Tại sao giun đất là bạn của nhà nông

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2022
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: hoặc

Vì sao nói “ Giun đất là bạn của nhà nông”?


Giun đất thường được gọi bằng những cái tên thân thương như “bạn của thực vật”, “bạn của nhà nông”. Vậy vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? Hãy cùng GiaiNgo đi tìm câu trả lời!

Trong môi trường tự nhiên có rất nhiều loại sinh vật có lợi cho con người và cây trồng. Một trong số đó phải kể đến giun đất. Nó có vai trò to lớn trong đời sống con người và sản xuất nông nghiệp.

Vậy vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? Mời độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của GiaiNgo!

Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? Vai trò của loài giun đất

Nói giun đất là bạn của nhà nông là bởi vì giun đất đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình di chuyển và đào hang, giun đất đã làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất. Cơ thể giun đất tiết ra chất nhầy làm mềm đất. Phân của giun đất là phân sạch, cung cấp dinh dưỡng cho thực vật và có cấu trúc hạt tròn càng làm tăng thêm độ thoáng khí và tơi xốp cho đất.

Giun đất kích thích sự hoạt động của vi sinh vật. Vi sinh vật sẽ thúc đẩy sự tái tạo dinh dưỡng từ chất hữu cơ và có thể chuyển chúng dưới dạng phân bón cho cây trồng hấp thụ ngay. Việc giun đất làm thoáng khí cũng một phần giúp cho vi sinh vật phát triển mạnh và tạo ra môi trường đất phù hợp với cây trồng.

Giun đất còn được làm thức ăn cho các loại gia súc và gia cầm. Cho nên, đang có chương trình kinh tế nuôi giun đất vì mang lại rất nhiều lợi ích cho người nông dân.

Chúng còn điều tiết sự phát triển của nấm mốc, sâu bệnh. Giun có khả năng tiêu diệt nấm mốc, các vi sinh vật có hại vì khi giun ăn lá cây thì đã tiêu hóa luôn sâu bệnh hại.

Có thể nói, giun đất có vô vàn lợi ích đối với cây cối, thực vật. Chính vì thế, giun đất được coi là bạn của nhà nông.

Vai trò của giun đất:

  • Giun đất có thể làm tơi xốp cho đất, tăng độ phì nhiêu đất, giúp giữ nước trong đất tốt hơn.
  • Giun đất tạo cách khoảng không trong đất giúp rễ cây có thể tiếp xúc được với nhiều oxi.
  • Chất thải từ giun đất là một loại phân bón tự nhiên rất tốt cho cây trồng.
  • Giun đất giúp cải tạo môi trường đất rất tốt. Các vùng đất bị tha hóa, ít dưỡng chất có thể được cải tạo nhờ giun đất.
  • Phân của giun đất có thể giúp cây trồng tránh được một số loại sâu bọ có hại.
  • Giun đất là nguồn thức ăn của một số loại động vật khác.
  • Giun đất có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh của con người.

Giải thích câu nói “Giun đất là chiếc cày sống của nhà nông”

Câu nói “Giun đất là chiếc cày sống của nhà nông” mang ý nghĩa về vai trò quan trọng của giun đất là làm tơi xốp đất, tăng cường độ phì nhiêu cho đất. Trong quá trình đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi xốp hơn, tăng độ phì nhiêu cho đất. Không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều oxi hơn để cây hô hấp.

Phân của giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dễ tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển đổi môi trường đất từ chua hoặc kiềm về môi trường trung tính, thích hợp cho cây trồng.

Ngoài ra, chúng còn đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất. Các hoạt động trên của vi sinh vật góp phần làm tăng năng suất cây trồng.

Giun đất ăn gì?

Giun đất ăn nhiều loại vật chất. Chúng được mô tả là loài ăn tạp khi ăn cả thực vật và động vật. Tuy nhiên, thức ăn chủ yếu của chúng là vụn thực vật và mùn đất.

Theo nghiên cứu, giun đất ăn thực vật và động vật đang phân hủy. Chúng ăn các vi sinh vật nhỏ và các chất hữu cơ phân hủy từ lá, cỏ và xác chết động vật. Một số loài còn ăn nấm, tảo và vi khuẩn.

