Cổ học tinh hoa là gì

30/10/2015 | 13:32

 Tên tuổi của ông gắn liền với nhiểu lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông là nhà giáo, nhà sưu tầm văn học dân gian, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc. Ông đã từng làm đốc học tỉnh Hà Đông, Hội trưởng Hội Ái hữu các nhà giáo, Phó hội trưỏng Hội Phật giáo Hà Nội. Ông có nhiều sách viết về giáo dục, sưu tầm văn học dân gian, luận bàn về Bách gia chư tử, nghiên cứu văn học thánh văn. Ông còn là cây bút chủ lực của nhóm Cổ Kim Thư xã, Dù hoạt động ở lĩnh vực nào, ông cũng đã vượt khỏi những giới hạn hạn hẹp của công việc để vươn tới tầm vóc của một nhà văn hóa.

Sách ông viết, biên soạn, khảo cứu gồm có: Nhi đồng lạc viên, Phô thông độc bản, Giáo khoa văn học Việt Nam, Cổ học tinh hoa, Đông Tây ngụ ngôn, Nam thi hợp tuyển, Tục ngữ phong dao, Truyện cổ nước Nam, Thơ Nôm và hát nói, Đào nương ca,…Những cuốn sách của ông không chỉ mang đậm giá trị văn hóa, văn học, giáo dục mà còn là một mẫu mực trong công tác biên soạn, khảo cứu sách.

TRẦN LÊ NHÂN, hiệu là Tĩnh Trai, sinh năm 1877, mất ngày 16 tháng 5 năm 1975. Ông đỗ cử nhân năm 1912; sau đó được bổ làm huấn đạo huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao bằng, làm việc tại Nha học chính Hà Nội, làm giáo thụ phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, rồi làm giảng viên Hán ngữ ở Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Ông am tường triết học phương Đông và nghiên cứu cả triết học phương Tây. Ông đã góp phần đào tạo một lớp người thuộc nhiều thế hệ khác nhau, hầu hết họ đều có nhân cách, có học thức và thành đạt.

Ngoài việc dạy học, ông còn tham gia biên soạn và dịch sách. Các cuốn Cổ học tinh hoa, Hán học danh ngôn đều là sách được chọn dùng trong các trường trung học thời đó.

* Cuốn Cổ học tinh hoa do hai ông Nguyễn Vãn Ngọc và Trần Lê Nhân biên soạn đã thâu lượm, giới thiệu với bạn đọc những tinh hoa của nền cổ học phương Đông. Với 250 mẩu chuyện, các tác giả đã đem đến cho người đọc cách nhìn nhận cuộc sông, con người, cách xử sự sao cho phù hợp với từng nơi từng lúc. Có thể nói đó là cuốn sách“dạy làm người”, là cái “túi khôn” rất cần thiết không chỉ cho xã hội lúc bây giờ mà cho cả hôm nay và mãi về sau.

Tái bản cuốn Cổ hoc tinh hoa lần này, chứng tôi giữ nguyên theo bản in của Vĩnh Hưng Long Thư Quán xuất bản năm 1928. Mong rằng cuốn sách sẽ đem đến cho độc giả nhiều điều bổ ích và thú vị.

Tác giả: Nguyễn Văn Ngọc

Cổ Học Tinh Hoa

Cuốn Cổ học tinh hoa do hai ông Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân biên soạn đã thâu lượm, giới thiệu với bạn đọc những tinh hoa của nền cổ học phương Đông. Với 250 mẩu chuyện, các tác giả đã đem đến cho người đọc cách nhìn nhận cuộc sông, con người, cách xử sự sao cho phù hợp với từng nơi từng lúc. Có thể nói đó là cuốn sách "dạy làm người", là cái "túi khôn" rất cần thiết không chỉ cho xã hội lúc bây giờ mà cho cả hôm nay và mãi về sau.

"Ta đã biết truyện đời nay, ta lại cần phải học truyện đời xưa. Ta ôn lại việc đời xưa mà rõ được việc đời nay, có như thế sự Học của ta mới không đến nỗi khiếm khuyết".

[Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc]

Trích đoạn:

"Những câu chuyện tinh hoa của cổ học, tuy là đời xưa nhưng chân lý ở đâu, bao giờ cũng là một. Trung, Hiếu, Lễ, Trí, Tín... đọc mà suy ngẫm bao điều sâu sắc, thú vị..."

Cuốn Cổ học tinh hoa do hai ông Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân biên soạn đã thâu lượm, giới thiệu với bạn đọc những tinh hoa của nền cổ học phương Đông. Với 250 mẩu chuyện, các tác giả đã đem đến cho người đọc cách nhìn nhận cuộc sông, con người, cách xử sự sao cho phù hợp với từng nơi từng lúc. Có thể nói đó là cuốn sách "dạy làm người", là cái "túi khôn" rất cần thiết không chỉ cho xã hội lúc bây giờ mà cho cả hôm nay và mãi về sau. "Ta đã biết truyện đời nay, ta lại cần phải học truyện đời xưa. Ta ôn lại việc đời xưa mà rõ được việc đời nay, có như thế sự Học của ta mới không đến nỗi khiếm khuyết". [Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc] *** “Cổ học tinh hoa” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân là một công trình biên khảo có giá trị vượt thời gian. Bởi lẽ, đó chính là tinh hoa của nền văn minh Hán học mà “từ trong cái biển bao la của bách gia chư tử Trung Hoa xưa, hai cụ đã tìm lấy những hạt ngọc của văn chương, triết học và xâu thành một chuỗi ngọc đem hiến cho đời” [Mai Quốc Liên]. Qua 250 mẩu chuyện nhỏ, vô cùng ngắn gọn và súc tích, “Cổ học tinh hoa” đã đưa chúng ta đến với những tư tưởng lớn của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mặc Tử, Hàn Phi Tử... Chuyện tuy đã xưa, thời đại dù đã đổi khác, nhưng tin rằng tinh thần nhân văn cao đẹp từ hàng nghìn năm trước của cổ nhân thấm đẫm trong từng tích truyện vẫn đủ sức làm rung động bao trái tim của người đọc hôm nay. Bởi lẽ, trước khi những triết lý mà cuốn sách chứa đựng rộng mở tư duy của chúng ta, những đạo lý được gửi gắm trong đó đã âm thầm bồi đắp cho chúng ta một đời sống tình cảm phong phú, vị tha, nhân ái, bao dung. Vượt qua mọi thử thách về không gian và thời gian, “Cổ học tinh hoa” đã trở thành cây cầu nối để cái học tinh hoa của ngàn xưa có thể đồng hành cùng sự hoàn thiện, phát triển của mỗi cá nhân nói riêng cũng như cả cộng đồng nói chung trong hôm nay và mai sau. Hiểu được ý nghĩa to lớn đó, chúng tôi trân trọng tái bản cuốn “Cổ học tinh hoa” của hai soạn giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân, trên cơ sở tham khảo nhiều bản in khác nhau, đồng thời lược bỏ một số nội dung không thật phù hợp với bạn đọc trẻ. *** “Có mới, nới cũ” thường tình vẫn thế. Tân học mỗi ngày một tiến, tất Cựu học phải lùi và có khi sợ rồi mai một đi mất. Nhưng, Tân học mà hay, tất là Tân học có một nền tảng vững chắc. Nền tảng ấy tức là tinh hoa của Cựu học. Cựu học nước nhà là một thứ học trải qua bao nhiêu đời, đã làm cho ông cha ta phù thực được cương thường, chấn chỉnh được phong hóa, bảo tồn được quốc thể, duy trì được thế đạo nhân tâm, thật không phải là một cái Học không có giá trị đáng khinh rẻ hay quên bỏ được. Vả chăng: "Tri kim, nhi bất tri cổ, vị chi manh cổ; tri cổ, nhi bất tri kim, vị tri lục trầm" ta đã biết truyện đời nay, ta lại cần phải học truyện đời xưa, ta ôn lại việc đời xưa mà ta rõ được việc đời nay, có như thế, thì cái Học của ta mới không đến nỗi khiếm khuyết. Vì, tuy chia làm cổ, kim, nhưng chẳng qua cũng chỉ là buổi sớm, buổi chiều trong một ngày của trời đất, kẻ học giả mà câu nệ chấp nhất, chỉ biết cổ không muốn biết kim, hay chỉ biết kim không muốn biết cổ, thì sao gọi là "bác cổ thông kim" được! Cựu học của ta là gì? Cựu học của ta tức là Hán học nghĩa là một cái Học chung cho cả mấy dân tộc ở Á Đông đã chịu cái văn hóa của giống người Hán, tức là người Trung Hoa. Cựu học không phải là chỉ có Tứ Thư, Ngũ Kinh, xưa kia đa số quen dùng làm cái học cử nghiệp mà thôi. Ngoại giả, còn Bác gia chư tử thật là man mác rộng như bể, học thuyết đủ mọi mặt, lý tưởng rất sâu xa, muốn học cho tới nơi, phải mất bao nhiêu công phu, thời giờ mới được. Nay, chúng tôi biên tập quyển sách nầy, không phải là muốn chuyên tâm nghiên cứu riêng một phái nào hay một nhà nào. Chúng tôi chỉ góp nhặt một đôi chút lý tưởng trong Cổ học gọi là để cho người đọc thiệp liệp qua được một ít tinh hoa của lối học cũ mà thôi. Nên chúng tôi mới lạm dụng bốn chữ "Cổ Học Tinh Hoa" làm nhan sách.

Chúng tôi có ý chọn những bài ngắn mà nghĩa lý hàm súc dồi dào. Những bài ấy tuy là truyện từ đời xưa bên Tàu, nhưng ứng dụng vào đời nào và ở đâu cũng được. Vì truyện tuy cổ, nhưng cái chân lý thì bao giờ cũng là một, mà bao giờ cũng như mới. Nào hiếu đệ, nào trung tín, nào lễ nghĩa, nào liêm sĩ, đến cả những việc kỳ quái, sinh tử; bài nầy chính giọng huấn giáo, bài kia rõ thể ngụ ngôn, truyện nầy nghiêm trang khắc khổ, truyện kia khôi hài lý thú; đức Khổng nói "Nhân" hồn nhiên như hóa công; ông Mạnh bàn "Nghĩa" chơm chởm như núi đá, Tuân Tử nói "Lễ" thật là đường bệ, Mặc Tử nói "Ái" thật là rộng rãi, hình danh như Hàn phi tử thật là nghiêm nghị khiến người mất bụng làm xằng, ngôn luận như Án Tử thật là thâm thiết khiến người dễ đường tỉnh ngộ, đến nói đạo đức như Lão Tử, bàn khoáng đạt như Trang Tử thật lại biến hóa như rồng, phấp phới như mây... các lý thuyết mỗi nhà một khác, có khi phản đối hẳn nhau, nhưng thực khiến cho người đọc vừa được vui, vừa phải đem tâm suy nghĩ.

Làm người, khó nhất là thấu hiểu chính mình. Thời hiện đại, con người háo hức tìm hiểu vũ trụ, các loại năng lượng, các loại công nghệ mới nhất mà quên mất việc đi sâu vào tìm hiểu chính bản thân.

Đọc cuốn sách Cổ Học Tinh Hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân để thu nạp những câu chuyện giúp rèn luyện nhân cách đạo đức và hiểu thêm về bản thân mình.

Tác giả sách Cổ Học Tinh Hoa

Cổ Học Tinh Hoa là cuốn sách cho Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân biên soạn. 

Nguyễn Văn Ngọc là một nhà giáo, nhà sưu tầm văn học dân gian và nhà hoạt động văn hóa xuất sắc. Ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong nền văn hóa nước nhà như Đốc học tỉnh Hà Đông, Hội trưởng Hội Ái hữu các nhà giáo và Phó hội trưởng Hội Phật giáo Hà Nội. Tác giả này có nhiều sách hay về giáo dục, sưu tầm văn học dân gian và nghiên cứu văn học thánh văn.

