Khớp xương là gì kể tên các loại khớp và vai trò của từng loại khớp

Bài 3 trang 27 SGK Sinh học 8

Đề bài

Nêu rõ vai trò của từng loại khớp.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại Các khớp xương

Lời giải chi tiết

Vai trò của các loại khớp:

- Khớp động: giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp.VD: khớp ở tay, chân.

- Khớp bán động: giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế.VD: khớp các đốt sống.

- Khớp bất động là loại khớp không cử động được.VD: khớp ở hộp sọ.

Loigiaihay.com

  • Bài 2 trang 27 SGK Sinh học 8

    Giải bài 2 trang 27 SGK Sinh học 8. Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người ?

  • Bài 1 trang 27 SGK Sinh học 8

    Giải bài 1 trang 27 SGK Sinh học 8. Bộ xương người gồm mấy phần ? Mỗi phần gồm những xương nào ?

  • Quan sát hình 7-4, trả lời câu hỏi: Dựa vào cấu tạo khớp dầu gối hãy mô tả một khớp động.

    Quan sát hình 7-4, trả lời câu hỏi: - Dựa vào cấu tạo khớp dầu gối hãy mô tả một khớp động. - Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? - Nêu đặc điểm của khớp bất động.

  • Bộ xương có chức năng gì? Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 25 SGK Sinh học 8.

  • Các khớp xương

    Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương.

  • Da có những chức năng gì? Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện được chức năng bảo vệ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 133 SGK Sinh học 8.

  • Báo cáo thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước

    Thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước

  • Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

    I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện.

  • Bài 2 trang 143 SGK Sinh học 8

    Giải bài 2 trang 143 SGK Sinh học 8. Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Quang đã vô ý làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất ?

Khớp là gì?

Khớp xương hoặc bề mặt khớp là bộ phận nối giữa các xương trong cơ thể và hình thành nên bộ xương người hoàn chỉnh. Các khớp chịu trách nhiệm cho sự chuyển động [chẳng hạn như cử động các chi] và sự ổn định [thường được tìm thấy ở xương hộp sọ].

Các khớp lớn trong cơ thể, chẳng hạn như khớp đầu gối, khuỷu tay hoặc khớp vai có thể tự bôi trơn và chịu tải trọng lớn mà vẫn hoạt động một cách linh hoạt. Các khớp khác chỉ đóng vai trò như vật liệu kết nối các xương và cho phép hoạt động rất ít với nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.

Khớp có mấy loại?

Các khớp thường được phân loại theo chuyển động liên quan. Một số khớp được cố định, chẳng hạn như khớp hộp sọ, không được phép chuyển động. Các khớp khác, chẳng hạn như khớp nối giữa các đốt sống, có thể cử động để tăng tính linh hoạt của cơ thể. Hầu hết các khớp trong cơ thể là khớp hoạt dịch, chứa chất lỏng hoạt dịch và có thể di chuyển tự do.

Bác sĩ xương khớp đầu ngành chỉ cách ĐIỀU TRỊ bệnh xương khớp hiệu quả nhất

Với hơn 40 năm kinh nghiệm, thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn - Nguyên PGĐ Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương chỉ cách điều trị bệnh xương khớp hiệu quả nhất.

chuabenhviemkhop.com Mở

Có nhiều cách khác nhau để phân loại các khớp xương trong cơ thể, chẳng hạn như phân loại theo cấu trúc hoặc chức năng của khớp. Cụ thể, các cách phân loại khớp phổ biến bao gồm:

1.Phân loại theo cấu trúc

Việc phân loại khớp xương theo cấu trúc chia các khớp theo kiểu mô liên kết kết nối các xương lại với nhau. Có bốn cách phân loại khớp theo cấu trúc như sau:

Khớp dạng sợi là khớp nối các bộ phận trong hộp sọ và gần như không thể chuyển động
  • Khớp dạng sợi [fibrous joint] được liên kết với nhau bởi các mô liên kết dày đặc và giàu collagen. Hầu hết các khớp này đều không chuyển động hoặc chỉ có khả năng cử động rất nhỏ.
  • Khớp sụn [cartilaginous joint] là khớp được liên kết bởi sụn. Có hai loại khớp sụn là khớp sụn nguyên sinh và khớp sụn thứ cấp. Cả hai loại sụn khớp đều cho phép cử động rất ít.
  • Khớp hoạt dịch [synovial joint] là khớp duy nhất có khoảng trống ở giữa các xương liền kề. Khoảng trống này được gọi là khoang hoạt dịch, chứa đầy các chất lỏng hoạt dịch, nhằm mục đích bôi trơn khớp, giảm ma sát và giúp các xương vận động linh hoạt hơn. Đầu gối, khuỷu tay và vai là những khớp hoạt dịch phổ biến.
  • Khớp mặt [facet joint] là mặt phẳng ở giữa các xương với mục đích hỗ trợ và kiểm soát các chuyển động của cột sống.

2.Phân loại khớp theo cơ sở chức năng

Phân loại khớp theo chức năng chia khớp thành ba loại, bao gồm khớp bất động, khớp bán chuyển động và khớp chuyển động. Cụ thể, các khớp như sau:

  • Khớp bất động [synarthrosis] là các khớp không có khả năng chuyển động hoặc có tính di động ít. Hầu hết các khớp bất động là khớp sợi, chẳng hạn như khớp hộp sọ.
  • Khớp bán chuyển động [amphiarthrosis] là các khớp có nhiệm vụ nối hai hoặc nhiều đầu xương lại với nhau và có tính di động nhẹ. Hầu hết các khớp bán chuyển động là khớp sụn, chẳng hạn như các đĩa đệm.
  • Khớp hoạt dịch, hay còn gọi là khớp chuyển động [Diarthroses]. Đây là các khớp phổ biến nhất trong cơ thể và có thể chuyển động tự do mà không gây ma sát hoặc tổn thương. Khớp vai, khớp gối là các khớp hoạt dịch phổ biến.
Khớp vai là khớp hoạt dịch và có thể chuyển động linh hoạt

Chuyển động của khớp hoạt dịch: Ở các khớp hoạt dịch, chuyển động của khớp được phân loại thành bốn loại khác nhau, bao gồm:

  • Chuyển động trượt xảy ra khi bề mặt xương tương đối phẳng di chuyển qua nhau và ít tạo ra các chuyển động xoay hoặc chuyển động góc. Các khớp xương ở cổ tay và cổ chân là các khớp chuyển động trượt phổ biến.
  • Chuyển động góc được tạo ra khi các góc giữa các xương thay đổi. Có một số loại chuyển động góc khác nhau, bao gồm uốn cong, kéo dài, giạng ra, chuyển động khép [cơ] và chuyển động xoay quanh trục.
  • Chuyển động quay là chuyển động của xương khi xoay quanh trục dọc của xương.
  • Các chuyển động đặc biệt là các chuyển động không theo một quy luật nhất định, chẳng hạn như việc lòng bàn chân hướng vào bên trong về phía cơ thể hoặc các chuyển động của ngón cái về các ngón tay trên cùng một tay để cầm nắm đồ vật.

3.Phân loại khớp theo cơ sinh học

Khớp cũng được phân loại theo đặc tính cơ sinh học hoặc giải phẫu của khớp. Theo phân loại giải phẫu, khớp xương được chia thành khớp đơn giản và phức tạp, tùy thuộc vào số lượng xương liên quan.

Cụ thể các khớp theo cơ sinh học được phân loại như sau:

  • Khớp đơn giản là khớp nối hai bề mặt xương, chẳng hạn như khớp vai và khớp háng.
  • Khớp phức tạp là khớp nối hai hoặc nhiều bề mặt xương với một đĩa khớp hoặc sụn chêm, chẳng hạn như khớp gối.
  • Khớp ghép là khớp kết nối ba hoặc nhiều bề mặt với nhau, chẳng hạn như khớp cổ tay.

