học - trồng cây
  • Mùa xuân, mùa thu là quá trình học tập; còn hoa, quả là kết quả thu được sau khi học tập.
  • Ý nghĩa của việc so sánh: Lời nhắc nhở con người cần phải cố gắng học tập, kiên trì trau dồi kiến thức và kĩ năng thì mới có thể đạt được kết quả tốt.

Câu 3. So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự tình (bài I) và Chiều hôm nhớ nhà.

- Giống nhau: Thể thơ thất ngôn bát cú, tuân theo quy tắc niêm luật.

- Khác nhau:

  • Trong Tự tình: Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày rất gần gũi (tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm...) kể cả những chữ rất khó dùng (cớ sao om, duyên mõm mòm, già tom). Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt: “Tài tử vãn nhân ai đó tá?”
  • Trong Chiều hôm nhớ nhà: Sử dụng các từ Hán Việt (hàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn...). Nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như ngàn mai, dặm liễu.

Câu 4. Tự chọn đề tài (một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh), để viết đoạn văn so sánh.

Gợi ý:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” muốn khẳng định giá trị của con người. Đầu tiên, “một mặt người” là hình ảnh hoán dụ (lấy bộ phận để chỉ toàn thể), ở đây là chỉ con người. Còn “của” có nghĩa là của cải, thuộc về giá trị vật chất. Cách nói “mười mặt của” dùng để chỉ số nhiều, có nhiều của cải vật chất. Ông cha ta đã dùng cách so sánh “bằng” kết hợp với sự đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng - ít và nhiều (một với mười) để khẳng định sự quý giá của con người, so với của cải vật chất. Quả vậy, trong cuộc sống, chúng ta có thể mất đi tất cả tiền bạc, của cải. Nhưng chỉ cần vẫn còn con người ở đó, không có gì là không thể lấy lại được. Trong lao động, con người chính là người đã làm ra những của cải, vật chất. Trong mối quan hệ với những người xung quanh, nếu chỉ biết coi trọng của cải, chúng ta sẽ dễ trở thành thực dụng, sống ích kỷ và không có tình cảm. Những người sống như vậy sẽ không có được tình yêu thương của những người xung quanh. Của cải rất đáng quý, nhưng bản thân con người còn đáng quý hơn. Con người là một sinh vật hoàn hảo của vũ trụ. Con người có hình thể, bản năng và trí tuệ - đó chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Câu tục ngữ không chỉ đề cao giá trị của con người mà còn muốn khuyên nhủ chúng ta cần biết cố gắng rèn luyện bản thân để khẳng định được giá trị của chính mình. Như vậy, câu tục ngữ trên đã đem đến một bài học quý giá cho mỗi người.

- Đoạn 2:

Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã gửi gắm bài học quý giá cho mỗi người. Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên theo nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu “gỗ” là phần rắn nằm dưới vỏ của thân và cành một số cây, dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm giấy… Còn “nước sơn” chính là màu được tô vẽ bên ngoài để tránh mối mọt và trang trí cho gỗ thêm phần màu sắc và thẩm mỹ. Xét về nghĩa bóng, “gỗ” là nói tới chất lượng bên trong của đồ vật còn “nước sơn” là hình thức bên ngoài. Tính từ “tốt” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất của “gỗ” và “nước sơn”. Hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” được so sánh không ngang bằng “hơn” để gửi gắm thông điệp chúng ra nên coi trọng bản chất bên trong hơn là bề ngoài bóng bẩy. Suy rộng ra có thể hiểu lời khuyên từ câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua vẻ bề ngoài của người đó. Câu tục ngữ vô cùng đúng đắn khi khuyên nhủ mỗi người về cách đánh giá người khác. Không thể phủ nhận được vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Khi nhìn thấy một người ăn mặc chỉn chu và sạch sẽ, chắc chắn mọi người đều sẽ có ấn tượng tốt đẹp. Nhưng đó yếu tố quyết định tất cả, mà còn phải xem đến cách hành động, cách cư xử của người đó. Có những người bên ngoài ăn mặc giản dị, nhưng họ lại có tấm lòng cao quý, đẹp đẽ. Có những người bên ngoài ăn mặc sang trọng, nhưng họ lại có tấm lòng xấu xa, ích kỷ. Như vậy, mỗi người không nên quá chú trọng hình thức bên ngoài mà cần phải tích cực rèn luyện phẩm chất, đạo đức bên trong.

Cập nhật: 18/11/2021

Soạn văn 11 tập 1 tuần 11 (trang 120)

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh, vô cùng hữu ích.

Mời các bạn học sinh lớp 11 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được giới thiệu ngay sau đây.

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Câu 1. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi ở dưới:

a. Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận: phân tích và so sánh.

b. Phân tích mục đích, tác dụng:

- Thao tác phân tích:

  • Làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu, tự đại (Vì mình hay, còn nhiều người khác giỏi hơn mình).
  • Cho thấy tự kiêu tự đại nghĩa là thoái bộ (Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước được… nó hẹp nhỏ).

