Vì sao nơi ấn Độ là quê hương của tôn giáo

Tóm tắt về Cuộc đời của Đức Phật

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni [Sakyamuni Buddha], người khai sáng ra Phật Giáo, sinh vào năm 624 trước công nguyên tại Thành Phố Lâm Tỳ Ni [Lumbini] mà ngày nay là nước Nepal, phía bắc Ấn Độ. Ngài nguyên là Thái Tử Sĩ Đạt Ta [Siddhartha] của dòng họ Cồ Đàm [Gautama] thuộc nước Ca Tỳ La Vệ [Capilavastu]. Phụ vương của Thái Tử là Vua Tịnh Phạn [Suddhodana] và mẫu hậu là Hoàng Hậu Maya. Năm 16 tuổi Thái Tử kết hôn với Công Chúa Da Du Đà La [Yasodhara]. Năm 29 tuổi Thái Tử vào Hy Mã Lạp Sơn để xuất gia tầm đạo tìm con đường giải thoát khổ đau cho mình và chúng sinh.

Trải qua 6 năm tầm sư học đạo, nhưng Thái Tử Sĩ Đạt Ta vẫn không thỏa mãn với những giáo thuyết và pháp môn tu của những vị đạo sư mà Ngài theo học. Cuối cùng vì tu theo khổ hạnh ép xác, Ngài đã kiệt sức và ngã quỵ bên giòng sông Ni Liên Thiền [Nairanjana] và nhờ bác sữa của nữ thí chủ Tu Xà Đa [Sujata] mà Ngài hồi phục. Sau Đó Thái Tử quyết định từ bỏ lối tu khổ hạnh và bắt đầu pháp môn riêng của Ngài. Ngài đến dưới gốc cây Bồ Đề [Bodhi Tree] ngồi thiền định. Sau 49 ngày đêm thiền tọa, cuối cùng Thái Tử đã đạt được sự giác ngộ hoàn toàn và trở thành vị Phật có tên là Phật Thích Ca Mâu Ni, vào năm Ngài 35 tuổi.

Sau khi giác ngộ, đức Phật đến Vườn Lộc Uyển gặp lại 5 người bạn đồng tu lúc trước và dạy cho họ pháp môn giác ngộ mà Ngài đã thành tựu để họ được chứng đạo. Bài pháp đầu tiên mà đức Phật giảng -- cũng gọi là chuyển Pháp luân tức lăn bánh xe Chánh Pháp -- cho 5 anh em ông Kiều Trần Như nghe và tu tập là Tứ Diệu Đế, bốn chân lý mầu nhiệm [Khổ, Tập, Diệt và Đạo Đế]. Và đó cũng là lần đầu tiên đức Phật thiết lập Tăng Đoàn với 3 ngôi báu là Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng. Đức Phật đã tuần tự đi bộ khắp lưu vực Sông Hằng để giảng dạy về pháp môn giác ngộ và giải thoát từ đó cho đến khi Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi tức là vào năm 544 trước công nguyên.

Sakyamuni là tiếng Phạn, các nhà Phật học Trung Quốc dịch là Năng Nhơn Tịch Mặc có nghĩa là Người có khả năng tự dứt sạch vô minh phiền não và an trú trong vắng lặng của Niết Bàn. Chữ Phật tiếng Phạn là Buddha, các nhà Phật học Trung Quốc dịch là Giác Giả có nghĩa là vị đã giác ngộ hoàn toàn. Giác ngộ có 3 ý nghĩa: Tự mình giác ngộ [tự giác], giác ngộ cho người khác [giác tha], và hoàn thành sự giác ngộ cho mình và người [giác hạnh viên mãn].

Nội dung giáo nghĩa Phật Giáo có thể tóm lược trong 4 điểm chính: Vô Thường [Anitya], Khổ[Duhkha], Không [Sunya], và Vô Ngã [Anatma], thường được gọi là Bốn Pháp Ấn. Bốn giáo nghĩa này có mặt trong tất cả hệ thống giáo lý của các trường phái, bộ phái Phật Giáo từ Nguyên Thủy, Tiểu Thừa, đến Đại Thừa và ngay cả Kim Cang Thừa của Phật Giáo Tây Tạng. Vô thường là bản chất của mọi hiện tượng tâm lý và vật lý. Không một hiện tượng nào trên thế gian này thoát khỏi sự chi phối của vòng sinh, trụ, dị và diệt. Chính vì các hiện tượng chung quanh chúng ta đều vô thường nên làm cho đời sống của con người trở nên đau khổ. Khổ vì sinh, già, bệnh, chết; khổ vì mọi thứ đều tuột khỏi tầm tay kiểm soát của con người, ngay cả chính sinh mệnh của chúng ta nữa. Mọi hiện tượng đều vô thường và khổ não như thế nói lên một sự thật rất căn bản là tất cả mọi sự tồn tại đều là giả, không thật, là Không ngay tự bản chất, tức là Tánh Không. Khi các hiện tượng đều là Không trong tự tánh thì cũng đồng nghĩa là chúng không hề có tự ngã, chúng chỉ hiện hữu do các duyên hòa hợp mà thôi. Vì vô ngã, Phật Giáo không chấp nhận sự hiện hữu của Thượng Đế với ý nghĩa là đấng sáng tạo vũ trụ.

