Cho biết cách xử lý rác thải trong nấu ăn để góp phần bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm

|June 11, 2018

Also available in English

Que hút bằng nhựa là một trong những chất thải bằng nhựa hàng đầu trong các đại dương, và chúng không thể tái chế được. © Kanittha Boon/Shutterstock

Các báo đưa nhiều tin buồn. Một con cá voi hoa tiêu đực bị chết và dạt vào bãi biển ở Thái Lan vì đã nuốt 80 túi nilon; hình ảnh về những con rùa mắc trong 6 cái vòng nhựa, một con cá ngựa nhỏ xíu cuộn đuôi vào một cái tăm bông bằng nhựa. Các sản phẩm nhựa trôi dạt hàng ngày trên các bãi biển toàn thế giới – từ Indonesia đến bờ biển tây Phi, và các con kênh trong các thành phố ngày càng tràn ngập chất thải nhựa.

Nhưng cả thế giới bắt đầu chú ý đến điều đó và các nước, các doanh nghiệp, người dân, cộng đồng đã bắt đầu hành động. Từ cấm, đánh thuế các sản phẩm nhựa dùng một lần đến đầu tư vào thu gom rác thải và các chính sách làm giảm số bao bì bằng nhựa và dọn vệ sinh bãi biển. Chúng ta đang cố gắng cai nghiện thói quen dùng nhựa, làm cho cuộc sống và hành tinh lành mạnh hơn.

Năm nay, Ngày Môi trường Thế giới tập trung vào “Chống ô nhiễm chất dẻo”. Ngân hàng Thế giới đóng góp vào nỗ lực này bằng các công cụ cho vay và đối thoại chính sách với các nước và các thành phố lớn, giúp họ tìm ra giải pháp và cấp vốn thực hiện các giải pháp đó nhằm đối phó hiệu quả với vấn đề ô nhiễm chất dẻo trong nước biển này. Ví dụ, Ngân hàng Thế giới là nhà đầu tư dài hạn vào các hệ thống xử lý chất thải rắn đô thị. Nếu không xử lý tốt vấn đề này thì ô nhiễm biển sẽ càng nghiêm trọng. Kể từ năm 2000 Ngân hàng Thế giới đã đầu tư trên 4,5 tỉ USD vào trên 300 chương trình quản lý chất thải rắn nhằm giảm xả rác, trong đó có rác thải nhựa, ra môi trường. Ngân hàng Thế giới cũng đang thực hiện nghiên cứu xem đường đi của chất dẻo ra các đại dương như thế nào nhằm tìm ra cách đầu tư đúng trọng điểm và mang lại hiệu quả nhanh.

Nhưng chỉ xây dựng các hệ thống xử lý chất thải rắn thì chưa đủ. Tất cả chúng ta đều phải chung tay, góp phần cá nhân của mình vào giải quyết vấn đề này. Sau đây là năm điều mà BẠN cần làm NGAY HÔM NAY để chấm dứt ô nhiễm chất dẻo:

Nói KHÔNG với túi nilon

Trung bình mỗi phút có 1 triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường và phải mất 1.000 năm mỗi cái túi đó  mới có thể tự phân hủy hoàn toàn. Trong hai thập kỷ qua đã có ngày càng nhiều quốc gia và thành phố trên thế giới cấm sử dụng túi nhựa (Rwanda, California) hoặc đánh thuế sản phẩm này (Ai-len, Washington D.C.) nhằm hạn chế bớt sử dụng túi nhựa. Mỗi sáng kiến đã đạt một số thành công nhất định, nhưng chính bản thân bạn cũng có thể nêu gương bằng cách sử dụng loại sản phẩm có thể dùng nhiều lần mỗi khi đi mua sắm—không phải là sử dụng lại túi nilon hay polyester mà hãy sử dụng loại làm bằng vải bông.

Hãy dùng chai nước của mình

Bạn có biết rằng loài người chúng ta mỗi phút mua khoảng một triệu chai chất dẻo và hầu hết trong số đó không được tái sử dụng không ? Trong tuần này bạn đã mua bao nhiêu chai nước? Cách làm tốt nhất là … hãy đổ nước hoặc đồ uống của mình vào chai, loại chai tái sử dụng, và mang theo bên mình, để trên bàn làm việc hai thứ, một cốc uống đồ nóng và một cốc thủy tinh uống đồ lạnh. Các chai chất dẻo—thường làm bằng vật liệu polyethylene terephthalate (PET) – phải mất 40 năm mới có thể tự phân hủy.

