Có bao nhiêu ví dụ sau đây được xem là quần thể sinh vật

Sự tập hợp các loài sinh vật sống cùng một môi trường sống và lời gian sống giống nhau được khái quát chung gọi là quàn xã sinh vật. Việc sống trong một quần xã sẽ mang đến nhiều lợi ích và thậm chí cũng sẽ trở thành nhiều mối nguy hại không đáng có của một vài loài sinh vật. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ về quần xã sinh vật. để hiểu hơn về Quần xã sinh vật nhé.

Quần xã sinh vật là gì?

Quần xã sinh vật được hiểu là một tập hợp các quần thể sinh vật, chúng thuộc nhiều loài khác nhau nhưng lại cùng chung sống với nhau trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã sinh vật này có mối quan hệ gắn bó mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau như một thể thống nhất. Cũng chính vì thế mà quần xã sinh vật có cấu trúc rất ổn định.

Cho ví dụ về quần xã sinh vật

Ví dụ: Ruộng lúa.

– Ruộng lúa là một quần xã sinh vật, gồm có các quần thể như: lúa, cỏ, giun đất, vi sinh vật,…

– Lúa che mát, chắn bớt gió cho cỏ.

– Cỏ che mát, giữ ẩm cho gốc lúa, đồng thời cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất với gốc lúa.

– Lúa, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.

– Giun đất làm tơi xốp cho lúa, cỏ.

– Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho cỏ và lúa.

Một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

Thứ nhất: Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã sinh vật

Thành phần loài được thể hiện thông qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần thể sinh vật; loài ưu thế và loài đặc trưng.

– Đối với số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: vấn đề này thể hiện mức độ đa dạng của quần xã sinh vật, đồng thời biểu thị sự biến động, ổn định hoặc suy thoái của quần xẫ đó. Thông thường, một quần xã ổn định sẽ có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của mỗi loài rất cao.

– Loài ưu thế và loài đặc trưng:

+ Loài ưu thế là những loài có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh, nên loài này thường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quần xã sinh vật. Điển hình là các quần xã sinh vật trên cạn, loài thực vật có hạt thường là loài chiếm ưu thế lớn vì chúng ảnh hưởng mạnh mẽ tới khí hậu của môi trường.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã sinh vật nào đó, hoặc nó có số lượng loài nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng hơn trong quần xã so với các loài khác.

Thứ hai: Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã

Tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài mà việc phân bổ cá thể trong không gian của quần xã cũng không hề giống nhau. Tuy nhiên, nhìn vào mặt bằng chung, có thể thấy sự phân bổ cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh của các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của mỗi loài.

Phân bổ quần xã sinh vật trong không gian được chia ra làm hai hướng chính:

– Phân bổ quần xã theo chiều thẳng đứng như sự phân thành nhiều tầng cây để thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Chính sự phân tầng của thực vật đã kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng đó: chim, côn trùng sống trên các tán cây cao, khỉ, vượn, sóc, … sống leo trèo trên cây; mặt khác, cũng có nhiều loài động vật sống trên mặt đất hoặc trong các tầng đất.

– Phân bổ theo chiều ngang trên mặt đất như sự phân bổ của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi; hoặc sinh vật phân bố từ vùng đất ven bờ biển tới vùng ngập nước ven bờ hoặc vùng khơi xa, … Hầu hết, các sinh vật phân bổ theo chiều ngang đều có xu hướng tâp trung sinh sống ở nhiều nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi tại các vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, có nhiệt độ không khí ổn định và dồi dào nguồn thức ăn.

Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật

Trong quá trình sinh vật trong một quần xã tìm kiếm thức ăn, nơi ở, sẽ nhiều lúc phát sinh các mối quan hệ làm ảnh hưởng, tác động đến nhau. Đó có thể là quan hệ hỗ trợ, hoặc cũng có thể là mối quan hệ đối kháng lẫn nhau.