Trần Lê Nhân là giáo thụ phủ Quốc Oai, giảng viên Hán ngữ đại học Sư phạm Văn khoa. Ông am tường triết học Đông – tây, tham gia vào biên soạn và dịch lại rất nhiều sách quý, có giá trị văn hóa cho độc giả Việt Nam.

Review sách: Cổ Học Tinh Hoa – túi khôn của người xưa để lại

Sách hay nên đọc: Review sách: Óc sáng suốt – Tư duy là một công trình nghệ thuật

Công ty phát hành Nhà sách Minh Thắng
Ngày xuất bản 2018-12-13 18:23:46
Kích thước 16 x 24cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 396

Nội dung cuốn Cổ Học Tinh Hoa

Thành sách lần đầu năm 1928, sau gần 100 năm, cuốn Cổ Học Tinh Hoa vẫn được xuất bản đều đặn bởi những giá trị mà cuốn sách này mang lại.

Cổ Học Tinh Hoa bao gồm 250 câu chuyện ngắn, được hai vị học giả biên soạn lại chủ yếu từ các tích xưa, chủ yếu từ các sách kinh điển của Trung Hoa thời cổ. Các tác giả chọn dịch lại từ Khổng Tử tập ngữ, Ái Tử Xuân Thu, Hàn Thi ngoại truyện,.. giúp người đọc tiếp cận được những tinh hoa văn hóa, đạo đức từ ngàn xưa.

Mỗi câu chuyện trong sách, tuy ngắn gọn, nhưng lại hàm chứa những triết lý sống hết sức sâu sắc. Sách chắt lọc những tinh túy trong quan điểm và văn hóa của Trung Hoa xưa để  người đọc nhìn vào đó mà soi mình và rút ra những bài học cho đời sống.

Nhận xét về cuốn Cổ Học Tinh Hoa

Trước sự hội nhập và mở cửa, chúng ta được tiếp cận với những kiến thức mới mẻ và vô cùng thú vị từ những nền văn minh tân tiến nhất trên thế giới. Vậy nhưng, mặt trái tồn tại mà ít ai nhận ra là chúng ta đang lao đi với tốc độ chóng mặt mà quên nhìn vào gốc rễ, nhìn lại những giá trị cổ xưa mà đáng ra nên được trân quý và lưu truyền.

Với tấm lòng mong muốn giữ gìn những gì gọi là hồn cốt của dân tộc, hai tác giả Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân đã lưu lại những câu chuyện quý để chúng ta soi mình và nhìn đời sáng suốt hơn.

Các tích truyện xưa tuy có nhiều từ Hán Việt nhưng ngay sau đó có phần chú thích và nhời bàn chi tiết, giải thích đại ý câu chuyện và cũng giúp ta rút ra bài học cho mình.

Nghiền ngẫm những câu chuyện trong sách Cổ Học Tinh Hoa sẽ giúp ta trồng cho mình một cái gốc đạo đức vững chắc, từ đó mới hoàn thiện trí tuệ để thu lượm những kiến thức hữu ích cho bản thân. Tuy có tên Cổ Học nhưng những tri thức trong sách sẽ chẳng bao giờ trở nên cũ mòn hay lạc hậu.

Review sách: Cổ Học Tinh Hoa – túi khôn của người xưa để lại

Sách hay nên đọc: Review: Nghệ thuật tư duy rành mạch – Bí quyết khiến bạn có thể quyết định nhanh chóng và chính xác

Sách Cổ Học Tinh Hoa không quá dày, bạn sẽ không mất nhiều thời gian để nghiền ngẫm các câu chuyện trong sách. Cuốn sách này cũng thích hợp để đọc lại nhiều lần, hoặc bạn có thể chọn đọc một câu chuyện bất kỳ chứ không lo ngắt mạch như các cuốn tiểu thuyết.

