Khách hàng mục tiêu của nhà hàng

Nhà hàng ăn uống là hình thức kinh doanh chưa bao giờ lỗi thời và đang được phát triển mạnh mẽ. Theo thời gian, các mô hình nhà hàng độc lạ và đa dạng đã xuất hiện. Nhằm đáp ứng thị hiếu của thực khách về các chất lượng món ăn lẫn không gian nhà hàng. Người khởi nghiệp về nhà hàng cũng đang tìm kiếm những thông tin bổ ích cho mình. Trước khi xây dựng một nhà hàng cho mình bạn không thể thiếu các bước chuẩn bị. Một trong những vấn đề bạn quan tâm đầu tiên là khách hàng mục tiêu và hình thức kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn những thông tin bổ ích đấy!

Xác định khách hàng mục tiêu cho hình thức kinh doanh nhà hàng

Hình thức kinh doanh nhà hàng của bạn chỉ nên tập trung làm hài lòng 5 – 10% thị trường khách hàng mục tiêu chính.

Nhóm khách hàng 20 – 39 tuổi [Y]: 

Những khách hàng này sinh từ năm 1980 – 2000. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng cho các cơ sở ăn uống. Họ thích những món ăn nhanh, thời gian phục vụ nhanh chóng. Có thể kể đến là: Burger, Gà rán, Pizza, Pasta,…. 

Nhóm khách hàng 40 – 55 tuổi [X]: 

Đặc điểm của họ là chú trọng vào các giá trị gia đình. Nhóm này quan tâm đến chất lượng bữa ăn và bầu không gian nhà hàng. Bạn cần thiết kế nhà hàng mang đến cảm giác thoải mái, ấm cúng. 

Nhóm khách hàng 56 – 74 tuổi: 

Hiện tại nhóm khách hàng này là các bậc ông bà, cha mẹ với yêu cầu yên tĩnh và ấm cúng. Bạn nên dành cho họ những trải nghiệm ăn uống cao cấp, gần gũi và sang trọng.

Xác định khách hàng mục tiêu của nhà hàng là bước đi đầu tiên để xây dựng cơ sở ăn uống của bạn. Mỗi một nhóm khách hàng với đặc điểm, sở thích riêng. Bạn cần tìm hiểu và lựa chọn cho phù hợp.

Bạn cần xác định khách hàng mục tiêu cho hình thức kinh doanh nhà hàng của mình. Nhóm khách hàng này sẽ nhận được sự quam tâm nhiều hơn.

Lựa chọn hình thức kinh doanh nhà hàng

Sau khi xác định khách hàng mục tiêu thì việc tiếp theo là lựa chọn hình thức kinh doanh nhà hàng. Thường thì các nhà hàng được phân chia thành 3 loại chính: Nhà hàng phục vụ nhanh, trung cấp và cao cấp.

  • Nhà hàng phục vụ nhanh: Hay còn được gọi là nhà hàng thức ăn nhanh. Chuyên phục vụ các món ăn nhanh, tiện lợi trong thời gian ngắn nhất. Phong cách thiết kế nhà hàng này là trẻ trung, ấn tượng và bắt mắt.
  • Nhà hàng trung cấp: là phân khúc nằm giữa. Các nhà hàng này cung cấp các dịch vụ ăn uống với nhiều sự lựa chọn và giá cả tầm trung, không quá đắt đỏ. Có 3 hình thức phục vụ là: Gọi món tại bàn; Đặt bàn – món ăn trước; Phục vụ theo hình thức buffet.
  • Nhà hàng cao cấp: với hình thức phục vụ tại bàn. Hình thức kinh doanh nhà hàng cao cấp chú trọng đến hơn vị món ăn và không gian thiết kế. Khách hàng có cái nhìn khắt khe hơn về cách bày trí món ăn [cao cấp và tinh tế]. Không gian dùng bữa có lối thiết kế riêng, thể hiện nét đặc trưng của nhà hàng. 
Hình thức kinh doanh nhà hàng trung cấp cũng cần quan tâm đến không gian nội thất. Ấm cúng, gần gũi và mang đến cảm giác thoải mái cho thực khách là một số tiêu chí cơ bản.
Hình thức kinh doanh nhà hàng cao cấp có yêu cầu cao về không gian lẫn món ăn. Tùy vào loại hình nhà hàng mà cách thiết kế thể hiện nét đặc trưng riêng.

