Hướng dẫn trade coin cơ bản

Như chúng ta đã biết thì diễn biến thị trường tiền điện tử chưa bao giờ dễ đoán. Có thể trong ngày hôm nay giá một loại coin nào đó giảm đến cả chục phần trăm nhưng ngày hôm sau lại bật tăng trở lại, thậm chí còn tăng cực mạnh. trade coin tưởng chừng như dễ nhưng nhiều lúc lại không phải vậy. Khi chúng ta là người mới tham gia thị trường, muốn tìm hiểu cách trade coin hiệu quả thì cần phải biết những gì? Hôm nay hãy cùng Money 24h tìm hiểu về Trade coin là gì? và những gì liên quan về Trade coin nhé!

>>> Xem thêm: 

Trade coin là gì? 

Nếu thị trường ngoại hối có trade forex thì thị trường tiền mã hóa cũng có các sàn tương tự để nhà đầu tư trade coin. Trade coin là gì? Được hiểu đơn giản là hoạt động mua đi bán lại các loại tiền điện tử trên thị trường Crypto. Nhằm thu về mức lợi nhuận chênh lệch từ hoạt động giao dịch. Coin ở đây là những đồng tiền điện tử như: Bitcoin, Etherum,...

Khái niệm Trade coin xuất hiện khi tiền mã hóa bắt đầu phổ biến trên khắp các quốc gia trên thế giới, một số đồng giá coin nổi bật như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Ripple (XRP coin),... mang lại không ít lợi nhuận cho các nhà đầu tư từ sớm. Trade coin cũng có thể được xem như một hình thức đầu tư lướt sóng với hình thức mua bán coin trên các sàn giao dịch để kiếm lời, nhà đầu tư mua khi họ nghĩ trong tương lai coin đó sẽ tăng giá và bán lại khi nghĩ trong tương lai đồng coin đó sẽ giảm. Nhưng khác với Hold coin (hình thức đầu tư dài hạn từ vài tháng đến vài năm) thì trade coin sẽ diễn ra trong ngắn hạn, có thể là trong ngày, trong một vài tiếng hay thậm chí là vài phút. Những người tham gia hoạt động mua bán trade coin này sẽ được gọi là “Trader“.

Hướng dẫn trade coin cơ bản
Trade coin là gì?

Việc trade coin không đơn thuần chỉ là mua hay bán mà quan trọng nhất là làm sao để nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định chính xác và hiệu quả khi giao dịch. Nhiều người cho rằng trade coin hay trade forex cũng giống như một ván bài nhưng có người thành công rực rỡ, có người thất bại thảm hại. Người thành công là những người xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư rõ ràng bằng các kiến thức về tài chính, về thị trường tiền mã hóa và học cách nhận định, phân tích riêng của bản thân qua quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Ngược lại, những kẻ thất bại thảm hại chỉ đơn giản xem trade coin là một ván cá cược hên xui may rủi.

Các thuật ngữ cơ bản trong Trade coin là gì?

Khi tham gia vào bất kỳ một thị trường hay lĩnh vực mới nào, các bạn cũng đều được tiếp cận những kiến thức riêng của từng thị trường hay lĩnh vực đó. Việc nghiên cứu tất cả những kiến thức cần thiết để có thể trade coin thành thạo không phải ngày một ngày hai mà là cả quá trình lâu dài.

Hướng dẫn trade coin cơ bản
Các thuật ngữ trong trade coin là gì?

Nhưng mà để bắt đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả thì các Newbie cần nắm một số thuật ngữ cơ bản sau:

Nhóm 1

  • Bitcoin: là một loại tiền mã hóa mà ai cũng biết khi tham gia vào thị trường này. Bitcoin có ký hiệu là BTC, một số sàn có ký hiệu là XBT, đây là loại coin đang có vốn hóa thị trường lớn nhất hiện nay.
  • Altcoin: là tên gọi chung của tất cả các loại tiền mã hóa khác Bitcoin. Một số Altcoin phổ biến như Ethereum, Litecoin, Dash, Bitcoin Cash, Ripple…
  • Token: là các loại tiền điện tử được phát triển dựa trên nền tảng blockchain của các loại coin cơ bản, thường là Bitcoin hoặc Ethereum. Một số loại token như USDT, USDC, PAX, TUSD…
  • Fiat: tiền pháp định, là tiền tệ của một quốc gia, do chính phủ phát hành và đảm bảo như USD, VND, EUR, GBP, AUD, JPY…

