Hạch toán bán ngoại tệ cho ngân hàng năm 2024

Bài viết này sẽ hướng dẫn cách nhập liệu theo dõi chênh lệch tỷ giá với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trên Phần mềm kế toán 3TCloud.

1. Mua ngoại tệ bằng tiền Việt

Ví dụ nhập liệu:

Ngày 11/10/2021, Chuyển tiền từ tài khoản tiền việt tại ngân hàng Vietcombank mua 12.000 USD. Tỷ giá bán của ngân hàng ngày 11/10/2021 là: 22.660 VNĐ. Tiền ngoại tệ mua về chuyển vào tài khoản ngoại tệ Vietcombank.

Chi tiết thực hiện như sau:

Với nghiệp vụ trên ưu tiên nhập liệu tại Phiếu chi.

Tích chọn phân hệ TIỀN MẶT, TIỀN GỬI hiện cột Nghiệp vụ chọn Phiếu chi.

Hạch toán bán ngoại tệ cho ngân hàng năm 2024

Tại màn hinh thêm mới phiếu chi nhập các thông tin như sau:

Hạch toán bán ngoại tệ cho ngân hàng năm 2024

Ngày chứng từ Ngày phát sinh giao dịch. Tiền tệ – Tỷ giá Để VND – Tỷ giá 1 Đối tượng Để mã nhân viên thực hiện giao dịch/ Kế toán nhập liệu/ Tên công ty chủ quản. Hạch toán Tài khoản Nợ Số hiệu tài khoản tăng ngoại tệ tương ứng

Tiền tệ: Mã đồng tiền ngoại tệ giao dịch (USD)

Nguyên tệ: Giá trị ngoại tệ tăng

Tỷ giá: Tỷ giá bán của ngân hàng tại ngày phát sinh giao dịch mua ngoại tệ.

Thành tiền: Giá trị quy đổi theo đồng tiền hạch toán (VND) = Nguyên tệ * Tỷ giá.

Tài khoản Có Số hiệu tài khoản xuất quỹ tiền việt.

Tiền tệ: Mã đồng tiền xuất quỹ (VND)

Nguyên tệ: Giá trị tiền Việt xuất quỹ đi mau ngoại tệ

Tỷ giá: 1

Thành tiền = Nguyên tệ = Giá trị VND xuất quỹ

Nghiệp vụ này không phát sinh chênh lệch tỷ giá.

Nhập liệu xong các thông tin trên nhấn Ghi lại hoặc phím tắt CTRL + ENTER để lưu lại nghiệp vụ.

2. Bán ngoại tệ

Ví dụ nhập liệu:

Ngày 15/10/2021, Bán 500 USD từ tài khoản ngoại tệ Vietcombank với tỷ giá mua của ngân hàng ngày 15/10/2021 là: 22.630 VNĐ. Thu được 11.315.000 VNĐ chuyển thẳng vào tài khoản tiền Việt vủa Vietcombank.

Chi tiết thực hiện như sau:

Với nghiệp vụ này ưu tiên sử dụng phiếu Báo Nợ (chứng từ ghi Có tài khoản ngoại tệ) để phần mềm tự động xác định tỷ giá xuất quỹ ngoại tệ.

Tích chọn phân hệ TIỀN MẶT, TIỀN GỬI. Hiện cột Nghiệp vụ chọn phiếu Báo Nợ.

Tại màn hinh thêm mới Báo Nợ nhập các bước sau:

Hạch toán bán ngoại tệ cho ngân hàng năm 2024

Ngày chứng từ Ngày phát sinh giao dịch. Tiền tệ – Tỷ giá Tại đây sẽ nhập mã ngoại tệ xuất quỹ đi bán. Khi nhập mã ngoại tệ xong nhấn ENTER phần mềm sẽ gợi ý ra các tài khoản tiền có số dư ngoại tệ tương ứng là tỷ giá xuất quỹ tại thời điểm đó. Tỷ giá này được xác định bằng PP trung bình di động theo đúng nguyên tắc ghi nhận Chênh lệch tỷ giá theo TT200-BTC.

Chọn dòng tài khoản xuất quỹ tương ứng thì tỷ giá xuất quỹ sẽ được nhập vào ô tỷ giá.

