Giọng nói trong trẻo là gì

Bỏ hút thuốc lá, uống đủ nước, hạn chế la hét và không hắng giọng là cách giữ thanh quản khỏe, không khàn tiếng.

Giọng nói đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta thường dễ mất giọng sau khi mắc bệnh cảm lạnh, dị ứng thời tiết, với triệu chứng ho và khàn giọng. Dưới đây là những cách giữ gìn và bảo vệ giọng nói.

Bỏ hút thuốc lá, rượu bia

Hút thuốc lá có thể đưa nicotine, hóa chất và hơi nóng hít vào phổi. Từ đó, thuốc lá gây viêm, sưng tấy, kích thích dây thanh âm và tăng nguy cơ ung thư ở các cơ quan như miệng, mũi, họng và phổi.

Uống nhiều rượu và cà phê có thể kích thích màng nhầy lót cổ họng, khô dây thanh âm và làm căng dây thanh quản. Do đó, mỗi người nên bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều rượu và cà phê để tránh mất nước.

Uống nước là cách bôi trơn cổ họng nên cần uống đủ nước mỗi ngày. Thực phẩm giúp tăng hydrat hóa, tốt cho họng là táo, lê, dưa hấu, đào, dưa, nho, mận, ớt chuông.

Tránh nói quá to

La hét, cổ vũ ầm ĩ và nói chuyện ở nơi có tiếng ồn quá lớn có thể gây căng thẳng không cần thiết cho dây thanh âm. Theo thời gian, dây thanh âm sưng và đỏ lên, dẫn đến thay đổi trong nếp gấp thanh quản.

Làm nóng cổ họng trước khi nói

Làm ấm giọng không chỉ dành cho ca sĩ. Để bảo vệ giọng nói, mọi người có thể rung môi hoặc lưỡi vào buổi sáng, hát hoặc thổi bong bóng qua ống hút vào chai nước để giúp thở tốt hơn, giảm căng thẳng cho cổ họng và hàm.

Giọng nói trong trẻo là gì

Giọng nói tốt là yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Ảnh: Freepik

Khắc phục trào ngược dạ dày

Axit trào ngược từ dạ dày lên cổ họng có thể làm tổn thương dây thanh âm. Người mắc bệnh này nên theo dõi sức khỏe và đến viện điều trị. Dấu hiệu của trào ngược axit bao gồm ợ nóng thường xuyên, miệng có mùi vị khó chịu vào buổi sáng, đầy hơi, ợ hơi, có khối u ở phía sau cổ họng và khàn giọng.

Không hắng giọng

Khàn tiếng là dấu hiệu cảnh báo dây thanh âm đang bị kích thích, khiến cơ thể không ngừng hắng giọng. Người mắc bệnh cảm lạnh cũng có thói quen hắng giọng thường xuyên vì ho dữ dội. Nếu cổ họng khô, mệt mỏi hoặc giọng nói ngày càng khàn, mỗi người nên hạn chế nói và nhấp ngụm nước hoặc ngậm một viên kẹo thông cổ.

Thở đúng cách

Luyện tập kỹ thuật thở tốt là cách giúp giọng nói rõ ràng hơn. Một số bài tập thở có ích cho thanh quản là thở mím môi và thở bằng cơ hoành (bụng).

Để thở bằng cơ hoành đúng cách, hãy tập luyện trước ở tư thế nằm ngửa. Tiếp đến, đặt một tay lên ngực và tay kia lên xương sườn. Sau đó, hít sâu đến khi bụng phồng lên và thở ra. Nếu thở đúng, xương sườn trồi lên và hạ xuống nhưng ngực và vai không cử động. Lặp lại 5-10 phút mỗi ngày. Khi quen thuộc hơn, hãy thở cơ hoành khi ngồi và cuối cùng là đứng.

Tuyệt chiêu làm giọng hát trong hơn mà bạn nên biết

Giọng nói trong trẻo là gì

Để có được giọng hát hay và trong trẻo thì ngoài những người đã được thiên phú thì những người khác đều có thể chọn cách luyện tập tại nhà để cải thiện.

Cùng Thiên Vũ tìm hiểu về các cách làm cho giọng hát trong hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Những ai nên luyện tập giọng hát trong trẻo

  • Những người làm về nghệ thuật, đặc biệt các ca sĩ thường cần có giọng nói và giọng hát trong trẻo để mang tới cho người nghe sự dễ chịu, thưởng thức trọn vẹn bản nhạc.
  • Những người muốn có giọng hát trong để thỏa mãn đam mê ca hát, hát karaoke, hát đám cưới…
  • Những em nhỏ có đam mê với âm nhạc thì việc luyện tập để có giọng hát trong là vô cùng cần thiết.

Rất nhiều người có nhu cầu rèn luyện giọng hát trong hơn để có thể thỏa mãn đam mê ca hát và giải trí hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho giọng hát bị khàn, không được trong, thứ nhất là do bẩm sinh, thứ hai là ảnh hưởng từ dấu hiệu của các căn bệnh hô hấp. Chính vì thế cần phải chú ý cẩn thận và chăm chỉ tập luyện để có thể cải thiện.