Trên bình diện nhân sinh quan, Phật Giáo cho rằng con người và mọi chúng sinh có thể tự mình giác ngộ ra chân lý và giải thoát mọi khổ đau ở đời, bằng con đường tu tập để chuyển hóa nghiệp lực, bởi vì nghiệp lực là do chính con người tạo ra và cũng phải do chính con người chấm dứt nó. Điều cần lưu ý là trong giáo thuyết về nghiệp, Phật Giáo không hề chủ trương có một thứ linh hồn hay bất cứ hiện tượng gì tồn tại trong ý nghĩa có một tự ngã.

Chính vì thâm cảm bản chất khổ đau của con người và tất cả chúng sinh, đức Phật đã mở rộng lòng từ bi đối với mọi loài và chủ trương tôn trọng mọi sự sống, bảo tồn môi trường sống thiên nhiên. Hình ảnh về cuộc đời sinh ra, thành đạo, sống, hoằng pháp, và nhập Niết Bàn dưới gốc cây, trong rừng núi của đức Phật là hình ảnh biểu thị lòng từ bi, bất bạo động và bao dung của Phật Giáo.

Dựa vào nội dung giáo nghĩa và lịch sử phát triển người ta phân Phật Giáo ra làm 3 truyền thống: Nguyên Thủy, Tiểu Thừa Bộ Phái và Đại Thừa. Nguyên Thủy Phật Giáo là thời kỳ đức Phật còn tại thế hàng đệ tử Phật nương oai đức và lời dạy trực tiếp của đức Phật làm kim chỉ nam cho sự tu tập, thời kỳ này nội dung giáo nghĩa của Phật vẫn còn ở dạng thức truyền khẩu, nghĩa là học thuộc lòng chứ chưa viết thành văn tự. Tiểu Thừa Bộ Phái là thời kỳ sau khi đức Phật nhập Niết Bàn khoảng 100 năm với sự giải thích dị biệt về giới luật và giáo nghĩa đưa tới sự phân chia làm nhiều bộ phái -- có ít nhất trên 20 bộ phái được biết tới – trong thời kỳ này, những lời dạy của đức Phật đã được kết tập và viết thành văn tự trong 4 bộ Nikaya hay 5 bộ Kinh A Hàm mà sau này được dịch sang Hán văn. Phật Giáo Đại Thừa bắt đầu với phong trào vận động để đưa đạo Phật phổ cập vào xã hội với bộ phái Đại Chúng Bộ thuộc thành phần đại đa số và cấp tiến. Tuy nhiên, Phật Giáo Đại Thừa được khởi phát rõ rệt vào khoảng 600 năm sau Phật nhập diệt từc đầu công nguyên nhờ cuộc vận động của chư Bồ Tát Mã Minh [Asvaghosa], Long Thọ [Nagarjuna], Vô Trước [Asanga] và Thế Thân [Vasubandhu] với sự xuất hiện của Kinh Điển Đại Thừa và các bộ Luận xiển dương Đại Thừa như các bộ Kinh Bát Nhã, Pháp Hoa, Duy Ma Cật, v.v…, và các bộ Luận Đại Thừa Khởi Tín, Trung Luận, Đại Trí Độ Luận, Duy Thức, v.v…

Vào thời đại Vua A Dục [Asoka – 272-236 trước công nguyên], nhờ sự hỗ trợ tích cực của vị hoàng đế sùng mộ Phật Pháp này nhiều phái đoàn hoằng pháp đã được cử đi truyền bá Phật Giáo tại nhiều nơi trên thế giới qua đường thủy, trong đó có Tích Lan [Sri Lanka], Thái Lan, Miến Điện, Nam Dương, Việt Nam, v.v.... Đường truyền giáo này về sau lịch sử gọi là Nam Truyền Phật Giáo. Ngược lại, Phật Giáo Đại Thừa đã được truyền bá ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ ở phía bắc đến các nước Afghanistan, Tây Tạng, Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam, v.v… vào đầu công nguyên. Đường truyền giáo này được gọi là Bắc Truyền Phật Giáo.