- Thao tác so sánh: Người tự kiêu tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn. Từ đó giúp người đọc hình dung rõ, sinh động hơn tác hại của thói tự kiêu tự đại

c. Kết luận về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một văn bản: Giúp cho vấn đề được lập luận trong văn bản trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

Câu 2. Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bản về vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn).

Gợi ý:

a.

- Chủ đề của bài văn: Vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn).

- Những luận điểm cụ thể:

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
  • Vẻ đẹp của bài thơ (bài văn): nội dung và nghệ thuật.
  • Đánh giá chung về tác phẩm.

- Đoạn văn sẽ làm sáng tỏ luận điểm: Vẻ đẹp của bài thơ (bài văn) về nội dung. Luận điểm trên nằm ở phần thân bài của dàn ý.

b.

  • Những luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm: vẻ đẹp về nội dung, so sánh với một bài thơ khác.
  • Cần vận dụng thao tác chính: phân tích để làm sáng tỏ luận cứ.
  • Việc sử dụng các thao tác lập luận cần có sự thống nhất về vấn đề đang lập luận.

Câu 3.

a. Vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh để viết đoạn văn trình bày một luận điểm khác ở dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng.

Vẻ đẹp nội dung của bài thơ “Bánh trôi nước” là qua hình ảnh chiếc bánh trôi, nhà thơ đã khắc họa nên nét đẹp của người phụ nữ. Ngoại hình của người phụ nữ trong bài thơ được miêu tả: “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Trong ca dao từng nói về số phận của người phụ nữ:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Còn Hồ Xuân Hương lại viết “Bảy nổi ba chìm với nước non” để gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ tiếp theo “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” càng tô đậm thêm số phận phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý, tấm lòng thủy chung son sắc: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Đó là phẩm chất đẹp đẽ, quý giá của người phụ nữ mà nhà thơ muốn khẳng định.

b. Viết một văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh, trong đó có vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh.

Chăm chỉ là một đức tính cần có ở mỗi học sinh. Những người có tài năng nếu không chăm chỉ nỗ lực chưa chắc đã đạt được những thành công trong cuộc sống. Nhưng người chăm chỉ chắc chắn sẽ đạt được những điều mà họ mong muốn. Ví dụ như trong học tập, mỗi học sinh sinh viên đều mong muốn đạt được kết quả cao, tốt nghiệp với một tấm bằng đẹp. Nhưng để đạt được những điều đó thì bản thân phải chăm chỉ. Chăm chỉ học tập, trau dồi vốn kiến thức có trong sách. Tích cực rèn luyện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu chăm chỉ chúng ta cũng rèn luyện được đức tính kiên nhẫn. Thomas Edison, nhà sáng chế tài ba của nhân loại. Trước khi chế tạo thành công chiếc bóng đèn đầu tiên cho nhân loại, chẳng phải ông cũng đã thất bại đến mười nghìn lần. Nếu không nhờ sự cần cù, không chấp nhận thất bại, Edison đã không đem lại ánh sáng cho nhân loại như bây giờ. Không chỉ trên thế giới, ngay chính ở Việt Nam chúng ta có thể nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi ra đi tìm đường cứu nước, người chỉ có hai bàn tay trắng. Nhưng Người đã kiếm sống bằng cách làm đủ nghề. Người cũng tự mình học ngoại ngữ, biết được nhiều thứ tiếng như tiếng Pháp, tiếng Trung… Nhân cách Hồ Chí Minh không đến từ tài năng mà đến từ sự cần cù, chăm chỉ không ngại khó khăn gian khổ. Như vậy, mỗi học sinh hãy tích cực rèn luyện đức tính chăm chỉ để hoàn thiện bản thân.

c. Sưu tầm những đoạn văn hay, ở đó, tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh.

“Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn về một hạng người. Với Kiều, Nguyễn Du đã nói đến cả toàn xã hội người. Với “Chiêu hồn” thì cả loài người được bàn đến [...]. Chiêu hồn, con người trong cái chết. Chiêu hồn, con người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loại một...”

(Theo Tuyển tập của Chế Lan Viên, Tập II, NXB văn học Hà Nội, 1990)

“Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ ta với họ to rộng quá. Tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi hào đời xưa như Lý Thái Bạch, trong trời đất chỉ biết có thơ. Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn, họ cũng không có nữa:

Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt,
Cơm áo không đùa với khách thơ

Không biết trong khi rên rỉ như thế Xuân Diệu có nghĩ đến Nguyễn Công Trứ, một người đồng quận, chẳng những đã đùa cảnh nghèo mà còn lấy cảnh nghèo làm vui.

Nhưng ta trách gì Xuân Diệu! Xuân Diệu, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta.

Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”

(Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh)

Cập nhật: 15/11/2021