Hôn nghi là gì

Đều là nghi thức đôi uyên ương ra mắt họ hàng nhưng ở miền Nam gọi là lễ đính hôn còn miền bắc gọi lễ ăn hỏi. Vậy ý nghĩa của lễ đính hôn có giống ăn hỏi hay không?

Trong phong tục cưới hỏi của người Việt, lễ ăn hỏi là nghi thức không thể thiếu. Ý nghĩa lễ ăn hỏi đánh dấu đôi bạn trẻ chính thức đính ước trở thành vị hôn phu trong tương lai. Dù ý nghĩa tương đồng nhưng ở miền Nam, nghi lễ truyền thống này lại được gọi với cái tên là lễ đính hỏi. Vậy ý nghĩa của lễ đính hỏi là gì? Có khác gì so với lễ ăn hỏi miền Bắc hay không? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của lễ đính hôn là gì?

Có thể nói nôm na lễ đính hôn (hay còn gọi là đám hỏi) là một thông báo chính thức về việc hứa gả cưới cô dâu chú rể giữa hai họ với nhau. Đây được xem là bước đệm đặc biệt để tiến tới lễ cưới chính thức nên có khá nhiều nghi thức quan trọng. Các cặp đôi nên tìm hiểu thật kỹ và có sự chuẩn bị tươm tất.

Hôn nghi là gì
Lễ đính hôn như một thông báo chính thức về việc hứa gả cưới cô dâu chú rể giữa hai họ với nhau

Nghi thức này có giống với lễ ăn hỏi hay không?

Nhiều người thắc mắc lễ đính hôn có giống nghi thức lễ ăn hỏi hay không? Cả hai lễ ăn hỏi và đính hôn đều là nghi thức cưới hỏi ở Việt Nam. Nghi lễ này đều mang ý nghĩa đánh dấu đôi trẻ được đính ước, trở thành vợ chồng trong tương lai.

Cả hai nghi thức này đều được thực hiện trước đám cưới, để hai gia đình hai bên gặp mặt nhau, trao lễ vật và tiền dẫn cưới. Chỉ khác nhau duy nhất ở một điểm là tên gọi vùng miền. Người miền Bắc gọi là lễ ăn hỏi còn miền Nam gọi là lễ đính hôn.

Về hình thức, ngày đính hôn ở miền Nam được tổ chức theo hình thức thân mật. Đây là dịp để gia đình hai bên có một buổi tiệc vui hơn, ấm cúng với nhau hơn là nghi thức cưới. Vì vậy ý nghĩa lễ đám hỏi không xem trong nghi thức.

Hôn nghi là gì
Lễ đính hôn người miền Nam có nghi thức tương tự như lễ ăn hỏi miền Bắc

Buổi lễ đính hôn được chia thành nhiều phần: Phần đầu là đón khách, phần tiếp theo là nghi lễ đơn giản, cuối cùng là nhà gái mời nhà trai bữa cơm thân mật. Nhiều gia đình gọi đây giống như tiệc cưới từ phía nhà gái nên được tổ chức khá hoành tráng và long trọng.

Ở miền Bắc coi trọng nghi lễ truyền thống của ông bà xưa nên lễ ăn hỏi diễn ra trong không khí trang nghiêm hơn.

Chuẩn bị lễ vật gì trong ngày đính hôn?

Không chỉ quan tâm tới ý nghĩa đám hỏi, cô dâu chú rể tương lai cần phải đặc biệt quan tâm tới lễ vật trong ngày lễ này. Ngoài những lễ vật truyền thống: Mâm trầu cau, trà rượu, nhà trai còn phải chuẩn bị thêm trái cây, bánh kẹo để làm phong phú thêm cho dàn sính lễ của mình.

Bánh kẹo thường được chuẩn bị trong ngày lễ đính hôn là bánh phu thê, bánh hồng, bánh cốm, bánh đậu xanh, mứt sen Với những gia đình sang trọng hơn có thể chuẩn bị thêm heo sữa quay, mâm xôi Những lễ vật này thường được chuẩn bị theo số chẵn.

