Hệ thống miễn dịch ở trẻ mầm non

Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh. Các yếu tố như: bệnh lý, rối loạn di truyền, thiếu ngủ,….là các yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Chính vì vậy, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là cách tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ.

Hệ thống miễn dịch ở trẻ mầm non

1. Hệ miễn dịch của trẻ là gì?

Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như: virus, vi khuẩn, kí sinh trùng,… nhận biết và trung hoà các chất độc hại từ môi trường, để chống lại những thay đổi gây bệnh cho cơ thể như tế bào ung thư.

Hệ miễn dịch của mỗi người là khác nhau và nó tăng dần theo lứa tuổi, mạnh mẽ nhất khi trưởng thành. Vì lúc này cơ thể trẻ đã tiếp xúc nhiều mầm bệnh và phát triển khả năng miễn dịch nhiều hơn. Chính vì vậy, thanh thiếu niên và người lớn có xu hướng ít bị bệnh hơn so với trẻ em.

Một khi kháng thể đã được tạo ra, chúng sẽ được ghi nhớ trong cơ thể. Chúng sẽ chờ kháng nguyên xuất hiện trở lại để tiêu diệt và có thể xử lý nhanh hơn. Cụ thể, khi trẻ bị thuỷ đậu cơ thể trẻ sẽ lưu trữ một kháng thể thuỷ đậu, chúng sẵn sàng chờ đợi và tiêu diệt nếu bệnh xuất hiện trở lại. Đây được gọi là miễn dịch.

Hệ miễn dịch gồm có 3 loại:

Miễn dịch tự nhiên (hay miễn dịch bẩm sinh) có cơ chế đề kháng đã tồn tại trong cơ thể khi chưa nhiễm trùng và sẵn sàng đáp ứng rất nhanh khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Đây là phản ứng không đặc hiệu.

Miễn dịch chủ động cần có sự tiếp xúc với kháng nguyên như: virus, vi khuẩn, nấm, độc tố, hay các tế bào bị lỗi hoặc chết và cơ thể sẽ tiết ra kháng thể để chống lại các mầm bệnh khác nhau. Đây là quá trình tạo bộ nhớ miễn dịch vì hệ miễn dịch có thể ghi nhớ được kẻ thù trước đó.

Hệ thống miễn dịch ở trẻ mầm non

Ví dụ: cho trẻ tiêm vacxin BCG (phòng bệnh lao), tính miễn dịch duy trì cao ở nhiều tháng, nhiều năm cho dù kháng thể suy giảm, nhưng cơ chế miễn dịch vẫn rất nhạy cảm, giúp cơ thể đáp nhanh khi tiếp xúc với mầm bệnh.

Đây là miễn dịch tồn tại không lâu dài. Cụ thể như một em bé sinh ra sẽ được nhận kháng thể IgG từ mẹ qua rau thai trước khi sinh và qua sữa mẹ sau khi sinh. Khả năng miễn dịch thụ động này sẽ bảo vệ trẻ trong những năm đầu đời.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ

Hệ miễn dịch giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, chống lại các mầm bệnh từ môi trường sống. Khi hệ thống bảo vệ không còn nữa, trẻ dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ như:

2.1 Các yếu tố bên trong

Khi mới sinh ra, hệ miễn dịch bẩm sinh của trẻ còn rất non yếu. Nên việc chống chọi lại virus, vi khuẩn gây bệnh nhờ vào kháng thể IgG nhận từ mẹ ở thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, sau đó là nguồn sữa non.

Kháng thể IgG tồn tại vài tháng đầu sau sinh và suy giảm rất nhanh từ khi trẻ cai sữa nên khiến hệ miễn dịch của trẻ yếu đi nên trẻ thường xuyên ốm vặt, mắc bệnh nhiễm khuẩn như: viêm amidan, viêm họng,…

Trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với trẻ sinh thường vì hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt vì chưa có nhiều kháng thể truyền từ mẹ.

Do trẻ mắc phải một số bệnh lý như:

Đái tháo đường type 1 gây nên tình trạng tự miễn dịch do hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công nhầm và phá huỷ tế bào beta của đảo tụy, gây ra các tổn thương vĩnh viễn.

