Tại sao đêm bé ngủ không ngon giấc

Trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc khó ngủ xảy ra khi tổng thời gian ngủ ban ngày của trẻ ít hơn 5 tiếng và tổng thời gian ngủ ban đêm của con ít hơn 10 tiếng. Những trẻ này thường có nguy cơ chậm phát triển về trí não hơn so với những bé ngủ đủ giấc. Vậy trẻ 2 tháng quấy khóc khó ngủ có sao không và làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?

1. Đôi nét về tình trạng trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc khó ngủ

Theo khuyến cáo của chuyên gia, thời gian ngủ trung bình của trẻ 2 tháng tuổi là từ 15 – 17 giờ mỗi ngày. Theo đó, thời gian ngủ ban ngày của trẻ là từ 6 – 7 giờ và thời gian ngủ ban đêm là khoảng 9 – 11 giờ. Do đó, trẻ 2 tháng tuổi được xem là ngủ ít khi thời gian ngủ ban ngày ít hơn 5 giờ và thời gian ngủ ban đêm ít hơn 10 giờ.

Rất nhiều trẻ quấy khóc khó ngủ khi 2 tháng tuổi

2. Trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc và ngủ ít có sao không?

Với những trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi, thời gian ngủ của bé mỗi ngày rất nhiều. Điểm đặc biệt là thời gian ngủ của trẻ hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não và thể chất.

Có thể thấy rõ một điều rằng, giấc ngủ của trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. Từ khi được sinh ra, trẻ đã thích ngủ nhiều và thường không thể thức quá 2 tiếng/ lần. Bởi vì nếu trẻ sơ sinh chơi lâu hơn 2 tiếng sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi và khó chìm vào giấc ngủ.

Từ 6 – 8 tuần tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn và ban ngày và vào ban đêm thì ngủ nhiều hơn, giấc ngủ cũng thường dài hơn. Nếu trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít thì sẽ gặp phải nguy cơ chậm phát triển về trí não hơn so với những bé cùng trang lứa. Ngoài ra, việc ngủ ít sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều và ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất của con.

Quấy khóc và khó ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và trí não của trẻ 2 tháng tuổi

3. Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc và ngủ ít lúc 2 tháng tuổi là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc và ngủ ít, chẳng hạn như:

– Không gian ngủ của trẻ có quá nhiều ánh sáng và nhiều tiếng ồn, không thoải mái.

– Trẻ nhỏ bị thiếu những dưỡng chất cần thiết như canxi, kẽm, magie,… khiến con hay tỉnh giấc, ngủ không sâu giấc, ngủ không đủ giấc. Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng như rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm, quấy khóc về đêm là dấu hiệu của việc bé bị thiếu canxi.

– Trẻ bú quá no hoặc chưa đủ no cũng khiến con bị khó ngủ.

– Tã hoặc bỉm bị ướt chưa kịp thay cũng sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.

– Trẻ 2 tháng tuổi mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ.

– Nhiệt độ phòng ngủ của trẻ quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ khiến bé bị khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

– Quần áo của trẻ đang mặc không thấm mồ hôi, quá chật và không thoáng khí.

– Với những trẻ 2 tháng tuổi đang bú mẹ, nếu người mẹ sử dụng trà, cafe, rượu, thuốc lá,… cũng sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của con.

4. Những cách khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ quấy khóc và ngủ ít

4.1. Điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng trong phòng ngủ của trẻ

Nếu nguyên nhân là do phòng ngủ của trẻ quá nhiều ánh sáng và tiếng ồn thì bố mẹ phải điều chỉnh lại ngay. Vào ban đêm, bố mẹ nên cho con ngủ trong im lặng và giảm tối đa tiếng ồn.

Vào ban ngày, bố mẹ hãy giảm ánh sáng trong phòng ngủ để làm dịu mắt, cho con dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Nhiệt độ phòng lý tưởng nhất để trẻ ngủ ngon là từ 28 – 29 độ C. Bố mẹ có thể sử dụng điều hòa và điều chỉnh ở mức nhiệt độ phù hợp và để một chậu nước mát nhằm cân bằng độ ẩm.

4.2. Cho con bú đủ cữ trước khi đi ngủ

Mẹ hãy cho con bú no trước khi đi ngủ và sau khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ hãy đánh thức bé dậy để bú. Lưu ý là mẹ không được để trẻ 2 tháng tuổi ngủ liền 5 tiếng đồng hồ mà không cho con bú.

Mẹ nên cho bé bú đủ cữ trước khi ngủ

4.3. Một số cách khắc phục khác

Đối với những trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có dấu hiệu ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc nhiều về đêm là do bé thiếu canxi. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi, rau xanh vào bữa ăn hàng ngày để tăng chất dinh dưỡng cho con.

Còn với những bé bú bình, mẹ cần phải kiểm tra xem thành phần của sữa có canxi không hoặc bổ sung theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tập cho con thói quen đi ngủ đúng giờ, để con ngủ ngày ít hơn và tập cho con nhận thức ngày và đêm. Như vậy, trẻ 2 tháng tuổi sẽ ngủ tốt hơn.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc và khó ngủ. Từ đó, tìm ra được nguyên nhân chính xác và có phương pháp xử trí kịp thời giúp con ngủ ngon giấc hơn.

Trẻ hay giật mình khi ngủ có phải là bệnh?

Có trường hợp nhiều người thấy trẻ tỉnh giấc liên tục lại lo bị "quở quang", "át vía", thậm chí, còn sợ con thiếu canxi nên cho con uống canxi trong khi thực tế cơ thể không có nhu cầu...Hiểu được bản chất của giấc ngủ sẽ giúp các bậc phụ huynh tránh được những hiểu lầm này.

