Tại sao cây cao su độc

Cao su là một loại cây công nghiệp có thể mang đến nhiều lợi nhuận cho chủ đầu tư và giải quyết được vấn đề về việc làm và thu nhập cho những người công nhân. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích về kinh tế, con người lại phải đối mặt với ô nhiễm môi trường do mủ cao su gây ra. Đi xa hơn nữa, chúng gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho công nhân và những người dân sinh sống ở quanh khu vực sản xuất. Cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây cung cấp thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Thành phần hóa học của mủ cao su

Mủ cao su là một loại huyền phù thể keo có chứa nhiều thành phần khác nhau. Trong đó, cao su chiếm từ 35% đến 40%, protein chiếm 2%, Quebrachilol chiếm 1%, xà phòng, acid béo chiếm 1%, 0.5% là chất vô cơ và còn lại là nước. Với cao su, phân tử cơ bản là isoprene polymer [cis-1,4-polyisoprene[C5H8]n] được tổng hợp bằng một quá trình phức tạp của carbonhydrate.

Mủ cao su chứa nhiều thành phần gây mùi độc hại

Với các thành phần hóa học trên, người ta khai thác mủ cao su để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như làm ủng cao su, giầy dép, găng tay, dây đeo đồng hồ … cũng như nhiên liệu công nghiệp và xuất khẩu. Tuy nhiên, để có thể làm ra những sản phẩm đó, mủ cao su được chế biến qua nhiều công đoạn, trong quá trình đó, hàng loạt các chất hữu cơ dễ bị phân hủy như acetic, đường, protein, chất béo … cùng các mùi độc hại [Mercaptan, Hydro Sulfua] được tạo ra và tác động xấu đến sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh.

Vấn đề về sức khỏe do mủ cao su gây ra

Trong quá trình xử lý mủ cao su, các chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí, tạo thành mercaptan [hợp chất hữu cơ] và Hydro Sulfua [H2S] ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Cụ thể như sau:

Mercaptan: Đây là một loại hợp chất hữu cơ có độc tính cao. Do đó, khi cá nhân tiếp xúc với chất này, chúng có thể gây kích ứng với da, niêm mạc [mắt, mũi,…], gây nôn, buồn nôn, đau đầu, bất tỉnh, mạch đập nhanh, ở rường hợp nặng hơn có thể gây tổn thương gan, phù phổi và tử vong. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi y học vẫn chưa thể tìm ra thuốc giải độc cho người bị nhiễm độc này chất.

Hydro Sulfua: Chất khí này có công thức hóa học là H2S, là một hợp chất có mùi trứng thối và là một dạng khí độc. Người hít phải khí này ở nồng độ cao có thể bị ngạt, viêm màng kết, các bệnh về phổi, thở gấp hoặc ngừng thở do khí này có tính oxy hóa mạnh, khi vào trong cơ thể, chúng sẽ tác động đến đường hô hấp của con người.

Như vậy, có thể thấy việc sử dụng mủ cao su để sản xuất không chỉ mang đến những lợi ích về mặt kinh tế mà còn gây ra các vấn đề về môi trường và sức khỏe con người. Vì thế, các cơ sở sản xuất cao su cần áp dụng các phương pháp xử lý chất thải, xử lý khí thải trước khi ra ngoài môi trường để đảm bảo các yếu tố về môi trường và xã hội.

Tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội Quốc hội ngày 5/11, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp [tỉnh Gia Lai] cho rằng hiện nay, cây cao su, cây cà phê, cây tiêu cũng được tính vào tỷ lệ che phủ rừng. “Rừng là nơi hấp thụ CO2 để thải ra O2, nhưng cây cao su là loại cây hút O2 và thải ra CO2. Không có một con gì sống được ở trong rừng đó”, nữ đại biểu nói.

Thông tin mà đại biểu Ksor H’Bơ Khăp khiến nhiều người tranh luận trên các diễn đàn và mạng xã hội.

Trao đổi với Tiền Phong, Giáo sư - Tiến sỹ Lâm nghiệp Ngô Quang Đê, nguyên Trưởng phòng Khoa học, nguyên Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp-trường đại học Lâm nghiệp cho biết: Cây cao su cũng như các loại cây có tế bào diệp lục. Dưới ánh sáng mặt trời, cây sẽ xảy ra quang hợp hấp thu khí CO2 và sản ra khí O2. Thế nhưng khi không còn ánh nắng mặt trời, quá trình xảy ra ngược lại: cây hấp thu khí O2 và thải khí CO2 nhưng hàm lượng thấp, không giống như quá trình hô hấp của con người.

“Gọi là rừng cao su nhưng tính chất hỗ trợ không thể như rừng tự nhiên. Bởi đất dưới rừng cao su không có thảm tự nhiên, khả năng tích thủy không nhiều. Tất cả những rừng nhân tạo, khả năng tích thủy không thể bằng rừng tự nhiên.

Đối với rừng cao su [tương tự rừng bạch đàn], chim chóc không sinh sống vì không có thức ăn. Rừng phải có thảm thực vật, có cây, có quả thì chim thú mới tìm đến. Đây là nguyên nhân chứ không phải vì rừng độc, không một con gì sống được. Sở dĩ không có thực vật sống dưới tán cây cao su là do người chăm sóc đã chặt hoặc dọn đi hết để dành chất dinh dưỡng cho cây cao su phát triển”, GS-TS Ngô Quang Đê cho biết.

Cũng theo GS-TS Ngô Quang Đê, cây cao su là một loài cây dễ thích nghi, phát triển trên những vùng đất khó, nghèo kiệt, những vùng rừng tạp cho kinh tế thấp… Cây cao su phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22 °C đến 30 °C, cần mưa nhiều nhưng không chịu được sự úng nước và gió.

Cây cao su cũng đem lại nhiều lợi ích cho người trồng. Mủ cao su một giai đoạn được ví như là “vàng trắng”. Việc trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su đã trở thành một nghề mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Từ ý kiến về việc cây cao su hút khí O2 và thải CO2 ra môi trường tại nghị trường Quốc hội, các chuyên gia trong ngành đã có những phân tích chi tiết.

Mới đây, tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội Quốc hội, nữ đại biểu tỉnh Gia Lai Ksor H’Bơ Khăp cho rằng: “Rừng là nơi hấp thụ CO2 để thải ra O2, nhưng cây cao su là loại cây hút O2 và thải ra CO2, không có một con gì sống được ở trong rừng đó”.

Rừng cây cao su tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Phát biểu này sau đó đã gây những tranh luận, ý kiến khác nhau về việc ảnh hưởng của cây cao su đến môi trường và con người.

Trao đổi với PV VietNamNet, một cán bộ chuyên môn của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa [Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam] cho biết, hiện nay đơn vị đang có nhiều rừng trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo cán bộ này, cây cao su cũng có quy trình quang hợp giống các loại cây trồng khác. Khi có ánh sáng cây sẽ hấp thụ khí cacbonic [CO2] và thải ra khí Oxy [O2] và ngược lại khi không có ánh sáng mặt trời.

Trong rừng cao su vẫn duy trì thảm thực vật dày từ 10 đến 15cm để tạo dinh dưỡng, duy trì sự phát triển của cây trồng.

Về ý kiến cho rằng không con gì có thể sống được trong rừng cao su, vị này cho biết nhận định trên chưa thực sự khách quan. Bởi lẽ, thực tế cho thấy trong rừng cao su vẫn có các loại cây trồng và sinh vật khác sinh sống, chỉ là mật độ ở mức thấp hơn so với rừng tự nhiên. Nguyên nhân là do rừng trồng nên nguồn thức ăn, chất dinh dưỡng không được phong phú và đa dạng như rừng tự nhiên.

Nhiều nông trường ở Bình Dương vẫn đang phát triển rừng cây cao su 

Ghi nhận thực tế của PV VietNamNet tại các khu vực trồng nhiều cây cao su ở tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và Bình Dương, đa số người dân cho rằng họ vẫn sinh hoạt bình thường trong khu vực trồng rừng cao su, thậm chí còn xây nhà, dựng lán trại ở dưới tán cây nhiều năm nay mà không gặp bất cứ sự cố nào về sức khỏe.

Bà Triệu Mỹ Tuyết [39 tuổi, ngụ huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước] cho biết, nhà bà được xây ngay dưới khu vực vườn cây cao su gần 10 năm nay. Gia đình bà có cả người lớn tuổi và trẻ em nhưng vẫn sống bình thường từ xưa tới nay, chưa lúc nào cảm thấy khó chịu bởi rừng cây cao su xung quanh.

Cùng ý kiến trên, ông Phạm Minh Hòa [59 tuổi, ngụ huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh] cho rằng sống dưới rừng cây cao su là hoàn toàn bình thường, không gặp vấn đề về sức khỏe. Ông cho biết việc sống dưới tán cây cao su cũng giống như sống dưới các loại cây khác, chưa ai cảm thấy khó chịu về việc này.

Rừng cao su không thể thay thế rừng tự nhiên

Trao đổi với VietNamNet, Tiến sĩ Nguyễn Anh Nghĩa, Viện phó Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã phân tích về vấn đề tranh cãi trên.

Theo ông Nghĩa, ban ngày cây cao su quang hợp giống như các cây khác, hút CO2, nhả O2, chuyển sang dạng hút O2 và nhả CO2 vào ban đêm.

Về ý kiến cho rằng cây cao su độc hại, TS Nghĩa cho hay điều này có thành kiến từ xưa. Công nhân đi làm cao su bị bệnh truyền nhiễm, sốt rét nhiều nên thành kiến rừng cao su độc hại cũng sinh ra từ đó.

“Ngày xưa người dân đi làm cao su rất sớm, khoảng từ 4h sáng, khi đó cây vẫn còn hô hấp hút O2 và nhả CO2 nên người công nhân rất khó chịu vì lượng O2 ở rừng cao su khi đó ít đi” – TS Nghĩa nói.

Phân tích về nhận định không có con gì sống dưới rừng cao su được, TS Nghĩa cho rằng, cây cao su có mủ, độc hại đối với nhiều côn trùng và cả loài ăn thực vật. Nhiều loài côn trùng nếu ăn phải lá cao su, hoặc đục thân thì một thời gian sẽ chết nên nói không có con gì sống được là như vậy.

Một nguyên nhân khác là trong rừng cao su không có nhiều thức ăn như côn trùng, trái cây,…nên chim chóc và các loài động vật khác không thể sống được ở rừng cao su.

Người dân xây nhà ở ngay dưới vườn cao su ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

TS Nghĩa cho rằng, không thể nói rừng cao su thay thế được rừng tự nhiên. Thứ nhất, cây cao su có vòng đời chỉ vài chục năm, so với rừng tự nhiên thì có tuổi hàng trăm năm. Trong rừng cao su hầu như chỉ có cây cao su sống, trong khi rừng tự nhiên có nhiều tầng thảm thực vật. Rừng tự nhiên cũng mọc đan xen lẫn nhau, không như rừng cao su trồng thì có hàng, thẳng lối.

Hơn nữa, trong rừng cao su có rắn, rết… nên công nhân lao động phải phát quang, dọn dẹp các bụi rậm bên dưới, vừa an toàn lại vừa dễ dàng cho công việc chăm sóc và cạo mủ, đây cũng là nguyên nhân dưới rừng cao su có ít thảm thực vật là vậy.

TS Nghĩa cho biết thêm, cây cao su có nhiều lợi thế kinh tế và một phần nào đó cũng có thể được coi là phát triển rừng. Như ở các khu vực đồi trọc, đất bỏ hoang hay rừng tạp, khi đó trồng cây cao su vừa phủ xanh được đất rừng vừa tạo kinh tế cho người dân.

ĐBQH Ksor H'Bơ Khắp tiếp tục đăng đàn chất vấn hỏi "ông trời và rừng có quan hệ gì với thực trạng môi trường Việt Nam". Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời “rừng còn quan trọng hơn trời”.

Xuân An – Hồ Văn

Video liên quan

Chủ Đề