Bệnh u hạt mạn tính (CGD) là một tình trạng rối loạn suy giảm miễn dịch, đặc trưng bởi bạch cầu không thể sản xuất hợp chất hoạt hóa oxy và chức năng thực bào dẫn tới nhiễm khuẩn tái phát ở da, hạch bạch huyết và ở các tạng.

Ngoài ra, còn có các bệnh lý khác như: bệnh miễn dịch phức tạp (như viêm gan virus), HIV, ung thư hệ thống bạch cầu (như bệnh bạch cầu),…làm cho chức năng hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm.

Trẻ được di truyền những bất thường trong bộ gen từ cha hoặc mẹ có suy giảm miễn dịch, điều này khiến trẻ dễ mắc nhiễm trùng hơn so với những đứa trẻ được sinh ra từ cha mẹ bình thường.

Tế bào lympho B và lympho T giúp ghi nhớ các bệnh trước đây đã gặp phải và nhận biết nếu chúng quay trở lại lần nữa. Chúng đều bắt nguồn từ tủy xương và lưu thông trong máu, mô bạch huyết. Các tế bào này phối hợp với nhau để chống lại tác nhân gây bệnh như: virus, vi khuẩn và các tế bào ung thư. Khi thiếu hụt một trong hai tế bào này hay cả hai thì chức năng hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm dẫn tới trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Ngoài ra còn do các yếu tố bên trong như: khiếm khuyết đại thực bào, thiếu hụt bổ thể, giảm γ-globulin trong máu,….

2.2 Các yếu tố bên ngoài

Từ 6 tháng đến 3 tuổi trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường xung quanh nhiều hơn tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh như: virus (virus rota, virus cúm,…), vi khuẩn (tụ cầu vàng, phế cầu,…) tấn công vào cơ thể. Đó là nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên ốm vặt trong giai đoạn đang ăn dặm.

Thuốc corticoid (như: hydrocortisone, prednisolone, betamethasone,…) sẽ làm ức chế khả năng hoạt động của tế bào miễn dịch cũng như khả năng kích hoạt xảy ra các phản ứng chống lại quá trình viêm nhiễm ở trẻ. Vì vậy, khi sử dụng thuốc này cho trẻ sẽ gây giảm hệ miễn dịch. Mẹ nên dùng thuốc cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ.

Hệ thống miễn dịch ở trẻ mầm non

Cho trẻ ăn quá nhiều đạm (như: thịt, trứng,…) khiến cơ thể xuất hiện nhiều hormon IGF 1, đây là hormon đẩy nhanh sự già hoá và cản trở hoạt động của hệ miễn dịch. Chính vì vậy, mẹ hãy kiểm soát lượng đạm cho trẻ, không nên cho trẻ ăn quá 10% lượng calo tiêu thụ hàng ngày.

Khi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra những hormone tăng trưởng (do tuyến yên sản xuất) nhiều hơn. Các hormon này có tác dụng chống lại các tác nhân gây bất lợi cho cơ thể như: vi khuẩn, virus gây bệnh,…

Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng nồng độ hormon trong cơ thể làm xuất hiện bệnh tật như: rối loạn nồng độ hormon tuyến giáp trong máu, có thể làm tăng huyết áp.

Trẻ ở từng độ tuổi sẽ có thời gian ngủ đủ là khác nhau như: trẻ sơ sinh (10-18 tiếng), trẻ từ 3-11 tháng (9-12 tiếng ban đêm và 2-4 tiếng ban ngày), trẻ 1-3 tuổi (12-14 tiếng), trẻ 1-5 tuổi (11-13 tiếng).

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân bên ngoài gây suy giảm miễn dịch của trẻ như: cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, uống không đủ nước, trẻ hay căng thẳng,…

Trên đây là một số yếu tố bên trong và bên ngoài làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ. Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là cách để trẻ khỏe mạnh và phát triển hoàn thiện hơn.

3. Cách tăng cường chức năng hệ miễn dịch của trẻ

Cách tốt nhất để tăng cường hệ thống miễn dịch là cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trong trường hợp mẹ không đủ sữa phải uống sữa ngoài thì mẹ hãy chọn sữa có bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ miễn dịch. Một số sữa có chứa vi khuẩn có lợi cho trẻ nhỏ như: sữa Similac Advance, sữa non Alpha lipid Lifeline, Abbott Similac Neosure IQ số 1,…

Khi trẻ chuyển sang giai đoạn ăn dặm, mẹ hãy tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng một cách sau đây:

3.1 Cho trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ chứa nhiều protein, chất béo, đường, kháng thể và men vi sinh đây là các yếu tố hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ. Khi cơ thể người mẹ tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể người mẹ sẽ sinh ra các kháng thể để chống lại nhiễm trùng. Và kháng thể này sẽ được truyền cho bé qua sữa mẹ, giúp bảo vệ bé trong những năm đầu đời.

