Cách tẩy giun cho mèo con tại nhà

Cách tẩy giun cho mèo con tại nhà

Mèo có thể bị nhiễm nhiều loại giun sán gây nguy hiểm và có thể lây sang cho người cùng thú nuôi khác. Để giữ cho mèo có sức khỏe tốt thì SEN cần biết cách tẩy giun sán cho mèo. Vậy cách tẩy giun sán cho mèo thực hiện như thế nào? Lịch tẩy giun định kỳ ra sao? Cùng ToiYeuMeo.Com tìm câu tra lời ngay với bài viết chia sẻ hôm nay bạn nhé!  

Nhận Biết Mèo Bị Nhiễm Giun Sán

Cách tẩy giun cho mèo con tại nhà

nhận biết mèo bị nhiễm giun sán

Nhận biết mèo bị nhiễm giun sán thông qua thói quen ăn uống và thể trạng của mèo. Một số dấu hiệu mà SEN cần quan tâm như:

  • Mèo đi ngoài có giun sán. Kiểm tra phân mèo bạn có thể phát hiện giun nếu mèo bị nhiễm giun sán.
  • Một số loại giun sán có thể gây tiêu chảy cho mèo. Hay các loại giun đường ruột như giun đũa, giun móc và sán dây có thể gây phân lỏng.
  • Mèo bị nhiễm giun đũa có thể gây nôn. Mèo thậm chí có thể nôn ra giun lớn như sợi mì ống.
  • Theo dõi cân nặng của mèo, nếu mèo ăn uống đầy đủ hoặc ăn nhiều mà không lên ký có thể đã bị nhiễm giun.
  • Mèo mệt mỏi, yếu ớt, thường xuyên bỏ ăn. Suy nhược cơ thể trong thời gian dài.

Những nguyên nhân phổ biến khiến mèo bị nhiễm giun sán:

  • Mèo nhiễm giun từ nhỏ do bọ chét hay ký sinh trung tấn công từ bên ngoài hoặc chúng ở trong thức ăn đi vào cơ thể.
  • Mèo con có thể bị lây giun sán từ mẹ trong quá trình mang thai.

>>> Đọc ngay: Cách Xử Lý Khi Mèo Bị Nôn Ra Giun Sán

Lịch Tẩy Giun Cho Mèo Hợp Lý

Dựa theo từng giai đoạn phát triển của mèo mà lịch tẩy giun sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp nhất:

  • Mèo từ 3 – 8 tuần tuổi: thực hiện xổ giun 2 tuần/lần. Lúc mèo được 3 tuần tuổi: xổ lần thứ 1. Lặp lại vào lúc mèo được 5 và 7 tuần tuổi.
  • Mèo từ 2 – 6 tháng tuổi: thực hiện việc xổ giun 1 tháng/lần. Tức là sau lần xổ giun lúc chúng được 7 tuần tuổi, đúng 1 tháng sau bạn thực hiện xổ giun lần thứ 4. Lặp lại hằng tháng cho đến khi chúng đủ 6 tháng tuổi.
  • Mèo từ 6 – 12 tháng tuổi: cứ 2 – 3 tháng xổ giun 1 lần. Như vậy là từ lần tiêm lúc 6 tháng tuổi, đến khi chúng được 8 tháng, 10 tháng và 12 tháng xổ giun.
  • Mèo từ 1 tuổi trở lên: cứ 6 tháng xổ giun 1 lần cho đến hết vòng đời của mèo.

Cách Tẩy Giun Cho Mèo Đúng Cách & An Toàn

Các SEN cần tẩy giun sán cho mèo đúng chu kỳ, giúp mèo của bạn luôn khỏe mạnh, sau đây là một vài cách và lưu ý trước khi tẩy giun cho mèo:

  • Cho mèo nhịn ăn nửa buổi trước khi tiến hành tẩy giun để mang lại hiệu quả tốt nhât. Nên giảm bớt phẩn nửa khẩu phần ăn cho mèo vào buổi tối.  Để đến sáng hôm sau bạn cho chó mèo uống thuốc sổ giun là hợp lý nhất.
  • Có thể nhét thuốc trực tiếp vào miệng mèo hoặc tán nhuyễn trộn vào thức ăn ngon như pate để dụ mèo ăn. ó thể hòa nước rồi dùng ống tiêm đã bỏ mũi kim, bơm thuốc vào cổ mèo cho mèo uống.
  • Lưu ý cho lượng thuốc vừa đủ theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Nếu cho mèo uống quá liều có thể khiến mèo bị sốc thuốc, cơ thể lừ đừ mệt mỏi, bỏ ăn, có thể dẫn đến bệnh.
  • Do mới sổ giun nên bạn không nên cho mèo ăn nhiều, mà chỉ cho ăn một ít thôi nửa khẩu phần ăn. Đến hôm sau thì cho ăn uống lại bình thường. Trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn cho mèo sau khi tẩy giun nếu đường tiêu hóa chúng không tốt.

Cách tẩy giun cho mèo con tại nhà

tẩy giun sán cho mèo

Trường hợp nào không nên tẩy giun cho mèo?

