Giá trị và giá thành khác nhau như thế nào

Bài này viết ra thuộc về về 2 yếu tố mang tên: Giá cảGiá trị cũng như ảnh hưởng của nó tới cuộc đời mỗi con người như giàu nghèo, sướng khổ v.v. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả, luôn đón nhận phản biện, đóng góp tích cực.

Trước hết chủ đề này phổ rộng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, và tất nhiên cũng phù hợp với lĩnh vực tài chính.

Giá cả

Giá cả: Đó là thứ sờ sờ trước mắt bạn có thể thấy, ví dụ cái iPhone giá $1000, bó rau giá 15.000, mảnh đất giá 8 tỷ hay con xe giá 2.5 tỷ. Đối với cuộc sống chúng ta có 1 thứ “giá cả” của con người một cách trực quan như: Đẹp trai, 3 bằng ĐH, có 2 căn nhà phố v.v. Những thứ có thể quy ra giá trị vất chất nói chung có thể coi là xác định giá cả ở nghĩa rộng.

Giá trị

Giá trị: Khác với giá cả, giá trị rất khó xác định và luôn biến động. Giá trị thay đổi sẽ khiến giá cả thay đổi. Nếu như ai cũng nhìn thấy giá cả, thì số người nhìn thấy giá trị hoặc dự đoán được tỉ lệ giữa giá trị và giá cả, xu hướng giá trị lại rất ít, đó là lí do người giàu luôn là số ít của xã hội. Chúng ta tóm gọn trong 2 chữ: “Tầm nhìn”.

Phân tích Giá cả và Giá Trị

Ví dụ nhỏ: Thời điểm đất có giá 300 triệu trên mảnh, tất cả mọi người biết giá cả lúc đó. Nhưng số người biết được giá trị và diễn biến giá trị để mua thì 1000 người chưa chắc được 1, tới khi mảnh đất đó có giá 20 tỷ thì cũng chỉ là câu chuyện tiếc nuối.

  • Khi giá cả < giá trị: Đây là cơ hội tuyệt vời
  • Giá cả > Giá trị : Bong bóng
  • Giá cả = Giá trị: Đúng giá
  • Giá trị biến động lớn hoặc không xác định rõ [như BTC hay BDS thời điểm này]: Đầu tư mạo hiểm
Iphone vs Samsung

iPhone $1k chưa chắc đắt nhưng Samsung $300 có thể đã quá đắt [một iFan cho biết]

Như vậy việc xác định giá trị có ý nghĩa sống còn trong cuộc đời mỗi người, nó không chỉ là tiền mà bao trùm mọi lĩnh vực của cuộc sống:

Định giá một người vợ/chồng tương lai phải dựa trên giá cả hiện tại, giá trị ước tính và tiềm năng tương lai. Định giá sai lầm là cuộc đời bế tắc là bình thường. Chọn đúng một người đi với mình suốt đời thì tất nhiên là không còn gì đáng quý hơn

Xác định được giá trị một công ty mới niêm yết, hay đã niêm yết từ lâu giúp bạn có quyết định đúng đắn hơn nhiều so với PTKT và đủ để đổi đời.

Tìm ra giá trị một mặt hàng, nông sản, một mảnh đất, hay nhỏ hơn như 1 cái điện thoại cũng giúp ích rất nhiều cho tài chính cá nhân bạn.

Như đã nói ở trên, giá cả thì ai cũng thấy, còn giá trị nó thuộc về tầm nhìn kèm theo cả may mắn hoặc thời thế nữa. Đã bao giờ bạn thử tự nghĩ: Thứ gì sẽ trở lên giá trị trong tương lai một cách cụ thể [Ví dụ BTC, BDS – minh họa], sau đó khi có tiền thì đầu tư vào những thứ đó. Nếu bạn có quyết định đúng đắn, cuộc đời bạn sẽ sang trang.

Chúng ta sẽ đi theo hành trình tìm : “Giá trị”.

Cá nhân mình đã đi tìm một thứ giá trị có thể coi là vĩnh cửu suốt vài nghìn năm con người tồn tại, rất may mình đã tìm thấy:

Tỉ lệ tiền công của người lao động trung bình/nhu cầu sinh hoạt cơ bản theo mặt bằng xã hội chính là thứ giá trị vĩnh cửu không thay đổi. Dù xã hội có phát triển tới mức nào đi nữa. Minh họa cho dễ hiểu:

Cách đây 500 năm, một người lao động bình dân thì cũng phải làm lụng phần lớn cuộc đời mình để có tiền sinh hoạt và sống cơ bản. Ngày nay dù đã phát triển rất nhiều, ngay ở Châu Âu hay Mỹ, một người lao động bình dân vẫn phải làm phần lớn thời gian cuộc đời để trang trải cơ bản, dù rằng tiêu chuẩn đó đã được nâng lên.

Tất cả các giá trị thuộc về vật chất khác hầu như biến động theo quy luật thị trường hoặc giai đoạn, chu kỳ chính trị. Sự biến động không ngừng của thế giới khiến mọi định giá sai lầm về giá trị phải trả giá rất đắt, còn đúng thì ta không cần bàn thêm nữa.

Chắc các bạn không ít lần nghe những câu: “Người đẻ ra chứ đất không đẻ ra, nên đất đai chỉ có tăng chứ không bao giờ giảm. Có giảm rồi sau này nó cũng tăng lên”. Về lý thuyết thì câu này không hề sai, nhưng nó cũng không đúng hẳn.

Trải qua vài ngàn năm lịch sử, có lẽ chúng ta có không ít lần đất: Kinh Thành, Kinh Đô nay gọi là Thủ Đô được cho không, ai lấy thì lấy. Và tất nhiên bây giờ vẫn vậy, chỉ cần xe tăng chạy dài trên phố mỗi ngày, bom ném như 72 ngày đêm bạn sẽ thấy giá đất có giảm được không ngay. Hãy chấp nhận rằng chiến tranh là quy luật, vấn đề chỉ là thời gian, và như vậy bạn biết quy tắc người ta nói bên trên đúng hay sai chưa. Sau khi kinh tế thịnh hưng trở lại, BDS sẽ lại trở lại ngôi vương, đây là quy luật mà ngàn năm nay vẫn vậy.

Việc theo sát các diễn biến vĩ mô sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tỉnh táo hơn, và chắc chắn là một cơ sở rất quan trọng cho quyết định đầu tư của bạn, vài ví dụ:

  • Việc quan sát diễn biến, dự đoán giá dầu mỏ mới đưa ra được quyết định đầu tư trồng cao su hay không.
  • Quan sát và dự đoán về khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giúp bạn đưa ra quyết định có đầu tư vào vàng hay ck v.v. Giả sử kinh tế phát triển mạnh mẽ, bạn đầu tư vàng dài hạn thậm chí còn kém hơn cả việc gửi tiết kiệm VND. Hay kinh tế sắp bung bét bạn lại tất tay vào CK thì còn đâu nhà cửa.
  • Thậm chí việc mua BTC cho dài hạn nên nghe ngóng kinh tế thế giới, giả sử cứ làm vài tuần đỏ lửa như CK những ngày đầu năm thì BTC cũng khó mà toàn mạng.
Đất Vân Đồn quay cuồng trong cơn sốt đất

Ba chữ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” mãi là then chốt trong sự thành công. Có những yếu tố hoàn toàn không thể dự đoán, cũng giống như bạn đang mua một mảnh đất ở Vân Đồn đang X tài khoản thì căng thẳng thương mại Mỹ Trung quá nóng khiến TQ áp lực và sử dụng chiến tranh [vũ khí thật] với các nước nhỏ để giải tỏa áp lực nội bộ thì lại giàu nghèo cách một chớp mắt. Loại trừ các yếu tố như mua hay thao túng quy hoạch, việc bạn đầu tư vào một khu được quy hoạch cho tầm nhìn dài hạn với sự phát triển mạnh mẽ kèm theo ổn định chính trị đủ biến bạn thành tầng lớp trung lưu.

Thậm chí tới đây, quyết định cấm xe máy của SGTVT HN cũng có thể thay đổi hoàn toàn “giá trị” căn nhà bạn đang sở hữu. Có thể tăng, có thể giảm, tùy vào tầm nhìn của bạn về nó.

Đó cũng là lí do mình đã đi tìm xem: Có hay không một cuộc đại khủng hoảng như báo chí và chuyên gia cảnh báo, nó là yếu tốt then chốt dẫn tới quyết định đầu tư. Giả sử chẳng có khủng hoảng nào, đất đai vẫn tăng tiếp [vì tín dụng hoàn toàn chưa báo động], vàng đứng im thêm 4 năm thì đầu tư vàng dài hạn hay thậm chí giữ đô la Mỹ cũng có thể trở thành ngu ngốc. Ví dụ trong khoảng 3 năm gần đây, người nào dự đoán và lo xa quá về VNĐ mất giá mà tích trữ đô thì tới thời điểm hiện tại đã thua thiệt rất nhiều so với người dùng VNĐ để gửi tiết kiệm. Nhưng giả sử nền tài chính VN bất ổn, chúng ta lại phải có quyết định khác.

  • Cách đây vài chục năm tiền bố mình mua 1 cái TV và một con xe máy nếu mua đất đủ biến mình thành “thiếu gia” hiện tại, thay vì phải đi làm
  • Cách đây vài năm mình mua 1 cái xe ô tô, lúc đó nó cũng mua được mảnh đất, liệu có hay không câu chuyện đúng 25 năm sau con trai mình sẽ cảm thấy giống mình bây giờ?

Có rất nhiều điều bất ngờ và thú vị sẽ diễn ra trong tương lai. Với sự phát triển chóng mặt của kinh tế, 10 năm đã là sự lột xác khủng khiếp. 25 năm thì tất nhiên sẽ rất khó ngờ, cũng có thể là:

  • Bố đừng mua xe mà mua đất hay HOLD BTC là giờ con tiêu 5 đời không hết.
  • May ngày đó bố mua ít rẫy trồng tiêu [hiện đang siêu SML], mấy thằng bỏ cả tỷ mua BTC rồi về 0 hết cả.

Ở tương lai gần và các quyết định đầu tư ngắn hạn, ngoài tập trung vào giá trị thật chúng ta sẽ cùng nhau xem xét các dấu hiệu nền kinh tế: Lãi suất ngân hàng, nợ xấu, việc làm, giá trị BDS/thu nhập trung bình, quy mô dân số và cả ảnh hưởng từ phía TQ để đưa ra quyết định.

Câu chuyện về Giá trị

Xin kể một câu chuyện nhỏ về giá trị:

Ông A và B vốn là 2 anh em ruột, những năm 80 ông B vào Nam làm ăn và lỗ sấp mặt nên bay luôn nhà cửa. Ông A mới gom góp vay mượn tiền mua vé tàu xe vào giúp ông B xây nhà cửa [giúp công sức]. Ở nhà có một mảnh đất mà bố cho ông A và ông B mỗi người một nửa, sau này ông B về đòi đất ông A không trả vì lí do:

Ngày đó tiền tàu xe đúng bằng tiền bán mảnh đất của ông B nên đã sang ngang giá trị vì nghĩ ông B không về nữa. Vì có hàng xóm bán đất lúc đó nên biết giá mảnh đất theo tiền lúc đó. Muốn lấy đất thì cứ trả số tiền đã giúp ngày xưa, mà đúng bằng giá miếng đất.

Ông B thì lại nói như sau:

Ngày đó A giúp B tiền xe, thì giờ B trả A tiền xe, xưa đi tàu xe, h trả tiền vé máy bay.

Như vậy các bạn thấy cả 2 người đều có quy chiếu để neo mức giá, và số tiền của A và B đưa ra chênh lệch rất lớn do theo thời gian giá trị mảnh đất tăng quá mạnh. Giả sử chúng ta quy chiếu theo vàng có ổn không?

Số tiền ngày đó có giá khoảng 1.1 cây vàng, hiện tại vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị mảnh đất. B trả 1.1 cây vàng và lãi trong từng đó năm, A không đồng ý.

Qua ví dụ trên chúng ta thấy rằng giá trị luôn biến đổi không ngừng, kể cả vàng cũng không thể sử dụng làm hệ quy chiếu trong thời gian quá dài. Giá vàng phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe nền kinh tế toàn cầu, hai thời điểm khác nhau hẳn về hoàn cảnh chắc chắn “giá trị” của vàng thay đổi không đồng nhất với giá cả của vàng. Không tin bạn có thể hỏi những người nhiều tuổi: Một thợ làm nghề cứng ngày xưa kiếm bao lâu được 1 chỉ vàng so với thời gian 1 thợ xây cứng hiện nay kiếm được 1 chỉ vàng.

Giá trị công bằng nhất trong ví dụ trên như sau:

  • A giúp B số tiền X, như vậy theo giá trị ngày công lúc đó là C, như vậy số ngày công B nợ A = X/C
  • B phải trả A số tiền: [X/C]*Giá ngày công hiện tại. Tức trả lại đúng số công sức ngày đó. Nếu cạn tàu ráo máng thì thêm tiền lãi luôn.

Giả sử A làm mất 2 năm để được số tiền X, B sẽ phải trả A: 365*2*350K [đây là mức lương giả sử theo năng lực A]. Như vậy số tiền này là con số thực chất A đã giúp B và B trả lại, còn mảnh đất sau đó B sẽ lấy.

Với sự thay đổi của thời thế, một cái TV Nhật có thể bằng 1 đời đi làm bây giờ, do vậy hãy chọn thứ gì đó giá trị sau này nhé. Ít ra thì nó cũng giúp bạn có tài chính tốt hơn, và tất nhiên đừng quên cảm xúc và trải nghiệm chứ đừng chỉ lo cho tương lai xa tít.

Hoài Phong

Video liên quan

Chủ Đề