Phật Giáo tại Ấn Độ đã trải qua nhiều thăng trầm tùy thuộc vào các triều đại chính trị có hậu thuẫn hay tiêu diệt Phật Giáo, dĩ nhiên, trong đó không thể bỏ qua yếu tố then chốt là sự hưng thịnh hay suy đồi của nội lực Phật Giáo mà hàng ngũ Tăng Ni và cư sĩ Phật tử đóng vai trò chủ đạo. Nhưng phải đợi đến một biến cố lịch sử mà qua đó Phật Giáo tại Ấn Độ đã hầu như bị tiêu diệt hẳn, đó là cuộc xâm lăng của Hồi Giáo vào Ấn Độ ở thế kỷ thứ 12 sau công nguyên, với chính sách tiêu diệt Phật Giáo tận gốc bằng việc bắt buộc tu sĩ hoàn tục hay giết hại hàng chục ngàn Tăng Ni, những người không chịu bỏ đạo, đốt phá tất cả chùa chiền, kinh sách Phật Giáo. Nhưng, nhờ trước đó, Phật Giáo đã được truyền bá ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ đến các quốc gia lân bang, cho nên, Phật Giáo đã được phát triển sâu rộng tại nhiều nước ở Châu Á.

Ngày nay, tín đồ Phật Giáo trên khắp thế giới có thể đạt tới con số trên một tỉ rưỡi người, và Phật Giáo là một trong những tôn giáo phát triển mạnh nhất tại các nước Âu Mỹ.

1. Ấn Độ giáo thờ gì?

Ấn Độ giáo chứa đựng nhiều triết lý tôn giáo. Vì lý do này, đôi khi tôn giáo còn được biết đến như một cách sống hay một gia đình tôn giáo, không giống như các tôn giáo hợp nhất khác.

Tập tục chính của Ấn Độ giáo là tôn thờ một vị thần tối cao Brahman, cùng với các vị thần và nữ thần khác. Các tín đồ Ấn giáo tin rằng có nhiều con đường tu tập để có thể một ngày về với vị thần họ tôn thờ.

Người Ấn giáo tin vào các thuyết về luân hồi [vòng luân hồi liên tục của sự sống, cái chết và tái sinh] và nghiệp lực [luật nhân quả].

Một trong những triết lý quan trọng của Ấn Độ giáo là “atman”, niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn. Triết lý này cho rằng mỗi một sinh vật sống trên đời đều có linh hồn, và tất cả đều là một phần của linh hồn tối thượng. Niềm tin hướng đến sự cứu rỗi, kết thúc vòng luân hồi để đạt đến linh hồn độc nhất, tự tại.

Một nguyên tắc cơ bản khác trong Ấn Độ giáo hindu là ý niệm cho rằng tất cả hành vi và suy nghĩ sẽ trực tiếp quyết định cuộc sống hiện tại và tương lai của con người..

Người Ấn giáo noi theo “dharma”, một quy tắc sống coi trọng nhân phẩm và đạo đức tốt.

Người Ấn giáo tôn kính tất cả các sinh vật sống và coi bò là loài vật linh thiêng.

Tập quán ăn uống cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống của người Hindu. Hầu hết họ không ăn thịt bò hoặc thịt lợn, và nhiều người ăn chay.

Ấn Độ giáo có mối liên hệ chặt chẽ với các tôn giáo khác ở Ấn Độ, như Phật giáo, đạo Sikh và Kỳ Na giáo. Có thể thấy nhiều giáo lý trong các đạo giáo khác bị ảnh hưởng khá nhiều từ Ấn Độ giáo.

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Những chi phái Ấn Độ giáo quan trọng nhất
    • 2.1 Ấn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ
    • 2.2 Ấn giáo vệ-đà
      • 2.2.1 Nguồn gốc và thánh điển
      • 2.2.2 Bà-la-môn giáo
    • 2.3 Ấn giáo Tì-thấp-nô
    • 2.4 Ấn giáo Thấp-bà
    • 2.5 Ấn giáo Tính lực
    • 2.6 Ấn giáo Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên
    • 2.7 Tân Ấn Độ giáo
    • 2.8 Ảnh hưởng đến các tôn giáo khác
  • 3 Cơ sở chung của các nhánh Ấn Độ giáo
    • 3.1 Luân hồi
    • 3.2 Chế độ đẳng cấp
    • 3.3 Tôn thờ Thánh tượng
  • 4 Số lượng tín đồ
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích
    • 6.1 Ghi chú
    • 6.2 Web
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Từ nguyênSửa đổi

