Cuộc đời là một sự lựa chọn sự lựa chọn của chúng ta cho thấy chúng ta là ai và sẽ quyết định

Cuộc đời là một sự lựa chọn sự lựa chọn của chúng ta cho thấy chúng ta là ai và sẽ quyết định
Sự lựa chọn quyết định chúng ta là ai và chúng ta sẽ làm những việc gì

1. Chọn bạn để chơi

Phương Tây có một câu nói rất hay rằng: “Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết, bạn là người như thế nào”. Ông bà ta khi nhận xét về một người hoặc một nhóm người nào đó cũng thường nói: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”; “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Ở một phương diện nào đó, qua bạn bè có thể biết được phần nào con người của bạn.  

“Ông trời không sinh ra người đứng trên người. Ông trời không sinh ra người đứng dưới người. Tất cả, đều do sự học mà ra” – Fukazawa Yukichi
“Tuổi trẻ không phải là một giai đoạn của cuộc sống mà là một trạng của trí tuệ, tâm hồn” – Nguyễn Tất Thịnh.

Bạn bè là là nguồn chia sẻ động viên, hỗ trợ trong cuộc sống. Song, bạn bè dễ kiếm nhưng lại khó giữ. Một tình bạn chỉ phát triền bền vững khi cả hai cùng vui vẻ, giúp nhau phát triển và tiến bộ, không lợi dụng hay vì một mục đích cá nhân nào đó.

2. Chọn thầy để học

Học tập luôn là một trong những “sự nghiệp” quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Vì thế, việc chọn được người thầy tốt là vô cùng quan trọng. Người "thầy" trong cuộc sống không chỉ là thầy cô giáo giảng dạy trên lớp mà còn là những cuốn sách hay, những kinh nghiệm quý, những người đồng nghiệp, người quen, hay đơn giản là internet cũng giúp cho ta rất nhiều điều.

3. Chọn người để lấy

Tình yêu là một phạm trù hoàn toàn mang tính cảm xúc, nhưng hôn nhân lại có cả yếu tố lý trí, do lý trí chi phối. Điều này có lẽ đúng hơn cả với phụ nữ, bởi người ta hay nói: “Đàn ông sợ nhất chọn nhầm nghề, đàn bà sợ nhất chọn nhầm chồng”. 

Vợ/chồng không chỉ là người bạn đời, mà còn cần là bạn tâm giao, tri kỷ, giúp nhau vượt qua những căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống, cùng nhau nhìn về 1 hướng, xây dựng hạnh phúc gia đình, hậu thuẫn cho phát triển sự nghiệp riêng... 

4. Chọn việc để làm

Làm sếp hay làm lính, làm thầy hay làm thợ, làm quan hay làm dân, làm chủ hay làm thuê… đều không quan trọng, mà quan trọng là làm cái gì mà mình thích, mình giỏi nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất.

Không chỉ giúp trang trải cuộc sống, mưu sinh, lựa chọn công việc tốt còn giúp ta học tập và phát triển. Ngày nay, nhiều người thường học được ở nơi mình làm việc nhiều hơn ở trường học. Cùng một xuất phát điểm, tốt nghiệp từ một lớp, một khoa, một trường đại học, nhưng lựa chọn công việc khác nhau sẽ có tương lai khác nhau và cuộc đời khác nhau.

Cuộc đời là một sự lựa chọn sự lựa chọn của chúng ta cho thấy chúng ta là ai và sẽ quyết định
Cùng xuất phát điểm, nhưng lựa chọn công việc khác nhau sẽ có cuộc đời khác 

5. Chọn lẽ để sống

Xác định lẽ sống chính là việc chọn cho mình lý do để sống, được coi là mục đích, là kim chỉ nam trong cuộc đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng lựa chọn được đúng đích đến của mình. Con người sinh ra vốn như một tờ giấy trắng, nhưng chọn lẽ sống khác nhau thì sẽ có những con người khác nhau, cuộc đời khác nhau và số phận khác nhau.

Để xác định lẽ sống, bạn cần phải trả lời câu hỏi: “Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng hay không?”.