4.Phân loại theo giải phẫu

Các khớp cũng có thể được phân loại theo giải phẫu, bao gồm:

  • Khớp tay
  • Khớp khuỷu tay
  • Khớp cổ tay
  • Khớp nách
  • Khớp dạng thấu kính
  • Các khớp đốt sống
  • Khớp thái dương hàm
  • Khớp hông
  • Khớp chân
  • Khớp gối
  • Khớp cùng chậu

Mặc dù có nhiều cách phân loại khớp xương khác nhau, tuy nhiên về cơ bản các khớp xương rất khó phân biệt do có sự trùng lặp giữa các cách phân loại.

Khớp là gì?

Khớp là những cấu trúc giúp kết nối các xương riêng lẻ và hỗ trợ các xương ma sát với nhau, từ đó hình thành chuyển động. Các loại khớp lớn trong cơ thể, chẳng hạn như khớp đầu gối, khuỷu tay hoặc khớp vai có thể tự bôi trơn và chịu tải trọng lớn mà vẫn hoạt động một cách linh hoạt.

Số lượng xương, khớp phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của mỗi người. Trẻ sơ sinh có khoảng 270 chiếc xương. Một số xương này sau đó hợp nhất với nhau trong quá trình phát triển. Người trưởng thành có khoảng 206 xương được đặt tên, trong đó có 80 chiếc ở bộ xương trục và 126 chiếc khác ở bộ xương chi.

Ngoài ra, số lượng xương ở mỗi người thường có sự chênh lệch nhẹ nên không thể biết chính xác số lượng khớp xương trong cơ thể một người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 250 đến 350 khớp ở một người bình thường. Vai trò của từng loại khớp là giúp hỗ trợ các chuyển động khác nhau của cơ thể.

Phân loại dựa trên cấu tạo và vai trò của từng loại khớp

Khớp được phân loại chủ yếu dựa theo cấu trúc và vai trò của từng loại khớp. Phân loại cấu trúc được xác định dựa trên cách các xương kết nối với nhau, trong khi phân loại chức năng được xác định bởi phạm vi chuyển động giữa các khớp xương.

Phân loại theo cấu trúc

Phân loại theo cấu trúc là cách phân chia khớp dựa trên loại mô liên kết giữa các xương với nhau, bao gồm:

  • Khớp sợi kết nối các xương bằng mô liên kết dạng sợi. Các loại khớp này thường rất dày và giàu sợi collagen.
  • Khớp sụn kết nối các xương bằng sụn. Có hai loại khớp sụn phổ biến là khớp sụn bất động và khớp sụn bán chuyển động.
  • Khớp hoạt dịch là khớp không nối trực tiếp các xương lại với nhau mà kết hợp với mô liên kết và dây chằng. Các loại khớp hoạt dịch cho phép mở rộng tính linh hoạt trong chuyển động giữa hai hay nhiều đầu khớp. Có 6 loại khớp hoạt dịch bao gồm: khớp chỏm [ball-and-socket joints], khớp lồi cầu [condyloid joints], khớp bản lề [hinge joints], khớp trượt [planar joints], khớp trục [pivot joints], khớp hình yên ngựa [saddle joints].

Phân loại khớp theo vai trò của từng loại khớp

Các khớp cũng được phân loại theo vai trò và nguyên lý hoạt động cụ thể như sau:

  • Khớp bất động: Đây là các khớp cố định và không thể chuyển động trong suốt thời gian tồn tại và phát triển. Khớp bất động điển hình là các khớp giữa xương sọ.
  • Khớp bán chuyển động: Các loại khớp này có nhiệm vụ giữ chặt hai đoạn xương lại với nhau đến mức chỉ thực hiện được các chuyển động hạn chế. Các đốt sống là khớp bán chuyển động phổ biến.
  • Khớp chuyển động: Đây là khớp chứa các chất lỏng hoạt dịch để hỗ trợ việc di chuyển khớp mà không gây ra ma sát và tổn thương. Khớp chuyển động phổ biến nhất trong cơ thể là khớp vai và khớp gối.

Video liên quan

Chủ Đề