Hoá đơn trực tiếp nhập fast accounting như thế nào năm 2024

Vấn đề: khi mua hàng/bán hàng thanh toán ngay, sẽ phát sinh 2 chứng từ (chứng từ mua hàng/bán hàng và chứng từ thanh toán). Để tránh hạch toán trùng liên quan đến tài khoản tiền trên cả 2 chứng từ, hệ thống cho phép khai báo không hạch toán trên chứng từ mua hàng/bán hàng thông qua tham số “Danh sách tài khoản khử trùng trong mua bán hàng hoá, vật tư”.

  • Giá trị ngầm định tại tham số này thông thường là: 111, 112 (hoặc có thể thêm Tk 141 nếu mua hàng thông qua tài khoản tạm ứng).
  • Khi nhập liệu các chứng từ mua hàng, bán hàng thanh toán ngay (thông qua tài khoản tiền hoặc tạm ứng). Nếu tài khoản thanh toán trùng với các tài khoản khai báo tại tham số này thì hệ thống sẽ không hạch toán các cặp định khoản liên quan đến các tài khoản này, người dùng cần phải nhập liệu bên chứng từ thanh toán (Giấy báo nợ, Giấy báo có, Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu thanh toán tạm ứng) để hạch toán.
  • Trường hợp không khai báo tại tham số này (để trắng) thì người dùng chỉ được phép nhập liệu tại chứng từ mua hàng, bán hàng mà không được nhập thêm ở các chứng từ thanh toán (vì nếu nhập ở cả 2 chứng từ thì các cặp định khoản liên quan đến tài khoản tiền/tạm ứng sẽ bị hạch toán trùng 2 lần).
  • Trường hợp muốn hạch toán trên cả 2 chứng từ thì phải hạch toán thông qua tài khoản công nợ hoặc tài khoản tiền đang chuyển.
  • Lưu ý:
  • 1. Chứng từ mua hàng/bán hàng phải được ưu tiên cập nhật để lên được sổ chi tiết vật tư cho từng mặt hàng.
  • 2. Các cặp định khoản được khử trùng trên chứng từ mua hàng là: ghi Nợ Tk 15_, 133/ ghi Có Tk 111, 112, 141.
  • 3. Các cặp định khoản được khử trùng trên chứng từ bán hàng là: ghi Nợ Tk 111, 112/ ghi Có Tk 511, 333. Riêng cặp định khoản giá vốn hàng bán (ghi Nợ Tk 632/ ghi Có Tk 15_) không bị ảnh hưởng, vẫn được hạch toán bình thường).
  • Danh sách các đầu tài khoản không có số dư: khai báo các đầu tài khoản không có số dư để hệ thống kiểm tra một số yêu cầu khi nhập liệu và lên báo cáo.
  • Danh sách các tài khoản công nợ phải thu\ phải trả: khai báo các tài khoản công nợ phải thu, phải trả để hệ thống kiểm tra một số yêu cầu khi nhập liệu và lên báo cáo. Lưu ý: tại Danh mục tài khoản, muốn tạo các tài khoản công nơ thì phải khai báo trước tại tham số này.
  • Kiểu đánh giá chênh lệch tỷ giá đối với số dư tài khoản công nợ
  • Kiểu đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ đối với tài khoản công nợ: ngầm định = Đánh giá số dư một bên (theo qui định hiện hành).
  • Tuỳ chọn Đánh giá số dư một bên: hệ thống chỉ đánh giá số dư bên Nợ hoặc bên Có trong cùng một đối tượng công nợ (tuỳ thuộc vào khai báo tài khoản đánh giá thuộc tham số Danh sách tài khoản công nợ đánh giá CLTG số dư bên Nợ hay Danh sách tài khoản công nợ đánh giá CLTG số dư bên Có).
  • Tuỳ chọn Đánh giá số dư hai bên: hệ thống luôn đánh giá theo số dư của đối tượng công nợ (không quan tâm số dư bên Nợ hay bên Có).
  • Tài khoản xác định kết quả kinh doanh
  • * Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: ngầm định = 911.
    • Khai báo này có tham gia tuỳ chọn xử lý khi khai báo cách lấy số liệu cho Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
  • Tài khoản chênh lệch giá hàng tồn kho
  • * Chương trình tự động tạo bút toán chênh lệch giá xuất hàng tồn kho theo tài khoản này (khi Tính giá trung bình tháng hoặc Tính giá trung bình di động theo ngày) nếu vật tư chưa được khai báo Tài khoản chênh lệch giá vốn trong Danh mục hàng hoá, vật tư.
    • Tiền chênh lệch phát sinh do vấn đề xử lý số lẻ, dẫn đến hiện tượng số lượng tồn = 0 nhưng tiền # 0.
  • Chuyển diễn giải trong phiếu kế toán vào sổ theo tài khoản đối ứng
  • * Khi nhập liệu Phiếu kế toán: hệ thống cho phép tuỳ chọn hiện Diễn giải theo tài khoản hay theo tài khoản đối ứng khi lên sổ sách kế toán.
    • Ví dụ về nhập liệu cho nghiệp vụ phát sinh sau:

Dòng ghi Nợ tài khoản 641: nhập Diễn giải = Chi phí lương phòng bán hàng

Dòng ghi Nợ tài khoản 642: nhập Diễn giải = Chi phí lương phòng quản lý

Dòng ghi Có tài khoản 334: nhập Diễn giải: Chi phí lương tháng 3

Kết quả lên báo cáo:

1. Nếu giá trị tham số là Không, khi lên các sổ chi tiết Tk 641, 642, 334: Diễn giải sẽ hiển thị giống như khi nhập liệu tương ứng cho từng tài khoản.

2. Nếu giá trị tham số là Có, khi lên sổ chi tiết Tk 641, 642: Diễn giải sẽ hiển thị là Chi phí lương tháng 3. Còn đối với sổ chi tiết Tk 334 sẽ hiển thị là Chi phí lương phòng bán hàng, Chi phí lương phòng quản lý tương ứng cho 2 dòng Tk đối ứng là 641 và 642.

  • Kiểu lãi suất đi vay, cho vay
  • * Cho phép khai báo Lãi suất theo năm hoặc theo tháng khi khai báo khế ước vay/cho vay trong Danh mục khế ước. Tuỳ chọn này sẽ ảnh hưởng đến công thức tính lãi khi lên báo cáo Bảng kê tính lãi chi tiết theo khế ước.
  • Theo dõi thanh toán trong phiếu kế toán, bù trừ công nợ
  • * Cho phép theo dõi các phát sinh ghi tăng công nợ phải thu/phải trả (trên Phiếu kế toán, Phiếu bù trừ công nợ) chi tiết theo từng chứng từ (tương tự như việc theo dõi công nợ chi tiết theo từng hoá đơn).
  • Theo dõi thanh toán chi tiết theo các hóa đơn khai báo trong phần thuế đầu vào
  • * Chọn Có nếu muốn nhập nhiều hoá đơn trên cùng 1 chứng từ nhập liệu (Hoá đơn mua hàng trong nước, Hoá đơn mua dịch vụ). Khi đó, hệ thống sẽ lấy thông tin các hoá đơn nhập tại thẻ cập nhật thuế GTGT đầu vào để theo dõi công nợ chi tiết theo chứng từ.
    • Chọn Không nếu muốn mỗi chứng từ nhập liệu như là 1 hoá đơn cần theo dõi công nợ chi tiết.
  • Tính thuế đối với các mặt hàng khuyến mãi
  • * Tham số này chỉ có tác dụng đối với các phiên bản cũ, phiên bản hiện tại được tuỳ chọn ngay trên màn hình nhập liệu Hoá đơn bán hàng.