Nhóm 2

  1. Whales: cá mập, là các tổ chức lớn có khả năng thao túng thị trường, một lệnh mua hoặc bán của họ cũng làm biến động đến giá của các loại coin.
  2. Hold: mua và nắm giữ một loại coin nào đó trong thời gian dài
  3. Margin: là trade coin có sử dụng đòn bẩy. Sàn sẽ cho các bạn vay một khoản tiền để giao dịch với khối lượng lớn hơn so với số tiền mà bạn hiện có. Nhiệm vụ của bạn là hoàn trả số tiền vay mượn và lãi suất cho sàn.
  4. Order book: sổ lệnh: là nơi thống kế tất cả các lệnh mua và bán cùng với mức giá và khối lượng của tất cả các trader đang giao dịch trên thị trường.
  5. Match: khớp lệnh, khi một lệnh mua và bán trên sổ lệnh có cùng mức giá thì lệnh sẽ được khớp, tức là được thực hiện.

Nhóm 3

  • Stop loss: dừng lỗ, là vị trí mà khi thị trường đi ngược hướng dự đoán, chạm vào vị trí đó thì lệnh sẽ tự động được đóng lại, stop loss thể hiện mức lỗ tối đa của lệnh mà trader có thể chấp nhận được.
  • Take profit: chốt lời, là vị trí mà khi thị trường đi đúng hướng dự đoán và chạm vào vị trí đó thì lệnh sẽ tự động được đóng lại, take profit thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của trader khi thực hiện giao dịch.
  • Hỗ trợ: là ngưỡng giá/vùng giá mà khi thị trường đi xuống và chạm vào đó thì quay đầu đi lên.
  • Kháng cự: là ngưỡng giá/vùng giá mà khi thị trường đi lên và chạm vào đó thì quay đầu đi xuống.
  • Volume: Khối lượng giao dịch của đồng coin đó trong một phiên giao dịch, thương sẽ tính trong 24 giờ.
  • Bullish: chỉ thị trường tăng giá
  • Bearish: thị trường giảm giá
  • Low: Giá thấp nhất trong phiên giao dịch (thông thường là 24h).
  • High: Giá cao nhất trong phiên giao dịch (thông thường là 24h).
  • Last price: Giá được đặt mua hoặc bán gần nhất.
  • Pump: giá tăng mạnh
  • Dump: giá giảm mạnh
  • Long: Là khi một trader vay tiền sàn để mua coin liên tục với hi vọng giá sẽ còn cao hơn nữa. (Dùng trong margin, khi giá coin cao hơn bạn chỉ phải trả giá lúc bạn vay tiền).
  • Short: Là khi một trader bán coin với hi vọng coin sẽ xuống thấp hơn để mua lại. (Dùng trong margin, khi giá xuống bạn vẫn còn dư ra một khoản sau khi đã trả nợ cho sàn).

Các bước Trade coin cơ bản cho người mới

Bước 1: Tạo tài khoản trên các sàn tiền mã hóa.

Tạo tài khoản trên các sàn giao dịch tiền mã hóa là bước đầu tiên để bạn thực hiện mua bán tiền mã hóa. Binance, Coinbase, Huobi là hiện đang là những sàn giao dịch tiền mã hóa tốt nhất trên thị trường. Tất cả 3 tùy chọn này đều cung cấp giao diện người dùng đơn giản và nhiều loại coin, token để bạn lựa chọn.

Để tạo tài khoản, bạn sẽ cần cung cấp cho các sàn tiền mã hóa thông tin nhận dạng cá nhân, tương tự như việc mở tài khoản với công ty môi giới chứng khoán. Một số thông tin phổ biến bạn cần cung cấp khi thiết lập tài khoản của mình bao gồm số CCCD/CMND, địa chỉ, ngày sinh và địa chỉ email.

Bước 2: Nạp tiền vào tài khoản của bạn.

Sau khi bạn đã đăng ký tài khoản ở một sàn giao dịch, bạn sẽ cần kết nối tài khoản với ngân hàng của mình. Hầu hết các sàn giao dịch sẽ cung cấp tài trợ ngân hàng thông qua thẻ ghi nợ và chuyển khoản ngân hàng. Chuyển khoản ngân hàng thường là lựa chọn phù hợp nhất để nạp tiền vào tài khoản của bạn.

>>> Xem thêm: Fibonacci là gì? Cách vẽ Fibonacci chính xác trên Trading View để Trade Coin hiệu quả

Hướng dẫn trade coin cơ bản
Các bước trade coin cho người mới bắt đầu

Bước 3: Chọn một loại tiền mã hóa để đầu tư.