Quy luật 10.000 giờ

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, trong những điều kiện thông thường, một người bình thường kiên trì làm một công việc gì đó, sau nhiều nhất là 10.000 giờ người ấy sẽ đạt đến trình độ thành thạo như một chuyên gia trong công việc ấy. Nếu bạn đạt đến trình độ chuyên gia, tất bạn sẽ có chỗ dùng, không phải nơi này thì là nơi khác, chắc chắn như vậy. 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta...Giá trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình, là những gì chúng ta có thể sẵn sàng đánh đổi tự do, an toàn, sự no ấm của mình để bảo vệ nó. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng. Mơ ước một cuộc sống đầy đủ không có gì là xấu, ngược lại còn là động lực của sự tiến bộ. Người ta chỉ khác nhau ở con đường đạt đến mục tiêu. Chính các giá trị đã hướng dẫn chúng ta chọn con đường nào để đạt đến mục tiêu. Điều cần nhớ: cái gì cũng có hai mặt, mỗi sự lựa chọn đều đòi hỏi chúng ta phải trả giá. Vì vậy điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả những lựa chọn của chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn ra một viễn cảnh xa hơn bối cảnh thực tế mà mình đang sống. Tầm nhìn ngắn hạn là chạy theo những ngành thời thượng, là chọn nghề dựa trên những nhu cầu trước mắt. Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được. Với tầm nhìn dài hạn đó, chúng ta sẽ không nản lòng với khó khăn trước mắt và kiên trì với sự lựa chọn của mình.

(Phạm Thị Ly)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Văn bản trên được trình bày theo cách thức nào sau đây: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp?

Câu 2: Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên.


Câu 3: Theo tác giả bài viết có mấy yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được?

Câu 4: Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn.” không? Vì sao?

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta…Giá trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình, là những gì chúng ta có thể sẵn sàng đánh đổi tự do, an toàn, sự no ấm của mình để bảo vệ nó. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng. Mơ ước một cuộc sống đầy đủ không có gì là xấu, ngược lại còn là động lực của sự tiến bộ. Người ta chỉ khác nhau ở con đường đạt đến mục tiêu. Chính các giá trị đã hướng dẫn chúng ta chọn con đường nào để đạt đến mục tiêu. Điều cần nhớ: cái gì cũng có hai mặt, mỗi sự lựa chọn đều đòi hỏi chúng ta phải trả giá. Vì vậy điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả những lựa chọn của chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn ra một viễn cảnh xa hơn bối cảnh thực tế mà mình đang sống. Tầm nhìn ngắn hạn là chạy theo những ngành thời thượng, là chọn nghề dựa trên những nhu cầu trước mắt. Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được. Với tầm nhìn dài hạn đó, chúng ta sẽ không nản lòng với khó khăn trước mắt và kiên trì với sự lựa chọn của mình. (Phạm Thị Ly) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Văn bản trên được trình bày theo cách thức nào sau đây: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp?

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 3 (1,0 điểm): Theo tác giả bài viết có mấy yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được? Câu 4 (1,0 điểm): Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn.” không? Vì sao? PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về lòng nhân ái của con người?

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Việt qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

Đọc văn bản sau và thực hiên các yêu cầu nêu ở dưới: Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta. Tôi lưu ý nhiều hơn đến hai yếu tố sau là giá trị và tầm nhìn. Giá trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng. Mơ ước một cuộc sống đầy đủ không có gì là xấu, ngược lại còn là động lực của sự tiến bộ. Người ta chỉ khác nhau ở con đường đạt đến mục tiêu. Chính các giá trị đã hướng dẫn chúng ta chọn con đường nào để đạt đến mục tiêu. Điều cần nhớ: cái gì cũng có hai mặt, mỗi sự lựa chọn đều đòi hỏi chúng ta phải trả giá. Vì vậy điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả những lựa chọn của chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn ra một viễn cảnh xa hơn bối cảnh thực tế mà mình đang sống. Tầm nhìn ngắn hạn là chạy theo những ngành thời thượng, là chọn nghề dựa trên những nhu cầu trước mắt. Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được. Với tầm nhìn dài hạn đó, chúng ta sẽ không nản lòng với khó khăn trước mắt và kiên trì với sự lựa chọn của mình. Chúng ta đều có chung một mục tiêu là kiến tạo cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân mình, gia đình mình và cho xã hội mà mình đang sống. Nhưng chúng ta có thể khác nhau trong cách lựa chọn con đường để đạt được mục tiêu đó. Con đường mà chúng ta lựa chọn sẽ cho thấy chúng ta là ai. Hãy tự hỏi cái giá phải trả cho sự lựa chọn đó là gì và mình có thể chấp nhận cái giá ấy hay không. . (Cuộc đời là một sự lưa chọn, Phạm Thị Ly, tham gia diễn đàn “Những kẻ lạc đường” ngày 29/4/2013, Tuổi trẻ.vn) Câu 1. Theo tác giả bài viết có mấy yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được? Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả: “Hãy tự hỏi cái giá phải trả cho sự lựa chọn đó là gì và mình có thể chấp nhận cái giá ấy hay không”?

Câu 3. Câu văn: “Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn” trong văn bản gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?