Trẻ bú sữa mẹ ít bị nhiễm trùng hơn, nhanh khỏi hơn so với trẻ bú sữa công thức. Tuy nhiên, cho trẻ bú sữa mẹ cũng không thể bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng nặng như: bệnh sởi, thuỷ đậu, bại liệt và bạch hầu.

»Xem thêm: Tại sao nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ dùng sữa công thức?

3.2 Tiêm phòng cho trẻ

Hệ thống miễn dịch ở trẻ mầm non

Tiêm phòng là cách an toàn và quả nhất bảo vệ cho trẻ khỏi bệnh nghiêm trọng. Tiêm phòng sẽ gây ra các phản ứng miễn dịch giống như virus hoặc vi khuẩn gây ra. Khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng đủ nhanh để chống lại căn bệnh hay ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh và tiêm phòng bệnh lao. Trẻ 2 tháng thì tiêm vacxin 6 bệnh (bạch hầu- ho gà- uốn ván- viêm gan B- bại liệt- hib), thay vì tiêm 6 lần thì mẹ nên cho trẻ tiêm vacxin 6 trong 1 Infanrix hexa.

3.3 Kẽm

Kẽm có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch của trẻ, vì kích thích sự phát triển và biệt hoá tế bào lympho B và lympho T. Từ đó, tạo nên hệ thống một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Theo thư viện Y tế quốc gia (NIH) lượng kẽm được khuyến nghị hàng ngày và mức gây quá liều cho trẻ như sau:

Hệ thống miễn dịch ở trẻ mầm non

Khi dùng quá liều kẽm có thể dẫn tới tác dụng phụ: buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, co thắt dạ dày, chán ăn, tiêu chảy, đau đầu.

Mẹ bổ sung kẽm cho trẻ trong thời gian từ 2-3 tháng.

Hệ thống miễn dịch ở trẻ mầm non

Nguồn bổ sung kẽm cho trẻ như

  • Thực phẩm chức năng: Bio Island ZinC (dùng cho trẻ 1 tuổi trở lên), Biocare ZinC (có thể dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi),…
  • Thực phẩm: thịt, bí ngô, trứng, đậu xanh,…

»Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung kẽm cho bé đúng cách

3.4 Sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành protein trong các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy khắp cơ thể. Sắt hỗ trợ phát triển bình thường của trẻ về nhận thức, thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ, là nguyên nhân dẫn tới trẻ hay bị ốm.

Lượng sắt được bổ sung hàng ngày cho trẻ như sau:

  • Trẻ còn bú sữa mẹ: 0.6-1mg/kg
  • Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: 11mg
  • Trẻ 4-8 tuổi: 10mg
  • Trẻ 9-10 tuổi: 8mg
  • Bé đang tập đi: 7mg

Nếu mẹ dùng cho trẻ trên 40mg có thể gây quá liều cho trẻ có thể dẫn tới các biểu hiện: đau bụng, mệt mỏi,…

Đối với trẻ đủ tháng bổ sung sắt khi trẻ đủ 4 tháng tuổi đến khi ăn nhiều hơn 2 khẩu phần ăn với các thực phẩm giàu sắt mỗi ngày. Với trẻ sinh non bắt đầu bổ sung khi trẻ được 2 tuần tuổi đến 1 tuổi.

Một số nguồn bổ sung sắt cho trẻ như:

  • Thực phẩm: từ động vật (thịt bò, thịt heo, cá hồi, cá ngừ,…), từ thực vật (rau muống, bông cải xanh,…)
  • Thực phẩm chức năng: Pedia Iron Drops (dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, biếng ăn), Pediakid Fer + vitamin B (dùng cho trẻ em thiếu sắt.

Hiểu rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ sẽ giúp mẹ tìm ra các biện pháp khắc phục phù hợp cho trẻ. Bổ sung kẽm, cho trẻ bú sữa mẹ, tiêm phòng,….là biện pháp tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.