Không dùng ống hút nhựa

Ống hút nhựa là loại hay bắt gặp nhất trong nước biển, và nói chung không ai dùng lại ống hút. Là khách hàng, hãy lên tiếng tại các nhà hàng, quán cà phê, quán đồ ăn nhanh và nói với chủ nhà hàng không nên sử dụng ống hút và que nhựa. Starbucks và McDonalds đã bắt đầu chuyển sang dùng vật liệu giấy. Nếu bạn thích dùng ống hút, hãy mang theo ống hút của riêng mình. Trên thị trường có bán nhiều loại ống hút bằng kim loại và bằng tre.

Không dùng thìa, dĩa, bát, đĩa bằng nhựa

Bạn muốn mua đồ ăn và mang theo ư? Hãy nói với chủ nhà hàng là bạn không cần thìa, dĩa bằng chất dẻo. Vậy còn các buổi liên hoan thì tổ chức thế nào? Hãy sử dụng các loại bát, đĩa, thìa, dĩa, cốc có thể sử dụng lại. Năm 2016 nước Pháp đã là nước đầu tiên cấm sử dụng các loại bát, đĩa, cốc, chén bằng nhựa với hy vọng sẽ thúc đẩy sáng tạo đưa ra thị trường các sản phẩm sinh học tự phân hủy. Hãy nhìn ra xung quanh và thay đổi thái độ của bạn, hướng tới những thói quen thân thiện với đại dương.

Hãy lựa chọn thông minh hơn tại gia đình

Hãy chọn sử dụng và mua các sản phẩm Xanh, được đóng gói bằng ít chất dẻo hơn. Hãy bỏ văn hóa vứt đồ đi. Tránh dùng các mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh cá nhân có chứa microbeads.  Microbeads, các hạt nhựa nhỏ, được đưa vào trong kem đánh răng và sữa rửa mặt. Các nghiên cứu gần đây cho biết các hạt microbead này đang hủy hoại các loài thủy sinh trong biển và là mối đe dọa tiềm tàng đối với sức khỏe con người. Hãy cân nhắc và tìm kiếm sản phẩm khác trước khi mua quần áo làm bằng sợi tổng hợp. Khi giặt, các sợi tổng hợp này sẽ đi theo nước và ra biển và sẽ được cá và các loài thủy sinh khác hấp thụ vào cơ thể. Hôm nay, nhân Ngày Môi trường Thế giới 2018, hãy tham gia phong trào Giải độc Chất dẻo. Những điều nêu trên khá đơn giản nhưng có thể làm thay đổi cơ bản thói quen và thái độ của chúng ta đối với chất dẻo.

Hãy lên tiếng và hành động để ngăn chặn cơn thủy triều chất dẻo—sau này chúng ta sẽ được đọc các câu chuyện về các bãi biển tinh khôi và những con rùa hạnh phúc.

x

This site uses cookies to optimize functionality and give you the best possible experience. If you continue to navigate this website beyond this page, cookies will be placed on your browser. To learn more about cookies, click here.

Thứ 3, ngày 27 tháng 9 năm 2022

Dạy trẻ em bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ là cách chúng ta tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với tương lai của Trái Đất. Dưới đây là 5 cách đơn giản mà mẹ cùng con có thể thực hiện hàng ngày để bảo vệ thiên nhiên.

1. Sử dụng bình đựng nước cá nhân

Mẹ hãy dạy con sử dụng bình nước cá nhân thay vì sử dụng cốc nhựa một lần. Chúng thân thiện hơn với môi trường vì có khả năng tái sử dụng cao và là cách giảm rác thải nhựa.