Chúng ta cần làm gì để bảo vệ giun đất?

Để bảo vệ giun đất, chúng ta cần:

Bảo vệ môi trường đất

Giun đất thường không sống trong môi trường đất chua [độ pH dưới 4,5]. Vì thế, chúng ta có thể sử dụng chất cải tạo đất để đưa môi trường đất về trung tính, giúp cho giun đất phát triển. Giun đất phát triển mạnh mẽ nhất trong môi trường đất có độ pH từ 4,1 đến 6,7.

Cần cấp ẩm cho đất vì giun đất thường sống trong môi trường ẩm thấp. Cơ thể của chúng luôn tiết ra một lượng chất nhầy nên luôn cần nước để giữ cân bằng trong cơ thế. Cho nên, vào những đợt khô hạn, giun đất sẽ di chuyển vào sâu trong lòng đất, “ngủ đông” và chờ đến khi hết khô hạn chúng lại tiếp tục công việc của mình.

Ngoài ra, nên cày xới, tăng độ xốp cho đất để giun đất dễ bề di chuyển. Nếu đất nén quá chặt thì giun khó mà di chuyển như khi đất ẩm, thoáng khí.

Trồng nhiều cây bụi thấp

Giun đất cũng cần không khí, không gian và nhiệt độ phù hợp thì mới có thể sinh trưởng tốt được. Nhiệt độ đủ ấm sẽ giúp giun đất khỏe mạnh và phát triển nhanh.

Chính vì thế, chúng ta có thể trồng những cây bụi thấp hay thảm cỏ nền. Mục đích là để cung cấp thức ăn cho giun, đồng thời tạo một lớp màng ngoài để bảo vệ chúng.

Thoát nước cho đất, tránh tình trạng ngập úng

Tránh tình trạng ngập úng đất vì khi đó giun có thể bị chết hoặc bỏ đi nơi khác. Cần đảm bảo đất trồng luôn khô thoáng, sạch sẽ và có hệ thống thoát nước đầy đủ.

Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu

Tất cả các loài động vật và vi sinh vật dưới đất đều chịu tác động của thuốc trừ sâu vì thuốc làm các loài động vật chết hết, kể cả giun đất. Cho nên, chúng ta cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.

Thay vào đó, có thể sử dụng thuốc sinh học. Loại này vừa không gây hại đến giun đất và các vi sinh vật dưới đất, vừa đảm bảo sức khỏe cho con người.

Không giết hại giun đất một cách vô tổ chức

Giun đất là thức ăn của nhiều loại vật nuôi. Tuy nhiên, không nên bắt hoặc giết hại giun đất một cách vô tổ chức. Điều đó sẽ dẫn đến việc giun đất tồn tại với số lượng ít, làm mất cân bằng hệ sinh thái trong đất.

Như vậy, các bạn đã giải thích được vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông. Ngoài ra, chúng ta cũng biết thêm được vai trò to lớn của loại động vật bé nhỏ này. Đừng quên theo dõi GiaiNgo để có thêm nhiều kiến thức hay nhé!

Bài 22.24 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Tại sao nói giun đất là người bạn của nhà nông?

Nói giun đất là bạn của nhà nông vì trong quá trình đào hang, giun đất làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất; tiết chất nhầy làm mềm đất; phân giun có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng dộ tơi xốp và thoáng khí.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

  • Bài 22.1 trang 56 sách bài tập KHTN 6: Đặc điểm giống nhau giữa động vật và thực vật là ...

  • Bài 22.2 trang 56 sách bài tập KHTN 6: Động vật khác thực vật ở những điểm nào dưới đây ...

  • Bài 22.3 trang 56 sách bài tập KHTN 6: Đặc điểm nào dưới đây là của ngành Ruột khoang ...

  • Bài 22.4 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Môi trường sống của đa số ruột khoang là ...

  • Bài 22.5 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Ngành Ruột khoang gồm nhóm các đại diện nào dưới đây? ...

  • Bài 22.6 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Thủy tức có hình dạng là ...

  • Bài 22.7 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng nào dưới đây ...