Đối tượng Để mã nhân viên thực hiện giao dịch/ Kế toán nhập liệu/ Tên công ty chủ quản.Hạch toán tài khoản bước 1Tài khoản Nợ Số hiệu tài khoản tăng tiền Việt

Tiền tệ nhập VNĐ

Nguyên tệ là số tiền VNĐ thu được sau khi bán ngoại tệ.

Tỷ giá là 1

Thành tiền = Nguyên tệ

Tài khoản Có Số hiệu tài khoản ngoại tệ xuất quỹ

Tiền tệ nhập mã ngoại tệ đem bán

Nguyên tiên là số ngoại tệ đem bán

Tỷ giá – tự động nhảy theo tỷ giá xuất quỹ tự động ở ô Tiền tệ – Tỷ giá

Thành tiền = Nguyên tệ * tỷ giá = Giá trị VND quy đổi theo tỷ giá xuất quỹ.

Hạch toán tài khoản bước 2Nếu tỷ giá xuất quỹ và tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng tại ngày phát sinh khác nhau sẽ dẫn đến phát sinh chênh lệch tỷ giá. Tại dòng hạch toán tài khoản Có nhấn ENTER phần mềm sẽ tự động tính ra giá trị chênh lệch và hạch toán cụ thể: Thành tiền tài khoản Nợ < Tài khoản Có (Tỷ giá xuất quỹ > Tỷ giá mua của ngân hàng giao dịch)

\=> Tự động hạch toán giá trị chênh lệch vào Nợ TK 635. (Tài khoản này khai báo tại Khai báo thông tin đơn vị cơ sở – chi tiết tại link).

Thành tiền tài khoản Nợ > Tài khoản Có (Tỷ giá xuất quỹ < Tỷ giá mua của ngân hàng giao dịch)

\=> Tự động hạch toán giá trị chênh lệch vào Có TK 515. (Tài khoản này khai báo tại Khai báo thông tin đơn vị cơ sở – chi tiết tại link).

Hạch toán bán ngoại tệ cho ngân hàng năm 2024

Nhấn “Ghi lại” hoặc dùng phím tắt CTRL + ENTER để lưu lại nghiệp vụ.

3. Chuyển tiền ngoại tệ từ tài khoản ngoại tệ này sang tài khoản ngoại tệ khác

Ví dụ nhập liệu:

Ngày 15/10/2021 chuyển 600 USB từ tài khoản ngoại tệ Vietcombank sang tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng BIDV. Tỷ giá mua ngoại tệ ngay 15/10/2021 củ BIDV là 22.660 VNĐ.

Chi tiết nhập liệu như sau:

Với nghiệp vụ này ưu tiên nhập liệu lại phiếu Báo Nợ để phần mềm giúp xác định tỷ giá xuất quỹ của tài khoản ngoại tệ.

Pháp luật Việt Nam cho phép doanh nghiệp được sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền hạch toán. Vậy doanh nghiệp cần lưu ý như thế nào khi vận dụng tỷ giá hạch toán trong trường hợp này? Khi sử dụng ngoại tệ hạch toán, nghĩa vụ thuế được xác định như thế nào?

Bài viết sau đây sẽ tóm tắt một số hướng dẫn khi doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền hạch toán, bao gồm

+ Điều kiện cơ bản để doanh nghiệp được sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền hạch toán

+ Vận dụng tỷ giá khi hạch toán giao dịch bằng ngoại tệ

+ Xác định nghĩa vụ thuế khi sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền hạch toán

Doanh nghiệp nào được sử dụng ngoại tệ để hạch toán

Liên quan đến vấn đề này, điều 4 thông tư 200/2014/TT-BTC đã có quy định rõ ràng về điều kiện sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền hạch toán là đơn vị tiền tệ

– Đáp ứng điều kiện

+ Sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và

+ Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.

+ Hoặc xem xét là đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu) hoặc đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ

– Có văn bản thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Theo điều 69 thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái, trường hợp doanh nghiệp có đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là ngoại tệ thì đồng Việt Nam và các đồng tiền khác đều là ngoại tệ của doanh nghiệp, khi đó, lưu ý tỷ giá áp dụng của Ngân hàng thương mại nơi Công ty mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch:

+ Tỷ giá ghi nhận nợ phải thụ, doanh thu nhận bằng VNĐ và các đồng tiền khác là tỷ giá mua vào của VNĐ hoặc ngoại tệ khác (tức là tỷ giá bán USD)

+ Tỷ giá ghi nhận nợ phải trả, các khoản chi phí bằng VNĐ và các đồng tiền khác là tỷ giá bán ra của VNĐ hoặc ngoại tệ khác (tức là tỷ giá mua vào USD)

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng quy định sử dụng tỷ giá trung bình của thông tư 53/2016/TT-BTC.