Hầu hết các nhà giao dịch tiền mã hóa thường phân bổ phần lớn vốn của họ vào Bitcoin và Ethereum. Các loại tiền mã hóa này có độ thanh khoản cao hơn so với các loại tiền mã hóa khác, do đó, giao dịch có thể được thực hiện dễ dàng hơn.

Mặt khác, một số nhà giao dịch tiền mã hóa phân bổ một phần vốn của họ cho các loại coin ít nổi tiếng hơn. Mặc dù loại tiền mã hóa có vốn hóa thị trường từ trung bình đến nhỏ có rủi ro cao hơn so với tiền mã hóa vốn hóa thị trường lớn, nhưng chúng mang lại tiềm năng tăng giá cao hơn. Nhiều đồng coin đã tăng hơn 1000% chỉ trong vài tháng, khiến chúng trở thành khoản đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro.

Bước 4: Lựa chọn chiến lược.

Có rất nhiều chỉ số trên sàn giao dịch để bạn đánh giá và hầu hết các nhà giao dịch đều cân nhắc nhiều yếu tố khi mua và bán tiền điện tử. Bạn nên lựa chọn cho mình một chiến lược đầu tư phù hợp và tuân thủ chặt chẽ chiến lược đã đề ra. Nếu bạn là một nhà đầu tư có kinh nghiệm và đã có một số chiến lược áp dụng để giao dịch cổ phiếu, những chiến lược giao dịch cổ phiếu đó cũng sẽ áp dụng được khi đầu tư tiền mã hóa. Một chiến lược đầu tư cá nhân mà nhiều nhà đầu tư sử dụng là Lý thuyết sóng Elliott. Lý thuyết sóng Elliott tập trung vào tâm lý đằng sau tâm lý thị trường, vì vậy nó hoạt động đặc biệt tốt đối với các tài sản đầu cơ như tiền mã hóa.

Bước 5: Lưu trữ tiền mã hóa của bạn.

Khi bạn đã đầu tư thành công một loại tiền mã hóa, bạn sẽ cần một nơi để lưu trữ chúng. Ví tiền điện tử hiện nay có dạng ví nóng (ví phần mềm) hoặc ví lạnh (Ví phần cứng). Cả hai đều an toàn, nhưng ví lạnh sẽ cung cấp mức độ bảo mật tốt nhất, vì chúng lưu trữ tiền mã của bạn trên một thiết bị vật lý, ngoại tuyến.

Chúng ta nên trade loại coin nào?

Dựa theo vốn hóa thị trường thì tiền điện tử được chia thành 3 loại: coin top, coin tiềm năng và coin rác.

Coin top

Là các loại tiền điện tử có giá trị vốn hóa thị trường lớn, luôn nằm trong top 10 hoặc 20 theo xếp hạng của coinmarketcap.

Các loại coin/token này có biến động giá nhỏ, rất khó bị cá mập thao túng giá nên rủi ro khi trade coin loại này cũng sẽ thấp hơn.

Nhưng mà, vì biến động không nhiều nên khả năng kiếm lời từ chênh lệch giá là không cao, đặc biệt là đối với các giao dịch ngắn hạn.

Coin tiềm năng

Là các loại tiền điện tử có giá trị vốn hóa trung bình, biến động thất thường, có thể một bước lên coin top hoặc một bước xuống coin rác.

Coin rác

  • Là các loại tiền điện tử có giá trị vốn hóa thấp nhất trong bảng xếp hạng, thường là các token của những dự án ICO (ICO là gì)mới phát hành.
  • Mặc dù có giá trị thấp nhưng một khi có “cơ hội” là nó sẽ tăng giá lên rất rất nhiều lần, cơ hội để trader mang về lợi nhuận cao là vô cùng lớn.
  • Nhưng mà, coin rác là đối tượng yêu thích của cá mập, chúng có thể dễ dàng bị thao túng, nếu không đánh giá một cách chính xác thì rủi ro khi trade coin loại này là rất cao.

Những nhà đầu tư dài hạn, kỳ vọng về tiềm năng tăng trưởng của coin trong thời gian dài và có mức độ chấp nhận rủi ro thấp sẽ ưu tiên lựa chọn trade coin top. Ngược lại, đối với những trader mạo hiểm, họ lại cực kỳ ưa thích những loại coin tiềm năng hoặc coin rác.