1. Vì sao trẻ ngủ không yên, hay cựa mình khi ngủ?

Giấc ngủ của chúng ta gồm nhiều chu kỳ ngủ. Mỗi chu kỳ ngủ có hai giai đoạn, bắt đầu với giai đoạn ngủ sâu và kết thúc bởi giai đoạn ngủ động. Giai đoạn ngủ sâu thì lại có 4 thì. Trong thì đầu tiên chúng ta buồn ngủ, díp mắt lại. Thì thứ 2 là ngủ nông, chúng ta có thể cựa quậy người, dễ giật mình vì tiếng động, kích thích di chuyển nhỏ.Thì thứ 3,4 là ngủ sâu và rất sâu, lúc này chúng ta chìm vào giấc ngủ thật sự. Trong giai đoạn này, não thật sự nghỉ ngơi nên chúng ta rất khó bị đánh thức. Còn trong giai đoạn ngủ động ta lại rất dễ tỉnh giấc, và là giai đoạn chúng ta có những giấc mơ. Giai đoạn này rất quan trọng trong việc phát triển não bộ của trẻ nhỏ.

Có một sự khác biệt giữa người lớn và trẻ dưới 6 tháng tuổi là trong chu kỳ ngủ, thời gian ngủ sâu của người lớn chiếm 75%, còn trẻ con thời gian ngủ động lại chiếm 50%. Chu kỳ ngủ của người lớn khoảng 90 phút, trẻ em thì 20-50 phút. 

Do đó ở trẻ em, đặc biệt là trẻ trong 3 tháng đầu của cuộc đời có thể có 10-15 phút ngủ sâu, 10 -15 phút ngủ động và lặp lại như vậy trong suốt mười mấy tiếng đồng hồ. Vì vậy, các mẹ có cảm giác con mình ngủ rất ít mà lại dễ thức giấc, nhưng đây là một biểu hiện hoàn toàn bình thường ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Ngủ không yên, hay cựa mình là bình thường ở trẻ sơ sinh

Sau 3 tháng tuổi, giấc ngủ của trẻ sẽ từ từ trưởng thành hơn, thời gian ngủ sâu dài ra, thời gian ngủ động ít lại. Sau 6 tháng đến 1 tuổi, đa số các trẻ có giấc ngủ giống người lớn. Vì vậy, cha mẹ nếu muốn điều chỉnh và tập cho con mình thói quen ngủ theo ý muốn của mình chỉ nên thực hiện khi trẻ 6 tháng tuổi trở lên.

2. Trẻ ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?

Mỗi người cũng có nhu cầu khác nhau, trẻ con cũng vậy. Có trẻ ngủ nhiều, có trẻ ngủ ít. Tùy theo nhu cầu cơ thể của mỗi trẻ, miễn sao trẻ ngủ xong dậy, ăn, chơi, phát triển vận động và trí tuệ bình thường.

Thời gian trung bình mà trẻ ngủ trong 24h bao gồm cả ngủ ngày và ngủ đêm như sau:

  • Trẻ sơ sinh: Thời gian ngủ từ 16-18h, mỗi giấc khoảng 3-4h
  • Trẻ 2- 6 tháng: Thời gian ngủ từ 14-16h
  • Trẻ 6 – 12 tháng: Thời gian ngủ 14h
  • Trẻ 1- 3 tuổi: Thời gian ngủ 10- 13h
  • Trẻ 3- 10 tuổi: Thời gian ngủ 10- 12h
  • Trẻ 10-18 tuổi: Thời gian ngủ 8-9h

Các chuyên gia khuyên nên thực hiện các bước sau để trẻ có một giấc ngủ khỏe mạnh:

  • Thiết lập giờ đi ngủ cố định cho trẻ.
  • Giờ đi ngủ và thức dậy giống nhau cho cả đêm và ngày, dù phải đến trường hay không đến trường. Nếu có khác biệt không nên quá 1 giờ.
  • Cố gắng tạo khoảng thời gian yên tĩnh trước khi ngủ. Tránh hoạt động cần năng lượng cao, tính kích thích như chơi game hay coi TV.
  • Đừng để bụng đói trước khi ngủ. Tuy nhiên, bữa ăn quá nặng nề trước khi ngủ 1-2 giờ cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
  • Tránh những chất kích thích 1 vài giờ trước khi ngủ.
  • Bảo đảm trẻ có thời gian hoạt động bên ngoài mỗi ngày khi có thể, nhất là tập thể dục đều đặn càng tốt.
  • Phòng ngủ tuyệt đối yên tĩnh và không quá sáng.
  • Giữ nhiệt độ phòng và giường ngủ thật thoải mái.
  • Giường chỉ để ngủ và không dùng để làm việc khác, nhất là việc trừng phạt.
  • Không để TV trong phòng ngủ. Tạo nên thói quen xấu cần có TV mới đi ngủ hoặc khó ra khỏi giường ngủ hơn.

Hiểu được giấc ngủ của trẻ, các bậc cha mẹ sẽ không bị hoang mang, không còn lo sợ con bị bệnh.

Hiểu được giấc ngủ của trẻ, các bậc cha mẹ cũng như người chăm sóc trẻ sẽ không bị hoang mang, không còn lo sợ con bị bệnh. Tránh những trường hợp cho con uống thuốc hay chất bổ sung khi thực tế cơ thể trẻ không có nhu cầu. Có như vậy, trẻ mới phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Xem thêm video được quan tâm

Nguy hiểm: Người mắc Omicron có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao gấp 5 lần


BS. CKI. Hoàng Quốc Tưởng

Video liên quan

Chủ Đề