Hệ thống thi pháp của văn học trung đại và văn học hiện đại

Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam- phần 1

Mời các em học sinh tham khảo thêm bài viết:

Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam phần 2

A. ĐẶC TRƯNG THI PHÁP: HỆ THỐNG ƯỚC LỆTHẨM MỸ CỔ ĐIỂN:

1. Ước lệ trong văn học nói chung:

a. Trong đời sống xã hội, ướclệ là một qui ước có tính cộng đồng. Ước lệ là một tín hiệu riêng của một cộngđồng khi cảm nhận thực tại, làm cho sự vật và hiện tượng hiện lên đúng vớichiều kích qui ước và đúng với cách hiểu của cả cộng đồng.

b. Văn học nghệ thuật mọithời, mọi dân tộc bao giờ cũng có tính ước lệ. Bởi lẽ, văn học không là phiênbản thu nhỏ của hiện thực đời sống, nhưng bắt nguồn từ mảnh đất thực tại, thanhlọc thực tại qua cái nhìn nghệ thuật của nhà văn, lăng kính thẩm mỹ của thờiđại. Có điều, ước lệ trong văn học là ước lệ thẩm mỹ có tính qui ước của các nhàvăn trong một thời đại, một dòng văn học nhất định.

Hệ thống thi pháp của văn học trung đại và văn học hiện đại

Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam- phần 1

2. Ước lệ trong văn học trung đại Việt Nam:

a. Ước lệ, một đặc trưng thipháp:

Văn học trung đại, ước lệ được nhà văn sử dụng triệt để, nghiêm túc và phổbiến. Các nhà văn bao giờ cũng cảm thụ và diễn đạt thế giới bằng hệ thống nghệthuật ước lệ. Ước lệ đã trở thành một đặc trưng thi pháp của văn học.

Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến và cảmquan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học.
b. Ước lệ bao gồmba tính chất:
Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ.
Tính sùng cổ.
Tính phi ngã.
b.1:Tính uyên bác và cách điệu hóa cao đô:
Khôngphải ngẫu nhiên văn học chính thống thời phong kiến được mênh danh là vănchương bác học (Văn học dân gian gọi là văn học bình dân). Gọi như thế, vănchương mang trong mình nó tính bác học. Người sáng tác phải bác học và ngườitiếp nhận cũng rất bác học. Bởi đây là loại văn chương phòng khách, trà dư tưủhậu.
Vănchưong chính thống thời phong kiến mang tính qui phạm từ góc độ sáng tác đếnthưởng thức. Giới văn học hẹp, chỉ quanh quẩn trong tầng lớp trí thức Hán họctài hoa, tao nhân mặc khách. Trường hợp Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là một thídụ tiêu biểu. Độc giả của Nguyễn Khuyến là Dương Khuê, nên khi bạn văn mất, nhàthơ như muốn gác bút:
Thơ muốn viết đắn đo chẳng viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa ?

Sáng táctrong môi trường ấy, tất nhiên uyên bác có ý nghĩa thẩm mỹ. Người sáng tác cũngnhư người tiếp nhận đều phải thông thuộc kính sử, điển cố, điển tích; phải cóvốn thi liệu, văn liệu phong phú học tập được từ những áng văn bất hủ của ngườixưa. Văn chương càng uyên bác càng có sức hấp dẫn lớn, có tính nghệ thuật cao.

Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngóai còn cười gió Đông

(Nguyễn Du)

Hay:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân gìau đủ khắp đòi phương.
(Nguyễn Trãi)
Vănchương của tao nhân mặc khách, nên có khuynh hướng lý tưởng hóa, văn chươnghóa, Các nhà văn thời ấy muốn tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng khác vớithế giới đời thường. Cho nên, thế giới nghệ thuật của các trang văn thời nàyluôn được các nhà văn cách điệu hóa cao độ. Hình tượng nghệ thuật càng cáchđiệu hóa càng đẹp.
Quan niệm này đã làm nấy sinh tháiđộ xem thường văn xuôi, trong thơ ca. Trong cái nhìn của các nhà văn và độc giảvăn học thời phong kiến, văn xuôi gần với đời sống thực tại, ít được cách điệuhóa; thơ mới là thứ ngôn ngữ giàu tính cách điệu. Con người trong văn chươngphải đẹp một cách lý tưởng: tóc mây, mày liễu, mặt hoa, tay tiên, gót sen, vóchạc, Cử chỉ, đi đứng, ăn nói tựa như đang sống trong thế giới của nghệ thuậtsân khấu:
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao
Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
(Nguyễn Du)
Tạo vật TN đi vào văn chươngcũng phải thật sang quý và đẹp như mai, cúc, tùng, bách, liễu,
Ngàn mai gió cuốn chim baymỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn

(Bà Huyện Thanh Quan)

Nhìnchung, văn chương thời ấy không chú ý tả thực. Tả thực nếu có, chỉ dùng chonhững nhân vật phản diện phàm tục như Mã giám sinh, Sở Khanh, Tú bà; Bùi Kiệm,Trịnh Hâm:
Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn chi cao lớn đẫy đà lám sao ?
(Nguyễn Du)
Con người Bùi Kiệm máu dê
Ngồi thề lê mặt như sề thịt trâu !
(Nguyễn Đình Chiểu)
Người ta quan niệm con người không hòan thiện, hòan mỹ bằng tạo hóa, không tàihoa bằng hóa công. Vì thế, những gì cần lý tưởng hóa đều phải được so sánh vớithiên nhiên, thiên nhiên trở thành chuẩn mực cho cái đẹp của con người. Connhững tiểu nhân chỉ có thể so sánh với xác của chúng, mới tả thực.
b.2: Tínhsùng cổ:
Do quan niệm thời gian phi tuyến tính,nên trong văn chương cổ của dân tộc ta, các nhà văn luôn có xu hướng tìm về quákhứ. Họ lấy quá khứ làm chuẩn mực cho cái đẹp, lẽ phải, đạo đức. Chân lý quákhứ là chân lý có sức sáng tỏa muôn đời. Vì thế, văn chương thường lấy tiền đềlà lý lẽ và kinh nghiệm của cổ nhân, của lịch sử xa xưa.
Văn học vì vậy mà đầy rẫy những điển tích, điển cố. Mẫumực của văn chương cũng như vậy. Thơ ca không ai có thể vượt qua những thithánh, thi thần như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,
Chính vìvậy, các nhà văn đời sau thường tập cổ vay mượn văn liệu, thi tứ, hình ảnhnghệ thuật của các nhà thơ, nhà văn đời trước mà không bị đanh giá là Đạovăn. Ngược lại, họ được đánh giá là một cây bút đạo đức, sang trọng; tác phẩmcủa họ rất giàu gía trị.
b.3: Tính phi ngã:

Thờiphong kiến, ý thức cá nhân chưa có điều kiện phát triển. Con người chưa bao giờsống là mình. Con người chỉ sống với không gian mà không sống cùng thời gian.

Conngười được nhìn nhận, đánh giá trên cơ sở của tầng lớp, giai cấp, dòng tộc, địavị xã hội. Con người chỉ phân thành hai loại: quân tử và tiểu nhân.

Chínhđiều kiện xã hội ấy đã sinh ra hệ thống ước lệ trong văn chương, một ước lệnghệ thuật có tính phi ngã. Nhà văn cảm thụ và diễn tả thiên nhiên không bằngcái nhìn hữu ngã và bằng ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu do cá nhân mình sáng tạo.

Tuy nhiên, nói văn học trung đại có tính phi ngã không cónghĩa trong tác phẩm văn chương không có dấu ấn bản ngã của người nghệ sĩ. Bởilao động nghệ thuật là một họat động sáng tạo; văn học chân chính không chấpnhận công thức, phi ngã. Trong văn học thời trung đại của dân tộc ta, các câybút lớn đều khẳng định tư tưởng, cá tính và tài nghệ độc đáo của họ. Tiến trìnhvăn học đã khẳng định điều đó. Chúng ta không thể phủ nhận cá tính sáng tạo củaNguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần TếXương, Tản Đà, Chỉ có điều, do tính qui phạm NT; nên sự khác biệt trong tưtưởng và phong cách NTt của các cây bút ấy chỉ là những biến thức khác nhau củasự vận dụng những chuẩn mực chung của cộng đồng VH bấy giờ mà thôi.
Xem tiếp: Phần 2, Phần 3, Phần 4

Thảo luận cho bài: Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam phần 1