Công bố báo cáo và tính thuế bằng Việt Nam Đồng

Với doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền hạch toán thì

+ Công ty vẫn phải kê khai, nộp thuế bằng đồng Việt Nam (VND), áp dụng quy định theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC, thông tư số 53/2016/TT-BTC

+ Báo cáo tài chính phải được kiểm toán và chuyển đổi ra đồng Việt Nam.

Lỗ kết chuyển, tờ khai quyết toán thuế TNDN được xác định dựa trên Báo cáo đã chuyển đổi ra đồng Việt Nam

Trích dẫn Luật

  • Theo Điều 4 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chinh hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, quy định về lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán:

“…Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyêt định lựa chọn đơn vị tiên tệ trong kê toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật Khi lựa chọn đơn vị tiên tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:

  1. Được sủ dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và

Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó…”

  • Theo Điều 6 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định về kiểm toán Báo cáo tài chính khi sử dụng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ:

“…Báo cáo tài chỉnh mang tính pháp lý để công bố ra công chúng và nộp tới các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam là Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam và phải được kiểm toán…”

  • Theo Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái:

“Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh…”

  • Theo Điều 107, Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn lập Báo cáo tài chính khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước:

“Điều 107. Đồng tiền sử dụng để lập Báo cáo tài chính khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam

Báo cáo tài chính được sử dụng để công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam phải được trình bày bằng Đồng Việt Nam.Trường hợp doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính bằng đồng ngoại tệ thì phải chuyển đổi Báo cáo tài chính ra Đồng Việt Nam khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam.

Phương pháp chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam để công bố thông tin ra công chúng và nộp các cơ quan quản lý Nhà nước:

  1. Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, kế toán phải quy đổi các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:

– Tài sản và nợ phải trả được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ (là tỷ giá chuyển khoản của một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm báo cáo);

– Vốn chủ sở hữu (vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác, quyền chọn chuyển đổi trái phiếu) được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày góp vốn; Chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày đánh giá;

– Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phát sinh sau ngày đầu tư được quy đổi ra Đồng Việt Nam bằng cách tính toán theo các khoản mục của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

– Lợi nhuận, cổ tức đã trả được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày trả lợi tức, cổ tức;

– Các khoản mục thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch. Trường hợp tỷ giá bình quân kỳ kế toán xấp xỉ với tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch (chênh lệch không vượt quá 3%) thì có thể áp dụng theo tỷ giá bình quân (nếu lựa chọn).

  1. Phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ ra ĐồngViệt Nam.

Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ ra Việt Nam Đồng được ghi nhận trên chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái ’’ – Mã số 417 thuộc phần vốn chủ sở hữu của Bảng cân đối kế toán. ’’

  • Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Điều 69 của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn:

“…Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giả mua bản chuyến Khoản trung bình Tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giả bản chuyển Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.

Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chỉnh và kết quả hoạt động sản xuất kỉnh doanh của kỳ kế toán…”

  • Theo Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngàỵ 27/02/2015:

“…3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư sỗ 200/2014/TT-BTC ngày 22 thảng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp…”

Tham khảo công văn

Công văn 1176/CT-Htr ngày 11 tháng 1 năm 2016

Hạch toán bán ngoại tệ cho ngân hàng năm 2024

Công văn 6031/CT-TTH ngày 21 tháng 2 năm 2017

Hạch toán bán ngoại tệ cho ngân hàng năm 2024

Công văn 3144/TCT-CS ngày 11 tháng 8 năm 2014

“…Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Việt Nam Iritani được Bộ Tài chính cho phép sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán và đã quy đổi ra đồng Việt Nam khi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế, khi Công ty thực hiện chuyển lỗ theo quy định thì số lỗ được chuyển là số lỗ tính bằng đồng Việt Nam đã được kê khai trong hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp các năm trước đã nộp cho cơ quan thuế…”