Trích dẫn trong sách Cổ Học Tinh Hoa

THUỶ CHUNG VỚI VỢ

Vua Cảnh Công có cô con gái yêu, muốn gả cho Án Tử. Một hôm vua đến ăn tiệc nhà An Tử, thấy vợ Án Tử, hỏi:

– Nội tử của Tướng công đấy có phải không?

– Án Tử thưa: Vâng, phải đấy.

– Vua nói: Ôi! Người trông sao vừa già, vừa xấu! Quả nhân có đứa con gái trẻ và xinh đẹp, xin cho về hầu, tướng công nghĩ sao?

– Án Tử đứng dậy thưa rằng: Nội tử tôi nay thật già và xấu; nhưng lấy tôi và cùng tôi ăn ở đã lâu, kể từ lúc còn trẻ và đẹp. Xưa nay, đàn bà lấy chồng lúc trẻ lấy, cốt để nhờ cậy lúc già, lúc đẹp lấy, cốt để nhờ cậy lúc xấu. Nội tử tôi thường nhờ cậy tôi mà tôi cũng đã nhận sự nhờ cậy ấy. Nay nhà vua tuy muốn ban ơn chắc cũng không nỡ để cho tôi ăn ở bội bạc với những điều nội tử tôi đã nhờ cậy tôi.

Nói đoạn, Án Tử lạy hai lạy xin từ không lấy.

GIẢI NGHĨA

– Cảnh Công: vua hiền nước Tề đời Xuân Thu.

– Án Tử: tức là Án Anh, làm tướng đời vua cảnh Công, ông là người trung thành, tiết kiệm có tiếng thời bấy giờ.

– Nội tử: tiếng đời cổ gọi vợ các quan to.

– Tướng công: tiếng gọi một bực quan to hay một vị đại thần.

– Bội bạc: phụ lòng người ta, ăn ở không được thủy chung như nhất.

NHỜI BÀN

Vợ chồng là bạn trăm năm đã phải duyên, phải kiếp lấy nhau từ lúc còn trẻ, âu yếm được nhau, thì đến lúc già ai lại có nỡ phụ nhau. Ngán thay thói đời giàu hay quên bạn, sang hay phụ vợ. Lắm kẻ lúc còn hàn vi vợ nuôi cho ăn học, một mai được chút tiền của, chức tước, đã phụ ngay vợ cũ mà kiếm vợ mới, hoặc kiếm vào chỗ giàu, hoặc kiếm vào chỗ sang, hoặc kiếm người trẻ tuổi xinh đẹp hơn.

Những kẻ như thế dù viện nhẽ gì, tổng chi cũng là phụ bạc cả. Nào đã mấy người được như Án Tử đây: gặp cảnh giàu sang như nhà vua, trẻ đẹp như công chúa, lại như muốn lấy uy quyền bức bách mình, mà mình nhất định cố từ. Ông là người ăn ở thuỷ chung với vợ tấm cám thật!

Review sách: Cổ Học Tinh Hoa – túi khôn của người xưa để lại

Bạn quần thoa đọc truyện này cũng nên ngẫm nghĩ, chớ nên tham tài, tham danh mà lấy những kẻ đã đem lòng phụ vợ tao khang, vì rằng người vợ xưa, nuốt được nghèo khổ, chịu được cay đắng, ở với họ đã bao lâu mà họ còn phụ, thì họ có lấy ta, hoặc vì lợi chăng, hoặc vì thế chăng, hoặc vì sắc chăng, một khi lợi kém, thế hết, sức suy, thì cái tình vợ chồng lúc bấy giờ lại hoá ngay ra cảnh người dưng nước lã.

Lời kết

Cổ Học Tinh Hoa là một cuốn sách quý mà ai cũng nên đọc, bất kể tuổi tác hay giới tính nào. Nếu ai cũng thấm nhuần những tư tưởng và đạo lý trong sách thì xã hội sẽ văn minh và tốt đẹp biết bao nhiêu.

Sách hay nên đọc: Review sách: Cái Dũng Của Thánh Nhân – nghệ thuật sống vững vàng và điềm đạm

Cảm Nhận Của Độc Giả


Video liên quan

Chủ Đề