– Quan hệ hỗ trợ sẽ bao gồm các mối quan hệ như: Công sinh [Hợp tác chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài với nhau để bổ trợ lẫn nhau và cùng có lợi như nhau]; Hợp tác [Hợp tác giữa hai hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia hợp tác đều có lợi]; Hội sinh [Hợp tác giữa hai loài với nhau, trong đó một loài có lợi, loài còn lại không có lợi cũng không có hại].

– Quan hệ đối kháng sẽ bao gồm: quan hệ cạnh tranh; ký sinh; ức chế – cảm nhiễm, hoặc sinh vật này ăn sinh vật khác. Trong mối quan hệ đối kháng, loài được lợi sẽ là loài thắng thế và có cơ hội phát triển. Ngược lại, loài bị hại sẽ là loài yếu thế và dần dần sẽ bị suy thoái và bị loại bỏ. Song, cũng có rất nhiều trường hợp, cả hai loài đều ít nhiều bị loại bỏ.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ về quần xã sinh vật và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Câu hỏi: Ví dụ về quần thể sinh vật là gì?

Lời giải:

-Ví dụ về quần thể sinh vật:Quần thể trâu rừng, tập hợp cá chép trong ao.

-Ví dụ về không phải quần thể:Các cây trên cánh đồng, tập hợp các con cá trong chậu.

Cùng Top lời giải tìm hiểu lý thuyết về quần thể sinh vật nhé!

I. Thế nào là một quần thể sinh vật

* Quần thể sinh vật là:

- Tập hợp những cá thể cung loài.

- Sinh sống trong mộtkhoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định.

- Những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Ví dụ

Quần thể sinh vật

Không phải quần thể sinh vật

Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong mộtrừng mưa nhiệt đới. Vìví dụ này gồm các cá thể thuộc các loài khác nhau.
Rừng cây thông nhựa phân bố ở vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

x

Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao. Ví dụ này gồm các cá thể thuộc các loài khác nhau.
Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau. Vìcác cá thể rắn sống ở những không gian khác nhau.
Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào lượng thức ăn có trên cánh đồng.

x

Tập hợp các cá thể cọ ở Phú Thọ.

x

- Mộtsố hình ảnh về quần thể sinh vật:

II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể

1. Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Tỉ lệ này có quan hệ mật thiết đến sức sinh sản của quần thể.

- Đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non là 1 : 1.

- Tỷ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào: đặc điểm di truyền, điều kiện môi trường… Ví dụ:

+ Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực, sau mùa sinh sản số lượng lại bằng nhau.

+ Ở một số loài rùa trứng được ủ ở nhiệt độ < 280C sẽ nở thành con đực, nếu ủ ở nhiệt độ > 320C sẽ nở thành con cái…

- Quần thể có 3 nhóm tuổi chính: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.

- Thành phần các nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể được thể hiện bằng các tháp tuổi.

+ Tháp phát triển: Nhóm tuổi trước sinh sản > nhóm tuổi sau sinh sản→ chủ yếu làm tăng nhanh khối lượng và kích thước của quần thể.

+ Tháp ổn định: Nhóm tuổi trước sinh sản = nhóm tuổi sinh sản→ quần thể ở mức cân bằng ổn định.

+ Tháp giảm sút: nhóm tuổi trước sinh sản < nhóm tuổi sau sinh sản→ quần thể có thể đi tới suy giảm hoặc diệt vong.

- Mục đích: có kế hoạch phát triển quần thể hợp lí và các biện pháp bảo tồn.

3. Mật độ cá thể của quần thể

- Mật độ của quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

- Ví dụ:

- Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào: chu kì sống của sinh vật, nguồn thức ăn của quần thể, biến động bất thường của điều kiện sống: lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, hạn hán…

- Mật độ là đặc trưng quan trọng nhất vì: mật độ quyết định các đặc trưng khác và ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, sức sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể, các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.

III. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật

- Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở … thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.

- Số lượng cá thể tăng khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên han khiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản nhiều cá thể bị chết→ mật độ cá thể giảm xuống→ mật độ cá thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.

Video liên quan

Chủ Đề