Kể từ thế kỉ 16 các nhà truyền giáo và du khách phương Tây thường nhắc đến tôn giáo và phong tục Ấn Độ và thường gọi những người bản xứ này là "ngoại đạo" [en. pagan, de. Heiden] nếu họ không tự nhận mình theo một trong các tôn giáo lớn [Ki-tô giáo, Do Thái giáo hoặc Hồi giáo]. Họ được gọi theo tiếng Latin là gentiles, tiếng Bồ Đào Nha là gentio và từ đó ra tiếng Anh là gentoo và tiếng Hà Lan/tiếng Đức là Heyden [Heiden]. Đến thế kỉ 18 thì từ "Hindoo" [tiếng Ba Tư Hindu] bắt đầu được dùng và cuối cùng, trong thế kỉ 19, danh từ "Hinduism" trở nên rất thông dụng. Như vậy thì từ "Hinduism" - được dịch là Ấn Độ giáo ở đây - không phải là một danh hiệu tự xưng của một tôn giáo Ấn Độ. Nhưng tên này lại ảnh hưởng đến quan điểm tự nhận của phong trào Tân Ấn Độ giáo [Neo-Hinduism] trong thế kỉ 19 và thế kỉ 20 vì nó gợi ý một sự thống nhất tôn giáo trong cuộc chiến giành độc lập Ấn Độ, và được dùng để phản ứng các khuynh hướng phân chia ngày nay.

Tuy vậy, từ Hinduism có thể gây hiểu lầm. Khi người ta bắt đầu dùng nó thì đã dựa trên hai điều kiện tiên quyết không đúng. Thứ nhất là người ta tin là từ phái sinh từ gốc Ba Tư Hindoo [Hindu] chỉ tín đồ của một tôn giáo nhất định. Thứ hai là người ta cho tất cả những người Ấn đều là tín đồ của tôn giáo này nếu họ không theo các tôn giáo lớn còn lại, ví như Hồi giáo, Công giáo, Do Thái giáo, Phật giáo, Kì-na giáo. Cả hai điều kiện tiên quyết bên trên đều bị nhìn nhận sai. Danh từ Ba Tư "Hindu" chỉ có nghĩa tương đương với từ có gốc Hy Lạp là "Indian", và cả hai đều có gốc từ tên con sông lớn Ấn Độ [tiếng Phạn: sindhu, tiếng Ba Tư: hindu, tiếng Hy Lạp: Indós], đã mang đến đất nước nó chảy qua tên này: Hindus là những người xuất xứ từ nước Ấn Độ [india]. Ngay khi người Hồi giáo nói tiếng Ba Tư đến xâm chiếm, phân biệt giữa tín đồ Hồi giáo và Hindus thì sự việc này cũng không có nghĩa là tất cả những người Hindu đều là tín đồ của một tôn giáo.

Ngày nay, người ta biết được hàng loạt tôn giáo của người Ấn Độ và các thông tin nghiên cứu ngày càng phong phú. Thế nên, từ "Hinduism", "Ấn Độ giáo", không thể mang nghĩa là một tôn giáo nhất định của người Ấn mà chỉ là cách gọi mang ý nghĩa bao quát, chỉ một nhóm tôn giáo có sự tương quan với nhau, nhưng khác biệt nhau, xuất phát từ Nam Á [Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh]. Các tôn giáo này dù có quan hệ với nhau nhưng cũng khác nhau như sự khác biệt giữa Do Thái, Phật, Thiên chúa và Hồi giáo. Chúng có những khái niệm thượng đế khác nhau, có những pho thánh điển khác nhau cũng như những phương pháp tu tập, hình thức thực hiện nghi lễ khác nhau. Chúng có những hệ thần học khác nhau, lập cơ sở trên những nhà thần học, những bậc đạo sư khác nhau, và tôn xưng các thần thể khác nhau như vị Thần tối cao.

Một cách gọi thường gặp nhưng không chính thức và cũng không chính xác của tín đồ Ấn giáo là Sanātana-dharma [सनातनधर्म], nghĩa là "Pháp trường tồn". Các tên khác như vaidikadharma [Ấn giáo Phệ-đà] hoặc brāhmaṇa, brāhmaṇya [Bà-la-môn giáo] chỉ nêu được những nhánh của Ấn Độ giáo mà thôi.

Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?


Câu 76515 Vận dụng

Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?


Đáp án đúng: b


Phương pháp giải

Phân tích các thành tựu văn hóa truyền thống Ấn Độ

...

Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn nào?


Câu 110717 Thông hiểu

Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn nào?


Đáp án đúng: c


Phương pháp giải

Xem lại thành tựu văn hóa của Ấn Độ --- Xem chi tiết

...

Video liên quan

Chủ Đề