>>> Tìm hiểu thêm: Mô hình nhà hàng sân vườn

Các bước đầu trong quá trình xây dựng nhà hàng kinh doanh khá quan trọng. Đó chính là nền tảng vững chắc để điều hướng phát triển cơ sở kinh doanh. Hình thức kinh doanh khách hàng đã được xác định thì bạn sẽ xem xét đến cách thiết kế nhà hàng. Không gian nhà hàng quán ăn ảnh hưởng 30 – 40% doanh thu. Hợp tác cùng đơn vị chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ là hướng đi đúng dành cho bạn. Hãy tìm hiểu, trao đổi và có quyết định thông minh nhất nhé!

>>> Bí quyết thiết kế nhà hàng hợp phong thủy các khu vực chức năng

Kinh doanh dịch vụ ăn uống không phải là một công việc đơn giản và dễ dàng. Bạn có tiền, có kinh nghiệm, có mặt bằng,… chưa thể khẳng định tất cả những điều đó sẽ mang lại thành công cho bạn trong kinh doanh ăn uống. Theo thống kê, 75% quán kinh doanh ăn uống nhà hàng quán ăn phải đóng cửa sau khi từ 6 tháng đến 1 năm.

Đó không phải là công việc nhàn nhã như mọi người vẫn lầm tưởng. Để từng bước đạt đến thành công, bạn cần nghiên cứu thị trường một cách tỉ mỉ và chi tiết, đặc biệt là cần xác định rõ ai là khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm dịch vụ của bạn.

1. Tại sao cần xác định chân dung khách hàng mục tiêu?

Cần phải hiểu khách hàng muốn những gì

Kinh doanh quán ăn, nhà hàng như là “làm dâu trăm họ” vậy, bạn phải chiều lòng khách hàng thì họ sẽ “yêu thương” và sẽ đến ủng hộ bạn nhiều lần. Sau khi xác định rõ khách hàng mục tiêu của nhà hàng, bạn có thể dễ dàng làm tiếp các công việc sau:

  • Lên ý tưởng menu quán ăn nhà hàng cho hợp lý.
  • Có phong cách trang trí, thiết kế nhà hàng cho hợp lý.
  • Có phong cách phục vụ tốt với những khách hàng đó
  • Và quan trọng là có thể ứng xử trong những tình huống bất ngờ xảy ra với từng khách hàng.

2. Cách nghiên cứu khách hàng mục tiêu khi kinh doanh nhà hàng

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu khi kinh doanh nhà hàng

Khi kinh doanh ăn uống, nếu bạn vẽ được chân dung khách hàng mục tiêu càng chính xác, chi tiết thì càng giúp cho nhà hàng có thể xác định được dễ dàng khách hàng mục tiêu hơn. Điều này giúp cho nhà hàng của bạn có thể đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp nhất. Khi nghiên cứu, phác họa chân dung khách hàng, bạn có thể dựa vào một trong những yếu tố sau:

  • Theo địa lý: Các nhà hàng ăn uống mở ra mục đích là để phục vụ khách hàng xung quanh khu vực đó. Bởi vậy, việc phân chia khách hàng theo từng vùng miền, hay theo tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường v.v… sẽ giúp bạn xác định được các điều kiện và phong cách thiết kế nhà hàng cũng như dịch vụ phù hợp với từng đối tượng.
  • Theo nhân chủng học: Với một số công cụ như phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM, WIFI Marketing v.v… giúp bạn có thể xác định và phân chia được các đối tượng khách hàng qua tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, doanh nghiệp, công việc, thu nhập v.v…
  • Theo tâm lý khách hàng: Việc phân chia khách hàng dựa trên giai cấp xã hội, sở thích, thói quen, hành vi mua hàng v.v… sẽ giúp bạn xác định đối tượng mục tiêu và cách thức làm vừa lòng đối tượng khách hàng này dễ dàng hơn rất nhiều.

3. Phân loại khách hàng khi mở nhà hàng

3.1. Những khách hàng ít ăn ngoài

Nhóm khách hàng ít đi ăn ngoài

Nhóm khách hàng này thường là những người không thích ăn bên ngoài, chủ yếu là ăn cơm nhà nấu. Thông thường họ là:

Học sinh/sinh viên: Vì còn đang độ tuổi đi học, thu nhập chủ yếu là dựa vào người thân cung cấp cho nên họ sẽ không có không lựa chọn ăn ở những nhà hàng sang trọng, nếu có thì cũng sẽ đến nhà hàng vào những dịp thật đặc biệt mà thôi.