Bình nước cá nhân tốt nhất nên là bình giữ nhiệt được làm bằng inox. Loại bình này có nhiều ưu điểm hơn bình nhựa thông thường. Thứ nhất, chúng giữ cho nước mát hoặc ấm trong nhiều giờ nếu được cách nhiệt tốt. Thứ hai, bình inox không tạo ra mùi khó chịu sau một vài lần sử dụng. Hơn hết, bạn không cần lo lắng về việc nước uống của con nhiễm BPA (chất hóa học độc hại thường được sử dụng để sản xuất các loại nhựa rẻ tiền).

2. Sử dụng túi vải và tái sử dụng túi nilon

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết bình quân một hộ gia đình Việt Nam sử dụng 1 kg túi nilon/hộ/tháng. Theo ước tính, tổng lượng túi nilon thải ra môi trường chiếm hơn 1/3 số lượng rác thải nhựa ở Việt Nam.

Sử dụng túi vải thay thế cho túi nilon là một giải pháp tuyệt vời để giảm thiểu rác thải nhựa. Chính vì thế, mẹ nên dạy con mang theo túi vải đựng đồ bất cứ khi nào đi chợ, siêu thị,...

Trong những trường hợp buộc phải sử dụng túi nilon, bạn có thể rửa sạch, phơi khô và tái sử dụng chúng bằng cách:

●    Dùng để đựng thực phẩm, đồ dùng... ●    Nhồi đệm, gối ●    Tái chế thành những món đồ trang trí nhà cửa xinh xắn ●    Đựng rác

●    Làm thành chổi quét màng nhện

3. Tái chế các đồ vật trong nhà

Tái chế có ý nghĩa lớn đối với gia đình, xã hội và thiên nhiên. Bằng cách tái chế mọi đồ vật trong nhà, mẹ và bé có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn; giảm chất thải ra môi trường; cân bằng sinh thái và bảo tồn tài nguyên...


Để đồng hành với cha mẹ trong hành trình nuôi trẻ cao lớn, khỏe mạnh và dạy trẻ cách yêu thiên nhiên, trong 3 tháng (từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020), nhãn hàng MILO đã tổ chức cuộc thi “Hành trình xanh - Tái sinh vỏ hộp sữa” tại gần 400 trường mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn TP.HCM.

Thông qua cuộc thi này, hãng mong muốn khuyến khích và giáo dục trẻ thói quen thu gom và tái chế vỏ hộp sữa với 4 bước đơn giản, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng hành tinh xanh.

>> Tham khảo thêm thông tin Hành trình xanh tại đây: https://www.nestlemilo.com.vn/su-kien/hanh-trinh-xanh-MILO

4. Lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường

Sản phẩm thân thiện với môi trường là các sản phẩm không gây hại cho môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng và xử lý sau sử dụng. Bằng cách lựa chọn các sản phẩm này, cha mẹ và bé đang góp phần bảo vệ Trái Đất xanh sạch đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình.

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường của người tiêu dùng Việt Nam, MILO đã đầu tư vào các sản phẩm xanh, sạch và xây dựng thương hiệu gắn với phát triển bền vững.


Vào tháng 3/2020, nhãn hàng đã áp dụng ống hút giấy cho dòng sản phẩm MILO Bữa Sáng thay cho ống hút nhựa thông thường. Theo ước tính, chỉ trong năm 2020, Nestle MILO đã đưa vào sử dụng hơn 16 triệu ống hút giấy cho dòng sản phẩm MILO Bữa Sáng, tương đương với việc sẽ giảm thiểu 6,7 tấn rác thải nhựa.

5. Phân loại rác đúng cách

Phân loại rác thải đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chất thải, góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải. Cùng với đó, phân loại rác thải cũng giúp đảm bảo rằng: rác hữu cơ, rác tái chế không bị đổ vào các bãi chôn lấp. Chất hữu cơ phân hủy trong các bãi chôn lấp có thể giải phóng khí nhà kính, gây hiệu ứng nhà kính.

Bên cạnh đó, việc phân loại rác thải còn góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, những yếu tố độc hại, nguy hiểm.

Ngay từ bây giờ, cha mẹ hãy cùng con thực hành những bài học này mỗi ngày nhé! Điều đó sẽ tạo thành thói quen, giúp con lớn lên trở thành công dân có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường.

Tham khảo thêm bài viết: Điều gì làm nên sự khác biệt của ống hút giấy MILO?