Những cách làm giọng hát trong trẻo hơn

Giọng nói trong trẻo là gì

Cách 1 : Chú trọng vào chế độ ăn uống

Cách làm giọng hát trong hơn mà bạn nên thực hiện đó là chế độ ăn uống đảm bảo. Uống nhiều nước lọc giúp cho phần dây thanh quản của bạn luôn ở trong tình trạng ẩm và giúp giọng hát trong trẻo hơn. Vào mỗi buổi sáng bạn nên uống một ly nước chanh mật ong để giữ ấm cho cổ họng.

Với những người thường xuyên hát thì cần hạn chế các loại thức ăn cay nóng, các loại thức uống chứa cồn như bia, rượu hoặc cà phê, thuốc lá để tránh việc ảnh hưởng không tốt đến cổ họng dẫn đến giọng hát bị khàn.

Cách 2 : Tập cách kiểm soát hơi thở

Giọng nói trong trẻo là gì

Để giọng hát ngày càng trong hơn thì bạn phải tập được cách kiểm soát hơi thở, sử dụng phần cơ bụng để lấy hơi. Đây là cách giúp cho bạn giữ được hơi lâu hơn, gặp những bài hát cần quãng hơi dài và cao thì bạn cũng có thể dễ dàng xử lý.

Hít một hơi thật mạnh và dài, xì nhẹ hơi qua các khe răng, đẩy hơi từ chậm và tăng dần để kiểm soát hơi thở. Khi tập luyện kiên trì thì bạn sẽ thấy được sự cải thiện rõ rệt, vừa tập hơi thở vừa kết hợp với khẩu hình miệng đúng cách sẽ cho giọng hát của bạn phát ra với độ trong trẻo cao hơn.

Tham khảo thêm : 5 Cách để lấy hơi khi hát

\=>> Ngoải ra các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm dàn karaoke mới nhất của chúng tôi

Cách 3 : Luyện âm mỗi ngày

Luyện âm giúp bạn phát ra âm thanh tròn vành và trong trẻo hơn, bạn có thể luyện âm với đàn piano hoặc đàn guitar đều được. Hãy luyện Mi-Ma để giúp cổ họng của bạn mở ra, âm thoát ra một cách chính xác giúp hạn chế những tiếng khản, lệch tông khi hát và âm thành từ giọng hát trở nên cao và sáng hơn.

Cách 4 : Tập phần răng và môi

Để có giọng hát trong thì sự rung động của phần môi và răng đóng vai trò khá quan trọng. Bạn hãy từ từ đóng kín phần hàm lại rồi hít một hơi thật sâu, sau đó thở ra và nói một từ bất kỳ để tạo nên nhịp bật. Lúc này phần môi và răng sẽ có sự rung động và làm cho giọng hát của bạn hay hơn, trong hơn.

Cách 5 : Luyện thanh nhạc bằng giữ nhịp và tông

Cách làm giọng hát trong hơn tại nhà đó là bạn hãy tập luyện liên tục với 5 âm trong thanh nhạc A, I, Ê, Ô, U. Đọc liên tục từ âm cao đến thấp dần đều và đọc ngược lại từ thấp lên cao để tạo sự linh hoạt và cảm nhận rõ nét về các âm. Tập luyện lâu dần và kiên trì thì giọng hát được cải thiện thấy rõ.

Những lưu ý trong khi luyện tập để có giọng hát hay hơn

  • Làm gì cũng vậy cần phải có sự kiên trì, hãy cố gắng tập luyện mỗi ngày để có được sự cải thiện dần dần.
  • Không nên la hét quá nhiều và với cường độ cao vì sẽ ảnh hưởng lớn đến dây thanh quản của bạn, khiến giọng nói và giọng hát bị rè, bị khản khi phát ra.
  • Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bệnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp, dấu hiệu họng bị đau thì cần tới gặp bác sĩ để kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị. Đặc biệt nếu bạn làm nghề ca sĩ thì việc giữ giọng hát trong là cực kỳ quan trọng và cần thiết, nên cần kịp thời chữa trị để tránh hiện tượng bị mất giọng, ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe về sau.
  • Trong những cách luyện tập thì vấn đề ăn uống giữ vai trò quyết định khá lớn đến việc cải thiện độ trong của giọng hát. Hãy tìm hiểu thật kỹ những loại thực phẩm tốt cho thanh quản và sức khỏe.

Với những cách làm giọng hát trong hơn được Thiên Vũ chia sẻ, hy vọng rằng sẽ giúp cho quý độc giả có được những thông tin hữu ích nhất để áp dụng vào thực tế. Chỉ cần bạn kiên trì thực hiện thì chắc chắn sẽ đem lại kết quả vượt mong đợi, bạn sẽ có được giọng hát trong và thánh thót như những chú chim sơn ca