Họ thường sẽ có xu hướng ăn ở những quán ăn lề đường, những quán bình dân 15.000đ – 30.000đ. Những người này ít khi thuộc tập khách hàng mục tiêu của nhà hàng mà hợp với mô hình quán ăn vặt hơn.

Công nhân/lao động phổ thông: Nếu bạn xác định đây là đối tượng khách hàng mục tiêu của nhà hàng thì sẽ rất sai lầm. Với lương ba cọc ba đồng, phải đến xứ lạ để làm ăn sinh sống, ở nhà trọ nên họ sẽ rất tiết kiệm để chi trả cho các khoản chi tiêu hàng ngày, hàng tháng.

Đó là lý do họ sẽ chọn cách nấu cơm nhà hay là ăn ở những quán ăn bình dân, việc ăn ở nhà hàng đối với họ là một điều gì đó xa xỉ. Nên đối với tập khách hàng này bạn nên lựa chọn kinh doanh quán ăn bình dân thì sẽ rất thu hút khách đó.

3.2. Nhóm khách hàng tiết kiệm

Nhóm khách hàng tiết kiệm

Đa phần đây là những người đã có gia đình, những người có tuổi. Họ sẽ thường ăn cơm nhà để tiết kiệm tiền lo cho con cái. Và với họ, ăn cơm nhà nấu sẽ đảm bảo vệ sinh hơn, tốt cho sức khỏe hơn. Đối với những khách hàng này cho dù bạn cố “gợi ý” cho họ một vài món nữa thì cũng sẽ khó có thể rút tiền từ túi họ.

[lepopup slug=’Bocongcutainguyen-fnb’]

3.3. Nhóm khách hàng sành ăn

Là nhóm khách hàng không chỉ đến nhà hàng để thưởng thức những món ăn mà họ còn muốn “đánh giá” nhà hàng của bạn. Họ là những người có gu thẩm mỹ rất tốt cũng như biết cách đánh giá hương vị món ăn ra sao.

Phần lớn họ đều sẵn sàng chi trả hào phóng cho bữa ăn của mình, họ luôn mong đợi những điều mới mẻ, từ chất lượng và hương vị món ăn cho đến không gian, thiết kế của nhà hàng. Nhóm đối tượng này sẽ đem về nguồn thu rất lớn cho nhà hàng bạn, tuy nhiên để giữ họ trở thành khách hàng quen thuộc thì rất khó.

Nhóm khách hàng sành ăn

3.4. Những khách hàng đơn giản và dễ ăn uống

Nhóm khách hàng đơn giản phần lớn là những gia đình trẻ, có con nhỏ, không có nhiều thời gian ngày thường. Họ thích các món ăn nhanh, cách bài trí đơn giản. Nhóm khách hàng này thường tiếp cận rất dễ. Ngược lại, vào cuối tuần họ chú trọng hơn đến vấn đề ăn uống. Đây là loại khách hàng thể hiện phong cách mới trong hành vi và ngày càng là loại khách hàng phổ biến.

Những người dễ ăn uống, nhóm khách hàng này chiếm số lượng lớn, họ thường không phải là những người giàu có, thích những gia vị mạnh, không chú trọng tới những yêu cầu về ăn uống cân đối.

Nhóm những khách hàng đơn giản và dễ ăn uống

3.5. Nhóm khách hàng thích sự mới lạ

Họ là những người thích thử những món ăn mới, lạ, độc đáo. Họ quan tâm tới những thực đơn nổi tiếng trong quá khứ, cũng như đối với những thực đơn mới có. Những người này đi ăn ở nhà hàng nhiều hơn nhiều so với những loại khách hàng còn lại.

Nhóm khách hàng này là những người thích đi đó đi đây, thích khám phá nhiều nơi về: ẩm thực, văn hóa, con người… Điển hình, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ thích khám phá nên đây là những khách hàng đem đến doanh thu cao cho bạn. Tuy nhiên, họ chỉ đến một lần để thưởng thức, nên bạn sẽ rất khó để giữ chân họ.

Nhóm khách hàng thích sự mới lạ

Trên đây là những kinh nghiệm xác định chân dung khách hàng mục tiêu của nhà hàng mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng bạn sẽ bước đi đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu của tập khách hàng này.

Video liên quan

Chủ Đề