  • Bài 22.8 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Ruột khoang dinh dưỡng theo hình thức nào dưới đây ...

  • Bài 22.9 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Trong các động vật ruột khoang dưới đây, loài nào sống ở nước ngọt ...

  • Bài 22.10 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Trong các loài ruột khoang dưới đây, loài nào tạo cảnh quan ...

  • Bài 22.11 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Đại diện ruột khoang nào dưới đây có cơ thể hình dù ...

  • Bài 22.12 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Vì sao nhiều loài cá, tôm, cua, trai, ốc ...

  • Bài 22.13 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Đặc điểm nào dưới đây không phải của các ngành giun ...

  • Bài 22.14 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Giun dẹp có các đặc điểm là ...

  • Bài 22.15 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Giun tròn có các đặc điểm nào dưới đây ...

  • Bài 22.16 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Giun đốt có các đặc điểm nào dưới đây ...

  • Bài 22.17 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Giun đũa thường kí sinh ở vị trí nào trên cơ thể người ...

  • Bài 22.18 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Cơ thể giun đũa có dạng ...

  • Bài 22.19 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Vì sao mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun đất ...

  • Bài 22.20 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Hãy nối tên ngành Giun với tên đại diện ngành ...

  • Bài 22.21 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Hãy nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ...

  • Bài 22.22 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Ở nước ta, qua điều tra cho thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa ...

  • Bài 22.23 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Vì sao rửa sạch rau sống lại có thể phòng trừ được bệnh ...

  • Bài 22.25 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Thân mềm có những đặc điểm chung nào dưới đây ...

  • Bài 22.26 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Thân mềm đa dạng về những đặc điểm nào dưới đây ...

  • Bài 22.27 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Mực khác bạch tuộc ở đặc điểm nào dưới đây ...

  • Bài 22.28 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Con sò khác con mực ở đặc điểm nào dưới đây ...

  • Bài 22.29 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Con ốc sên có đặc điểm nào dưới đây ...

  • Bài 22.30 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Đại diện thân mềm nào dưới đây sống trên cạn ...

  • Bài 22.31 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Đại diện thân mềm nào dưới đây có giá trị xuất khẩu cao ...

  • Bài 22.32 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Đại diện thân mềm nào dưới đây gây hại cho cây trồng ...

  • Bài 22.33 trang 60 sách bài tập KHTN 6: Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau ...

  • Bài 22.34 trang 60 sách bài tập KHTN 6: Ở các chợ địa phương em có các loài thân mềm nào ...

  • Bài 22.35 trang 60 sách bài tập KHTN 6: Ốc sên và ốc bươu vàng là những loài gây hại cho cây trồng ...

  • Bài 22.36 trang 60 sách bài tập KHTN 6: Những đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của ngành chân khớp ...

  • Bài 22.37 trang 60 sách bài tập KHTN 6: Tôm và cua đều được xếp vào động vật ngành chân khớp vì ...

  • Bài 22.38 trang 60 sách bài tập KHTN 6: Châu chấu khác nhện ở đặc điểm nào dưới đây? ...

  • Bài 22.39 trang 60 sách bài tập KHTN 6: Những đại diện nào dưới đây thuộc ngành Chân khớp ...

  • Bài 22.40 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Động vật chân khớp nào dưới đây có ích trong việc thụ phấn cho ...

  • Bài 22.41 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Động vật chân khớp nào dưới đây là vật lây truyền bệnh nguy hiểm ...

  • Bài 22.42 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Động vật chân khớp nào dưới đây phá hoại mùa màng ...

  • Bài 22.43 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Để bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng phải tiêu diệt ...

  • Bài 22.44 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Chân khớp không có đặc điểm nào dưới đây ...

  • Bài 22.45 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Kể tên một số động vật ngành chân khớp có ở địa phương em ...

  • Bài 22.46 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Nêu một số biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn ...

  • Bài 22.47 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Lập bảng về các ngành động vật không sống theo mẫu sau ...

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 hay nhất, chi tiết dựa trên hình ảnh bộ sách Cánh diều [NXB Đại học Sư phạm]. Bản quyền lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề