Chụp ct x-ray mri dùng cho trường hợp nào năm 2024

Chụp MRI và chụp CT là hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại được sử dụng phổ biến trong hệ thống y tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, MEDLATEC vẫn nhận được nhiều câu hỏi của bệnh nhân về hai phương pháp này bởi họ chưa thực sự nắm được chụp MRI là gì, chụp CT là gì và chụp MRI và CT cái nào tốt hơn?

1. Chụp MRI

1.1. Chụp MRI là gì?

Chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging) hay còn được biết đến với cái tên chụp cộng hưởng từ. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, nguyên lý làm việc nhờ sử dụng sóng radio và từ trường. Phương pháp này không cần sử dụng đến bức xạ tia X như chụp CT.

Chụp ct x-ray mri dùng cho trường hợp nào năm 2024

Chụp cộng hưởng từ MRI tại MEDLATEC

Dưới tác động của từ trường và sóng radio, nguyên tử Hidro trong cơ thể người sẽ biến đổi và phát ra nguồn năng lượng RF (hay còn gọi sóng vô tuyến). Các máy chụp có nhiệm vụ tiếp thu nguồn năng lượng trên rồi xử lý để cho ra kết quả hình ảnh. Trong quá trình chụp, các máy chụp MRI sẽ sử dụng nhiều chuỗi xung để thu được hình ảnh ở các vị trí khác nhau thể hiện sự thương tổn, nhất là khi chụp mô mềm.

1.2. Ưu điểm của chụp MRI

Một số ưu điểm có thể kể đến khi chụp MRI:

- Do sử dụng sóng radio và từ trường nên bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi tia Xạ như những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, là phương pháp đảm bảo an toàn cao về mặt sinh học.

- Hình ảnh chụp ra có độ tương phản và sắc nét cao, tái tạo không gian 3 chiều giúp ích cho phẫu thuật và chẩn đoán.

- Chụp MRI có thể xử lý các xảo nhiễu của bệnh nhân, tái tạo hình ảnh 3D không gian 3 chiều các mạch máu mà không cần phải tiêm thuốc.

- Các dòng máy hiện đại đều có chức năng giảm tiếng ồn tạo sự thoải mái cho bệnh nhân trong quá trình chụp.

- Hình ảnh được chụp cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán, có thể phát hiện những thương tổn giai đoạn đầu mà phương pháp khác không thực hiện được.

Chụp ct x-ray mri dùng cho trường hợp nào năm 2024

Hình ảnh chụp MRI có độ phân giải cao

1.3. Nhược điểm của chụp MRI

- Thời gian chụp dài từ 15 - 60 phút có thể gây trở ngại tâm lý cho những bệnh nhân mắc hội chứng sợ không gian kín.

- Trong quá trình chụp không được mang thiết bị hồi sức cấp cứu.

- Bác sĩ chụp cộng hưởng từ phải đảm bảo có trình độ chuyên môn cao, thời gian đào tạo dài.

- Đánh giá các tổn thương xương hoặc những tổn thương có canxi khảo sát bằng phương pháp chụp MRI kết quả thường hạn chế.

2. Chụp CT

2.1. Chụp CT là gì?

Chụp CT (Computed Tomography Scan) hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại bên cạnh hai phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI và chụp X-quang.

Trong quá trình chụp, máy sẽ phóng chùm tia X qua cơ thể người bệnh, máy tính sẽ tiếp thu nguồn dữ liệu để xử lý và cho ra kết quả hình ảnh. Độ phân giải sắc nét của hình ảnh phụ thuộc vào lại máy sử dụng, người ta chia thành chụp 2 dãy, 32 dãy, 64 dãy, thậm chí 128 dãy.

Dựa vào lát cắt mà máy có thể chụp để đánh giá độ phân giải của ảnh, máy nào có thể chụp lát cắt càng cao thì hình ảnh cho ra càng rõ nét và chất lượng hơn các máy chụp lát cắt thấp. Các tổn thương ở bên trong cơ thể người sẽ được hình ảnh diễn tả bằng mức độ đậm nhạt tùy theo độ cản của tia xạ X.

Chụp ct x-ray mri dùng cho trường hợp nào năm 2024

Máy chụp CT cắt lớp vi tính

Chụp CT cũng có thể tái tạo hình ảnh không gian 3 chiều các bộ phận cần chụp để phục vụ cho quá trình chẩn đoán.

2.2. Ưu điểm của chụp CT

- chụp cắt lớp vi tính CT cho ra hình ảnh rõ nét, khả năng phân giải khi chụp mô mềm tốt hơn so với chụp X-quang. Ngoài ra chụp được nhiều lát cắt và nhiều góc độ tránh bỏ sót những tổn thương bên trong cơ thể.

- Chụp CT thích hợp để khảo sát những bệnh lý về xương do độ phân giải không gian xương khá cao.

- Thời gian chụp cắt lớp vi tính rất nhanh, là công cụ hữu ích được sử dụng trong cấp cứu và khảo sát các bộ phận di động bên trong cơ thể người.

- Chụp CT có thể chụp cho các bệnh nhân không thể chụp MRI như: bệnh nhân có máy trợ thính cố định, có máy tạo nhịp, van tim bằng kim loại,...

2.3. Nhược điểm của chụp CT

- Chụp CT có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm tia X, nó còn mang tính chất tích lũy. Tuy nhiên mức độ nhiễm xạ mỗi lần chụp đều nằm trong giới hạn cho phép của sức khỏe người bệnh.

- Chụp CT có sử dụng thuốc cản quang gây nên hiện tượng dị ứng. Trong các trường hợp hầu như khỏi ngay trong vài ngày, nhưng nếu nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.

- Chụp CT khó có thể phát hiện những tổn thương nhỏ ở khu vực khó khảo sát như tuyến tùng, tủy sống.

3. Chụp MRI và CT cái nào tốt hơn?

Để so sánh chụp MRI và CT cái nào tốt hơn, chúng tôi đánh giá dựa trên một số tiêu chí như sau:

Thời gian chụp

- Chụp CT nhanh hơn chụp MRI do đó chụp CT thường được sử dụng trong cấp cứu, chấn thương sọ não, ổ bụng.

- Chụp MRI tuy thời gian lâu hơn nhưng mô tả rõ nét và độ phân giải cao hơn do đó có ứng dụng cao trong giải phẫu và phát hiện những bất thường trong não.

Chỉ định

- Chụp CT được chỉ định sau khi bệnh nhân bị va đập hay chấn thương.

- Chụp MRI được chỉ định khi bệnh nhân có những biểu hiện như đau đầu, co giật, động kinh, phát hiện các dị dạng hoặc khối u,...

Ảnh hưởng của kim loại đến quá trình chụp

- Chụp MRI không được áp dụng cho bệnh nhân có kim loại trong người. Do kim loại gây nên sự nhiễu từ, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh. Ngoài ra máy chụp MRI cũng ảnh hưởng phần nào đến các thiết bị kim loại đó trong cơ thể người.

- Chụp CT ít bị bị ảnh hưởng bởi kim loại.

Đánh giá phần xương bị khuất

Chụp MRI có thể đánh giá được phần xương bị che khuất mà chụp CT không làm được.

Nhiễm bức xạ tia X

Chụp MRI sử dụng sóng radio và từ trường do đó không khiến bệnh nhân nhiễm xạ như chụp CT. Do đó chụp MRI thích hợp cho bệnh nhân phải chụp chiếu nhiều lần.

Chụp ct x-ray mri dùng cho trường hợp nào năm 2024

Do sử dụng sóng radio nên bệnh nhân chụp MRI không bị nhiễm xạ như chụp CT

Thuốc cản quang

- Chụp CT thuốc cản quang là hợp chất với I-ốt do đó có thể gây ra dị ứng sau khi chụp, do đó không được chụp CT có tiêm thuốc cho bệnh nhân suy thận.

- Thuốc đối quang từ sử dụng trong chụp MRI an toàn hơn nên rất hiếm xảy ra tính trạng dị ứng, có thể chụp cho bệnh nhân suy thận.

Giá thành: Chụp MRI có giá thành cao hơn chụp CT.

Qua bài viết trên ta có thể kết luận, chụp MRI và CT cái nào tốt hơn cái nào còn tùy thuộc vào tiêu chí đánh giá, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Có những việc chụp CT không làm được nhưng chụp MRI làm được và ngược lại. Do đó căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp nào cho hợp lý.

Chụp citi khác với MRI như thế não?

– Vai trò: Chụp CT Scan được chỉ định sau các va đập, chấn thương, dùng để đánh giá hộp sọ, vôi hóa, vật kim loại,… Chụp MRI được chỉ định với bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, đau nặng đầu kéo dài, phát hiện có khối u, dị dạng trong mạch máu não, thoái hóa chất trắng, co giật, động kinh…

Bao lâu mới được chụp MRI 1 lần?

– Nếu có dị dạng thì tuỳ trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể. – Còn nếu không có dị dạng mạch máu não thì việc khảo sát sọ mạch có thể làm 2-3 năm/lần. – Với trường hợp có nguy cơ bệnh lý mạch máu thì chụp hàng năm.

chụp MRI cơ bảo hiểm hết bao nhiêu tiền?

Đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội BHYT, BHXH hỗ trợ 32% chi phí chụp MRI cho bệnh nhân khám trái tuyến. BHYT, BHXH hỗ trợ 80% chi phí chụp MRI với bệnh nhân khám đúng tuyến. Không hỗ trợ chi phí chụp MRI cho các trường hợp không điều trị tại bệnh viện chụp MRI và khám trái tuyến.

Khi não cần chụp MRI sọ não?

Do vậy chụp MRI sọ não được chỉ định trong các trường hợp: Các trường hợp chấn thương sọ não: xuất huyết não, tụ máu não, đụng giập nhu mô não… Tai biến mạch máu não: xuất huyết não, nhồi máu não. Bệnh lý u não, u màng não, u xương sọ, u dây thần kinh.