Nhà nước đã có những chính sách gì để phát triển nông nghiệp

Khuyến khích nông nghiệp phát triển là một trong những chính sách ưu tiên của Nhà nước. Pháp luật đưa ra những chính sách về hoạt động khuyến nông; nhằm thúc đẩy đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp; tạo lợi thế cơ hội cho nền nông nghiệp sẵn có ở nước ta.

Khái niệm

– Khuyến nông là hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

– Chương trình khuyến nông là tập hợp các dự án, nhiệm vụ khuyến nông để phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của ngành và địa phương trong từng giai đoạn, bao gồm: tên chương trình; mục tiêu khái quát; tên các dự án, nhiệm vụ khuyến nông để thực hiện chương trình; địa bàn triển khai; kết quả dự kiến.

– Dự án khuyến nông trung ương là tập hợp các nội dung hoạt động khuyến nông để thực hiện chương trình khuyến nông trung ương, thời gian thực hiện từ 01 đến 05 năm, gồm: tên dự án; mục tiêu; nội dung hoạt động; địa bàn triển khai; thời gian thực hiện; kết quả dự kiến.

– Kế hoạch khuyến nông địa phương là kế hoạch về nội dung và dự toán kinh phí các nhiệm vụ, hoạt động khuyến nông để thực hiện chương trình khuyến nông địa phương.

Nguyên tắc hoạt động khuyến nông

– Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển nông nghiệp của Nhà nước.

– Phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự nguyện và trách nhiệm giải trình của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khuyến nông.

– Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng và sự quản lý của Nhà nước.

– Nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông phù hợp với từng địa bàn và nhóm đối tượng người sản xuất, cộng đồng dân tộc khác nhau.

– Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ chuyển giao phải được cấp có thẩm quyền công nhận hoặc chấp thuận.

– Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.

– Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động khuyến nông.

– Ưu tiên hoạt động khuyến nông ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.

– Ưu tiên phụ nữ, người dân tộc thiểu số; tổ chức có tỷ lệ cao về nữ hoặc người dân tộc thiểu số tham gia hoạt động khuyến nông.

Đối tượng

– Đối tượng chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp

+ Tổ chức, cá nhân thuộc hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước chuyên trách do cấp có thẩm quyền thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp;

+ Tổ chức, cá nhân khác bao gồm: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước có tham gia hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.

– Đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp

+ Nông dân, chủ trang trại, tổ viên tổ hợp tác, thành viên hợp tác xã và các cá nhân khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

+ Tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Các hình thức khuyến nông

– Hình thức hoạt động khuyến nông, hình thức đặc thù chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp ở trung ương bao gồm:

+ Chương trình khuyến nông trung ương [từ 05 đến 10 năm];

+ Kế hoạch nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên [hàng năm];

+ Chương trình, kế hoạch chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

– Hình thức hoạt động khuyến nông, hình thức đặc thù chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp ở địa phương bao gồm:

+ Chương trình khuyến nông địa phương [từ 03 đến 05 năm];

+ Kế hoạch khuyến nông địa phương [hàng năm];

+ Chương trình, kế hoạch chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.

Tiêu chí đăng ký tham gia chủ trì dự án khuyến nông trung ương

Đối với tổ chức chủ trì dự án

+ Có chức năng, nhiệm vụ khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với lĩnh vực, sản phẩm của dự án; ưu tiên tổ chức có quyền sở hữu, quyền tác giả đối với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mà dự án cần chuyển giao;

+ Đáp ứng các yêu cầu về nhân lực, khoa học kỹ thuật để triển khai thực hiện dự án;

+ Trong 2 năm tính đến thời điểm đăng ký chủ trì dự án không thuộc một trong các trường hợp sau: đã chủ trì dự án khuyến nông trung ương có kết quả nghiệm thu ở mức “không đạt”; sử dụng kinh phí dự án khuyến nông trung ương không đúng mục đích, quy định của pháp luật.

Đối với chủ nhiệm dự án

+ Là cá nhân thuộc tổ chức chủ trì, được giao trực tiếp tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm chính về kết quả dự án;

+ Có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung chính của dự án; có ít nhất 03 năm hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hoặc sản xuất kinh doanh trong cùng lĩnh vực, sản phẩm của dự án;

+ Trong 02 năm tính đến thời điểm đăng ký chủ nhiệm dự án không thuộc một trong các trường hợp sau: đã chủ nhiệm dự án khuyến nông trung ương có kết quả nghiệm thu ở mức “không đạt” hoặc có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện dự án;

+ Mỗi cá nhân chỉ chủ nhiệm 01 dự án khuyến nông trung ương trong cùng thời gian.

Trên đây là những chính sách của pháp luật về hoạt động khuyến nông. Ngoài ra, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn được hưởng chính sách ưu đãi. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Thứ tư, 23/02/2022 - 08:46 AM

Xuyên suốt Hội thảo Tham vấn chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn diễn ra ngày 22/2, các bài tham luận, các ý kiến, quan điểm đã gợi mở ra rất nhiều vấn đề để có thể cho ra đời một Nghị quyết mới trong lĩnh vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn, thay thế Nghị quyết số 26-NQ/TW.

Để nền nông nghiệp Việt Nam có thể tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai, sự ra đời của những chính sách, thể chế trong nông nghiệp là vô cùng cấp thiết. Ảnh: Phạm Hiếu.

