Luật quốc tịch việt nam 2023

Phía cơ quan có thẩm quyền của New Zealand không yêu cầu tôi phải thôi quốc tịch Việt Nam trước khi nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch New Zealand. Như vậy, tôi nghĩ tôi sẽ được thêm quốc tịch New Zealand ngoài quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên trong tương lai, tôi sẽ cùng gia đình tiếp tục sang Canada định cư. Tôi có thể có thêm quốc tịch Canada mà vẫn giữ quốc tịch New Zealand và quốc tịch Việt Nam không (Canada cũng cho phép mang nhiều quốc tịch)? Pháp luật của Việt Nam có cho phép không?

Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp trả lời:

Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

Như vậy, nếu bạn đang là công dân Việt Nam và quốc gia bạn đang xin nhập quốc tịch không yêu cầu bạn phải thôi quốc tịch Việt Nam thì bạn có thể vừa có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài. Việc sử dụng quốc tịch nước nào và tư cách công dân của quốc gia nào (Việt Nam hay nước ngoài) sẽ do pháp luật của Việt Nam và quốc gia bạn đang mang quốc tịch quy định, phù hợp với pháp luật quốc tế.

Luật số 47/2019/QH14 và Luật số 65/2020/QH14 đã bổ sung vào quy định về tiêu chuẩn đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân nội dung: “Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”.

Theo đó, căn cứ vào Luật Quốc tịch Việt Nam, người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam được xác định theo các căn cứ quy định tại Chương II của Luật này. Người có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam phải là người không đồng thời có quốc tịch của một quốc gia khác. Về nguyên tắc, người đang có quốc tịch nước ngoài, người có nguyện vọng và đang thực hiện thủ tục xin gia nhập quốc tịch của quốc gia khác đều không đủ điều kiện để ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Quy định này để tránh các tiền lệ sai phạm đã từng diễn ra như: Giữa năm 2016, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV -được phát hiện ngoài quốc tịch Việt Nam còn có quốc tịch Cộng hoà Malta. Hội đồng bầu cử quốc gia đã phải triệu tập họp phiên bất thường, bỏ phiếu không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.

Luật quốc tịch việt nam 2023

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường khi còn là đại biểu Quốc hội khóa XIII 

Tháng 8/2020, ông Phạm Phú Quốc lúc này là đại biểu Quốc hội khoá XIV (nhiệm kỳ 2016-2021), thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận có quốc tịch Cộng hòa Síp (Cyprus) từ giữa năm 2018. Ngày 3/11/2020, Quốc hội đã tiến hành thủ tục bãi nhiệmđại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Luật quốc tịch việt nam 2023

Ông Phạm Phú Quốc khi còn là đại biểu Quốc hội khóa XIV 

Thực tế, đây không phải là quy định hoàn toàn mới mà là nội dung đã được thể hiện nhất quán trong Hiến pháp cũng như trong các quy định và thực tiễn công tác bầu cử từ trước đến nay. Việc quy định rõ thành một tiêu chuẩn cụ thể trong các luật nói trên là nhằm khẳng định rõ hơn quan điểm của Đảng, Nhà nước và tạo sự minh bạch, rõ ràng trong áp dụng pháp luật.

Do đó, trong phần khai về quốc tịch trong đơn ứng cử và các tài liệu khác trong hồ sơ ứng cử, Hội đồng bầu cử quốc gia đã hướng dẫn người ứng cử cần ghi rõ: “Chỉ có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và không trong thời gian thực hiện thủ tục xin gia nhập quốc tịch quốc gia khác”. Người ứng cử phải cam đoan về các nội dung mình đã khai. Nếu phát hiện thông tin không đúng sự thật, không như nội dung đã kê khai thì người ứng cử phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và tùy theo nội dung, mức độ vi phạm mà có thể bị loại khỏi danh sách người ứng cử; nếu đã trúng cử thì sẽ không được công nhận tư cách đại biểu hoặc bị bãi nhiệm đại biểu./.

