Không có giấy phép kinh doanh internet phạt bao nhiêu năm 2024

Thời gian gần đây, quá trình hồi phục kinh tế sau ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các tổ chức, cá nhân đang tích cực triển khai những hoạt động, giải pháp trong sản xuất, kinh doanh và một trong số những giải pháp đang được tổ chức, cá nhân tăng cường thực hiện là đăng ký thành lập các website bán hàng hay cung ứng dịch vụ có chức năng đặt hàng trực tuyến. Tuy nhiên, không phải nhiều tổ chức, cá nhân nắm rõ những quy định liên quan như website nào phải đăng ký với Bộ Công thương? Hoặc nếu không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì có bị xử phạt hay không… Để có những góc nhìn dựa trên cơ sở pháp lý, luật sư Đặng Văn Tiến, đoàn luật sư TP Hà Nội đã có những chia sẻ, phân tích, giải đáp.

Trước hết, đối với nội dung về việc Website nào phải đăng ký với Bộ Công thương, theo khoản 8, điều 3, chương I, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử; khoản 9, điều 1, Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, các website bán hàng hay cung ứng dịch vụ có chức năng đặt hàng trực tuyến đều phải thực hiện việc đăng ký thông báo với Bộ Công Thương thông qua địa chỉ web là www.online.gov.vn – Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Căn cứ khoản 1, điều 36; khoản 1, điều 41; khoản 1, điều 46 và điều 54, mục 2, chương IV, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định, một số website cần phải đăng ký với Bộ Công thương bao gồm:

- Sàn giao dịch thương mại điện tử

Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Sàn giao dịch thương mại điện tử tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.

- Website khuyến mại trực tuyến

Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.

* Các hình thức của website khuyến mại trực tuyến:

+ Bán phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác;

+ Bán các thẻ khách hàng thường xuyên cho phép khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ một hệ thống các đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác so với khi mua hàng hóa, dịch vụ tại từng đối tác riêng lẻ;

Ngoài ra, website thực hiện khuyến mại cho hàng hóa của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại dưới những hình thức sau:

+ Tặng hàng hóa hoặc đưa hàng mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;

+ Bán hàng với giá thấp hơn giá bán hàng trước đó, được áp dụng trong một thời gian nhất định hoặc với một số lượng khách hàng nhất định;

+ Các hình thức khác theo quy định của pháp luật về khuyến mại.

- Website đấu giá trực tuyến

Khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định website đấu giá trực tuyến là website TMĐT do thương nhân, tổ chức thiết lập để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện, làm rõ những hanh vi vi phạm đối với việc tổ chức, cá nhân không thực hiện đăng ký thành lập các website bán hàng hay cung ứng dịch vụ có chức năng đặt hàng trực tuyến sẽ có những giải pháp xử lý và một trong số đó là hình thức xử phạt hành chính. Theo điểm a, khoản 3, điều 62, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d Khoản 33 Điều 3 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP), phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng đối hành vi không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng.

- Điểm a, khoản 4, điều 62, Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

Cũng tại điểm b, khoản 1, điều 3, Nghị định số 17/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi không đăng ký website với Bộ Công thương nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Như vậy, mức phạt đối với hành vi không đăng ký website với Bộ Công thương tối đa lên tới 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.

“Căn cứ những quy định nêu trên, thì việc đăng ký thành lập các website bán hàng hay cung ứng dịch vụ có chức năng đặt hàng trực tuyến là cần thiết và bắt buộc. Nếu không tuân thủ quy định này, trường hợp đủ căn cứ để xác định hành vi vi phạm, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định xử phạt tương đương với hành vi đó. Do đó, mỗi tổ chức, cá nhân cần tuân thủ, cam kết thực hiện các thủ tục, trình tự khi thực hiện việc thành lập website bán hàng hay cung ứng dịch vụ có chức năng đặt hàng trực tuyến để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trường hợp cần hỗ trợ, tổ chức, cá nhân có thể liên hệ cơ quan chuyên môn như Công Thương, Tư pháp, bộ phận một cửa hoặc chính quyền địa phương để được hướng dẫn kịp thời, đúng trình tự” – Luật sư Đặng Văn Tiến phân tích thêm./.

Không có giấy phép kinh doanh xử phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.

Không có giấy phép kinh doanh thì phạt bao nhiêu?

Theo quy định trên, tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Khi nào không cần đăng ký kinh doanh?

Đối tượng không cần đăng ký kinh doanhHộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở đâu?

Như vậy, người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.