Hôn nghi là gì
Lễ vật trong lễ đính hôn được chuẩn bị kỹ lưỡng

Những nghi thức không thể thiếu trong ngày lễ đính hôn

Theo phong tục cưới hỏi của người Việt, nghi thức trong lễ dạm hỏi sẽ được thực hiện theo trình tự như sau:

Nghi thức chào hỏi và trao lễ vật

Khi chuẩn bị tới nhà gái, nhà trai xem lại trang phục, mâm quả và xếp đội hình. Riêng chủ hôn và phụ rể bưng khay trầu rượu vào nhà gái trước xem như vào làm lễăn hỏi.

Sau khi chấp nhận nhà gái sẽ vui vẻ mời nhà trai vào nhà, đặt mâm quả trước bàn thờ gia tiên. Hai gia đình ngồi mời trà, thăm hỏi và hai bên giới thiệu thành phần với nhau.

Tiếp theo đại diện nhà trai sẽ phát biểu vài câu ngắn gọn nói về lý do buổi tiệc và lễ vật ngày hôm nay. Đại diện nhà gái cũng đứng lên chấp nhận lễ vật sau đó nói lời cám ơn nhà trai.

Hôn nghi là gì
Sau khi nhà gái chấp nhận, nhà trai sẽ trao lễ vật cho nhà gái

Cô dâu ra mắt hai họ

Khi hai họ thực hiện nghi thức trao lễ vật, trao mâm quả, cô dâu mặc áo dài ngồi trong phòng đợi. Khi nghi thức trao lễ vật được thực hiện xong, nhà gái cho phép chú rể vào trong đón cô dâu dâu, cô dâu ra ngoài cuối đầu chào hai họ.

Thắp hương bàn thờ tổ tiên

Đây được xem là nghi lễ quan trọng trong ngày lễ đính hôn. Trước tiên nhà gái sẽ mang một vài vật phẩm từ mâm quả nhà trai dâng lên bàn thờgia tiên. Sau đó, chú rể đốt đèn cẩn thận chờ cho tim đèn cháy thật to và đều. Ngọn lửa này mang ý nghĩa của sự sống, niềm lạc quan và nó như sự gắn kết giữa hiện tại quá khứ, con cháu- tổ tiên.

Chú rể sẽ khấn vái hai họ, xá trước bàn thờgia tiên, đưa 2 ngọn đèn cho hai chủ hôn bên cắm lên bàn thờ. Cuối cùng đôi uyên ương thắp nhang bái lạy tổ tiên.

Hôn nghi là gì
Thắp hương bàn thờ tổ tiên là nghi thức không thể thiếu trong lễ đính hôn

Trao nữa trang cho cô dâu và tiền dẫn cưới nhà gái

Sau khi thực hiện nghi thức khấn vái ông bà tổ tiên, chú rể cô dâu đeo nhẫn cho nhau. Mẹ chú rể đeo nữ trang cho cô dâu.

Bên cạnh trang sức, nhà trai cũng trao cho nhà gái số tiền xem như thể hiện lòng biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu. Ngoài ra, số tiền đó còn thể hiện ý muốn chia sẻ kinh phí hôn sự với nhà gái.

Cô dâu chú rể sau đó rót trà mời hai bên gia đình. Nhà trai cũng thông báo ngày lành tháng tốt cho việc tổ chức đám cưới của cô dâu chú rể để hai bên gia đình thống nhất.

Nhà gái lại quả nhà trai

Thông thường, mâm quả của nhà trai, nhà gái sẽ lấy một phần, phần còn lại sẽ dùng để lại quả. Việc lại quả diễn ra sau khi nhà gái mời nhà trai dùng tiệc mặn xong, nhà trai xin phép nhà gái ra về.

Khi phân chia lễ vật, tuyệt đối không được dùng kéo cắt mà phải cắt bằng tay. Đồ lại phải là số chẵn, mâm quả nắp phải được để ngửa.

Mỗi miền có nét văn hóa và phong cách riêng, cô dâu chú rể trước khi thực hiện các lễ nghi trong cưới xin phải tìm hiểu thật kỹ cũng như khâu chuẩn bị để buổi lễ đính hôn cũng như những buổi lễ trong phong tục cưới hỏi được diễn ra suôn sẻ. Hy vọng với những thông tin mà Celeb Wedding chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu được ý nghĩa lễ đính hôn cũng như nắm được nhưng nghi thức trong buổi lễ này.

Tags: ý nghĩa đám hỏiý nghĩa lễ đám hỏi