Yêu cầu cấp thiết

Phát huy lợi thế tự nhiên, trong hơn 30 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam luôn duy trì ở mức tăng trưởng trung bình khoảng 3,5%/năm, cao ở khu vực châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, ngành nông nghiệp đã phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Chuỗi số liệu tăng trưởng GDP, tỷ lệ tăng sản phẩm nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu nông sản từ những năm đầu đổi mới đến nay cho thấy, nông nghiệp đã trở thành “bệ đỡ” của nền kinh tế trước biến động khó lường của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều ngành hàng nông sản của Việt Nam hiện vẫn còn dựa vào lao động giản đơn; quy mô sản xuất nhỏ với lợi thế so sánh thấp; xuất khẩu ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp và lợi ích thu được không cao.

Bên cạnh đó, Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong khu vực chịu tác động lớn của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển sản xuất nông nghiệp hàm chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững… Tình trạng mưa đá ở phía Bắc; hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL; khô hạn gay gắt ở các tỉnh Tây Nguyên… đã tác động tiêu cực tới năng suất, sản lượng một số ngành hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như lúa gạo, trái cây, cà phê, hồ tiêu, cao su…

Theo TS Nguyễn Anh Trụ, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh [Học viện Nông nghiệp Việt Nam], để nền nông nghiệp nước nhà có thể tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai, sự ra đời của những chính sách, thể chế trong nông nghiệp là vô cùng cấp thiết.

Cụ thể, cần phải có những chính sách hỗ trợ quy hoạch và quản lý sử dụng đất nông nghiệp để bảo vệ nông dân; ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản; thu hút đầu tư nước ngoài [FDI] vào phát triển nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững; tăng trưởng nông nghiệp toàn diện gắn với bảo đảm công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân; tăng trưởng nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường bền vững; nâng cao trình độ chuyên môn và sự hiểu biết thị trường cho người lao động.

Nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trên cả 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Nếu không có những giải pháp ngăn chặn, nguy cơ đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp là rất lớn, qua đó làm mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai và lại đẩy người nông dân về cuộc sống đói nghèo.

Rất thiếu những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, việc tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là một bước đi đúng.

Thứ trưởng cho rằng, từ trước đến nay, những chính sách trong nông nghiệp chủ yếu là về nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ cho nông nghiệp và cả chính sách về giống. Tuy nhiên chính sách xoay quanh việc hỗ trợ trực tiếp cho công tác sản xuất nông nghiệp và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp còn thiếu rất nhiều và rất cần được nghiên cứu thêm.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng các chính sách xoay quanh việc hỗ trợ trực tiếp cho công tác sản xuất nông nghiệp và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp còn thiếu rất nhiều và rất cần được nghiên cứu thêm. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Ví dụ, ngay khi xác định được các loài cây trồng chủ lực như lúa, chúng ta đã cơ cấu, xây dựng 1 triệu ha diện tích trồng lúa phục vụ xuất khẩu. Thế nhưng các chính sách hỗ trợ cho 1 triệu ha trồng lúa này còn rất mờ nhạt. Tương tự là vấn đề chính sách cho cây rau quả cũng như vấn đề chính sách hỗ trợ HTX trực tiếp sản xuất giống. Rất nhiều chính sách cần phải tập trung để hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy thương mại cho nông nghiệp”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu thực trạng.

Theo lãnh đạo Bộ NN-PTNT, hiện nay ngành nông nghiệp đang tồn tại 2 vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Thứ nhất là việc tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng nông sản. Đây là vấn đề cần tiếp tục được tổng kết, đẩy mạnh và có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ liên kết.

Vấn đề thứ hai, để có thể đảm bảo liên kết ngành hàng, điểm mấu chốt là xây dựng được các vùng nguyên liệu. Thực tế hiện nay cho thấy, số lượng các nhà máy chế biến rất nhiều, có thể hoạt động liên tục thế nhưng lại thiếu hụt nguồn nguyên liệu.

“Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được các vùng nguyên liệu quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn, chất lượng và năng suất. Tôi đồng ý với các ý kiến đã được nêu ra: Cần phải nghiên cứu để cho ra đời những chính sách mở rộng sản xuất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Qua đó có thể hoàn thiện và xây dựng những cách đồng lớn, những vùng nguyên liệu lớn”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đưa ra quan điểm.

Qua thực tiễn chỉ đạo triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết thêm, hiện nay có nhiều vấn đề tại khu vực nông thôn đang được đặt ra.

Cụ thể đó là việc quản lý sản xuất nông nghiệp đối với cấp xã, cấp huyện. Trên thực tế, đó là hàng ngàn hecta sản xuất lúa, hàng ngàn hecta trồng rau củ quả. Việc có những cơ chế, chính sách để quản lý, đầu tư một cách hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm.

“Ngoài ra, ở khu vực thành thị, việc xây dựng nhà cần phải được cấp phép, nhưng tại khu vực nông thôn thì không cần xin phép. Vừa qua đã xảy ra tình trạng cấp trái phép xây dựng tại nông thôn. Có rất nhiều vấn đề ở khu vực nông thôn đòi hỏi những chính sách cơ chế quản lý một cách kĩ lưỡng”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Song song đó là vấn đề quản lý môi trường ở nông thôn. Theo Thứ trưởng, thực trạng hiện nay có nhiều doanh nghiệp không tham gia hoạt động trong khu công nghiệp mà muốn về những vùng sâu vùng xa để mở nhà máy chế biến, sản xuất. Từ đó, ảnh hưởng lớn nhất tác động đến khu vực nông thôn chính là ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, việc quản lý sinh hoạt cộng đồng nông thôn để có thể phát huy vai trò của các mô hình truyền thống cũng có rất nhiều vấn đề.

“Đối với quản lý đô thị đã có Nghị định riêng, nhưng liên quan đến khu vực nông thôn chỉ có Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong khi Chương trình chỉ là về vấn đề xây dựng còn vấn đề quản lý các công trình nông thôn mới như thế nào thì cần thiết phải có những cơ chế pháp lý rõ ràng”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định.

Video liên quan

Chủ Đề