Hoá đơn trực tiếp nhập fast accounting như thế nào năm 2024

  • Tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho hàng nhập khẩu
  • * Cho phép hiển thị thêm các thông tin thuế tiêu thụ đặc biệt trên màn hình nhập liệu Hoá đơn mua hàng nhập khẩu.
  • Vào chi tiết số dư khách hàng/ nhà cung cấp đầu năm tài chính
  • * Chọn Có nếu muốn nhập số dư công nợ đầu năm tài chính chi tiết theo từng khách hàng/nhà cung cấp (đối với năm đầu tiên sử dụng chương trình).
    • Chọn Không nếu chỉ muốn nhập số dư theo tài khoản.
    • Lưu ý:
    • 1. Tham số trên chỉ áp dụng trong trường hợp kỳ đầu tiên nhập liệu vào hệ thống khác với kỳ bắt đầu năm tài chính.
    • 2. Trường hợp chọn Không thì người dùng phải tự phân loại các đối tượng dư bên Nợ và dư bên Có để tổng hợp lên tài khoản trước khi nhập liệu vào chương trình.
  • Cập nhật thông tin in bảng kê trên hoá đơn
  • * Cho phép hiển thị thêm thông tin Số bảng kê, Ngày bảng kê trên màn hình nhập liệu hoá đơn bán hàng (thẻ Chứng từ gốc).
    • Lưu ý: tham số trên chỉ áp dụng trong trường hợp sử dụng hoá đơn tự in (hoá đơn giấy).
  • Hiển thị số lượng, đơn giá trên hóa đơn bán dịch vụ
  • * Cho phép hiển thị thêm các cột Đơn vị tính, Số lượng, Giá bán trên màn hình nhập liệu Hoá đơn bán dịch vụ.
  • Hiển thị số lượng, đơn giá trên hóa đơn mua dịch vụ
  • * Cho phép hiển thị thêm các cột Đơn vị tính, Số lượng, Giá trên màn hình nhập liệu Hoá đơn mua dịch vụ.
  • Mã tính chất thuế ngầm định
  • * Khai báo Mã tính chất thuế GTGT đầu vào ngầm định khi thêm mới các chứng từ có khai báo thuế GTGT đầu vào.
  • Mã thuế GTGT đầu vào ngầm định
  • * Khai báo Mã thuế ngầm định khi thêm mới các chứng từ có khai báo thuế GTGT đầu vào.
  • Mã thuế GTGT đầu ra ngầm định
  • * Khai báo Mã thuế ngầm định khi thêm mới các chứng từ có khai báo thuế GTGT đầu ra.
  • Ký hiệu mẫu số hóa đơn đầu vào ngầm định
  • * Khai báo Ký hiệu mẫu số hoá đơn GTGT đầu vào ngầm định tại các chứng từ có khai báo thuế GTGT đầu vào. Lưu ý: thông tin này không còn qui định khi lên Bảng kê thuế.
  • Ký hiệu mẫu số hóa đơn đầu ra ngầm định
  • * Khai báo Ký hiệu mẫu số hoá đơn GTGT đầu ra ngầm định tại các chứng từ có khai báo thuế GTGT đầu tra. Lưu ý: thông tin này không còn qui định khi lên Bảng kê thuế.
  • Kiểm tra trùng mã số thuế
  • * Cho phép kiểm tra trùng mã số thuế khi tạo mã khách trong Danh mục khách hàng/nhà cung cấp. Các tuỳ chọn xử lý bao gồm: không kiểm tra, kiểm tra và cảnh báo, kiểm tra và không cho lưu.
  • Kiểm tra trùng hóa đơn trên các phiếu có thuế giá trị gia tăng đầu vào
  • * Cho phép kiểm tra trùng thông tin hoá đơn GTGT đầu vào đã kê khai khi nhập liệu các chứng từ có thuế GTGT đầu vào.
  • Kiểm tra thuế trên bảng kê và ghi sổ
  • * Cho phép kiểm tra thông tin thuế GTGT đầu vào hạch toán ở thẻ Chi tiết và thẻ khai báo thuế khi cập nhật Phiếu kế toán, chứng từ bù trừ công nợ.

Hoá đơn trực tiếp nhập fast accounting như thế nào năm 2024

  • Kiểm tra mã số thuế
  • * Cho phép kiểm tra tính hợp lệ của mã số thuế khi khai báo khách hàng/nhà cung cấp và khi cập nhật chứng từ.
  • Gợi ý số chứng từ tiếp theo
  • * Cho phép gợi ý số chứng từ tiếp theo trong trường hợp số chứng từ hiện hành đã tồn tại trong hệ thống.
  • Phân bổ hoá đơn theo tài khoản công nợ
  • * Cho phép lọc các chứng từ thanh toán theo đúng tài khoản công nợ để phân bổ cho các hoá đơn phải thu/phải trả.
  • Ngày áp dụng Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quyết định số 1450/QĐ-TCT
  • * Khai báo ngày bắt đầu áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quyết định số 1450/QĐ-TCT.
    • Lưu ý: bắt buộc khai báo tham số này, vì theo qui định mới, hóa đơn điều chỉnh giảm phải thể hiện số âm (tức chương trình phải đảo dấu từ số dương khi nhập liệu thành số âm khi phát hành hóa đơn).
  • Hiển thị chiết khấu trên mẫu in hoá đơn
  • * Cho phép hiển thị chiết khấu thành 1 dòng riêng khi lên mẫu in hoá đơn GTGT.
  • Xử lý không thay đổi giá theo kho trong trường hợp thay đổi kho khi hóa đơn đã phát hành Chọn Có nếu muốn hệ thống không làm thay đổi Giá bán khi sửa Mã kho trên Hóa đơn bán hàng đã được phát hành hóa đơn điện tử.