                                                         Nguyễn Bích Thủy

Luật quốc tịch việt nam 2023
Các đại biểu dự chương trình "Xuân Quê hương 2022" tại Cộng hòa Séc, hồi tháng 1/2022. (Ảnh: Hồng Kỳ/TTXVN)

Chiều 12/7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Ủy ban Đối ngoại Quốc hội đồng chủ trì tổ chức tọa đàm trực tiếp kết hợp trực tuyến về chính sách pháp luật quốc tịch với cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Séc nhằm rà soát, lấy ý kiến sâu rộng trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về các chính sách pháp luật liên quan, từ đó đề xuất tháo gỡ các bất cập, vướng mắc.

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến cho biết, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đếm công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, ban hành hàng loạt các nghị quyết thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Gần đây nhất, Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, giao nhiệm vụ cho Đảng đoàn Quốc hội có kế hoạch để luật hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác người Việt Nam ở nước ngoài.

Tiếp thu và triển khai chủ trương, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã có kế hoạch và giao cho Ủy ban Đối ngoại triển khai thực hiện.

Một trong những kế hoạch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội triển khai thực hiện là ban hành chương trình giám sát về việc thực hiện chính sách pháp luật đối với người nước ngoài, bằng hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.

[Triển khai toàn diện, mạnh mẽ công tác người Việt ở nước ngoài]

Các hoạt động nhằm lắng nghe đầy đủ những tâm tư, nguyện vọng, phản ánh của người Việt Nam ở nước ngoài; từ đó có cơ sở đề xuất, giải quyết những nhu cầu chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài như quốc tịch, đầu tư, sản xuất kinh doanh...

Các hoạt động nhằm góp phần khẳng định chủ trương đúng đắn, nhân văn của Đảng và Nhà nước "cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc."

Tại tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Tiến mong muốn được lắng nghe các ý kiến để Ủy ban Đối ngoại tham mưu cho Quốc hội, Đảng, Nhà nước có được những quyết sách cụ thể và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của bà con ở nước ngoài liên quan đến chính sách pháp luật quốc tịch.

Bày tỏ hoan nghênh sáng kiến tổ chức tọa đàm về chính sách phát luật quốc tịch dành cho người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có kiều bào ở Cộng hòa Séc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Séc Thái Xuân Dũng cho biết, cộng đồng người Việt Nam tại đây có khoảng hơn 90.000 người, trong đó có khoảng 30.000 người Séc gốc Việt và một số người có hai quốc tịch.

Cộng đồng người Việt Nam tại Séc chủ yếu kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, có thu nhập ổn định; chăm chỉ, năng động, tuân thủ quy định và luật pháp và có đóng góp thiết thực trong phát triển kinh tế-xã hội nước sở tại.

Năm 2013, Chính phủ Cộng hòa Séc đã chính thức công nhận cộng đồng người Việt Nam tại đây là dân tộc thiểu số của nước này. Hiện nay nhiều người Việt Nam tại Séc xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm thuận tiện cho việc học tập, hồi hương, đi lại, giao lưu hợp tác kinh tế…

Đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp đã thông tin rõ hơn toàn bộ các quy định liên quan đến vấn đề quốc tịch, đặc biệt các quy định hiện tác động đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng người Việt tại Séc nói riêng.

Tại điểm cầu Cộng hòa Séc, một số bà con kiều bào đã trao đổi những thông tin liên quan đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam như một số quy định còn mang tính nguyên tắc, chung chung, dẫn đến lúng túng, khó khăn khi áp dụng, thực hiện như Khoản 5 Điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam “trường hợp đặc biệt” để được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài khi xin nhập quốc tịch, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; về thủ tục hành chính trong giải quyết các việc về quốc tịch; văn bản thỏa thuận của cha, mẹ trong trường hợp con chưa thành niên nhập/thôi quốc tịch cùng cha hoặc mẹ; đồng thời đề nghị làm rõ một số quy định tại Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam.../.