Các trường hợp sau đây các SEN không nên tẩy giun cho mèo:

  • Mèo đang trong giai đoạn bệnh, mệt mỏi, biếng ăn.
  • Mèo đang trong giai đoạn mang thai
  • Nhiệt độ lạnh hoặc quá nóng cũng không nên tẩy giun.

Một Số Loại Thuốc Tẩy Giun Sán Cho Mèo Thường Gặp

Các loại thuốc tẩy giun sán cho mèo phổ biến nhất:

  • Univerm total: sử dụng đặc trị Trùng roi Giardiasis. Chuyên trị các loại giun tròn, giun móc, giun tóc, sán dây. Liều dùng: 1 viên với 10kg thể trọng.
  • Drontal Plus cats (mèo):  Chuyên dùng để trị các loại giun tròn, giun móc, giun tóc, sán dây. Liều dùng: 1 viên với 4kg thể trọng.
  • Biaverm: Chuyên dùng để trị các loại giun móc, giun tóc, sán dây, giun tim, giun phổi. Liều dùng: 1 viên với 5kg thể trọng.

Ngăn Ngừa Nhiễm Giun Sán Cho Mèo

Ngăn chặn vấn đề nhiễm giun sán ở mèo là vấn đề quan trọng ở bất kỳ lứa tuổi nào, giun sán có thể là nguyên nhân gây tử vong cho bé cưng của bạn. Ghi nhớ những vấn đề cần lưu ý sau:

Cách tẩy giun cho mèo con tại nhà

ngăn ngừa nhiễm giun sán cho mèo

  • Để ngăn ngừa giun cho mèo SEN cần bảo vệ mèo trong vùng an toàn, hạn chế để mèo tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, phân hay các nguy cơ nhiễm bọ chét…
  • Đuổi bọ chét ra khỏi nhà và sân vườn, xử lý sạch sẽ những khu vực mà mèo thường xuyên lui tới. Nếu bọ chét xuất hiện quá nhiều, nên cân nhắc sử dụng thuốc phun và cho mèo tránh đi chỗ khác trong quá trình phun thuốc xịt bọ ché. Sau đó, lau sạch toàn bộ nhà cửa và hút bụi thêm một lần nữa để loại bỏ xác và trứng bọ chét.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ở của bé mèo luôn sạch sẽ. Thường xuyên giặt sạch chăn gối và những vật dụng mèo thường xuyên nằm lên.
  • Cho mèo ăn thức ăn sạch sẽ, an toàn. Dọn sạch hộp cát vệ sinh cho mèo thường xuyên để ngăn ngừa giun sán lây lan. Lưu ý dọn phân mèo nhớ mang găng tay và khẩu trang để không hít phải bụi phân mèo. Cho rác thải của mèo vào túi riêng để đem bỏ.
  • Thường xuyên cho mèo dùng thuốc ngừa ký sinh trùng.

>>> Tìm hiểu thêm: 11 Bệnh Thường Gặp Trên Chó Mèo

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về triệu chứng, nguyên nhân cùng hướng dẫn cách tẩy giun sán cho mèo đúng cách mà ToiYeuMeo.Com muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng từ những chia sẻ trên bạn có thể biết cách chăm sóc và xử lý tốt việc tẩy giun sán cho mèo. Chúc BOSS của bạn luôn khỏe mạnh!  

Cách tẩy giun cho mèo con tại nhà

Mèo có thể bị nhiễm nhiều loại giun như giun đũa, giun móc, sán dây và giun chỉ. Những loại giun này không chỉ gây nguy hiểm cho mèo mà còn có nguy cơ lây nhiễm sang người và thú nuôi khác. Vì vậy, ngoài việc tẩy giun cho mèo con, mèo mới nhận nuôi và mèo có triệu chứng nhiễm giun, bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y về chương trình xét nghiệm và kiểm soát giun thường xuyên. Biết thời điểm nên tẩy giun cũng quan trọng không kém so với cách tẩy giun.

Cho mèo uống thuốc

Chuẩn bị thuốc

Lắc bình thuốc nếu cần thiết hoặc lấy thuốc ra khỏi chai. Bạn có thể cho thuốc nước vào ống bơm hoặc ống nhỏ. Bác sĩ thú y có thể cho bạn biết dụng cụ dẫn thuốc nào là lý tưởng nhất.

Để thuốc khỏi tầm nhìn của mèo. Mèo có thể phát hiện ra viên hoặc chai thuốc nước và có nguy cơ chạy trốn. Đôi khi, tốt nhất bạn nên chuẩn bị thuốc trước vài phút và chờ cho mèo bình tĩnh trở lại để quá trình uống thuốc diễn ra an toàn hơn.

Giữ mèo bình tĩnh

Sau khi được bác sĩ kê đơn thuốc, bạn cần biết cách cho mèo uống thuốc. Quá trình cho mèo uống thuốc có thể gặp chút khó khăn nhưng vẫn suôn sẻ nếu bạn giữ cho mèo bình tĩnh và vui vẻ. Nếu được chỉ định cho mèo uống thuốc tại nhà, bạn cần biết cách xoa dịu mèo để dễ dàng cho mèo dùng thuốc.

Bọc mèo lại

Bạn có thể bọc mèo trong chăn nhỏ, áo gối hoặc khăn và chỉ chừa mỗi đầu mèo ra ngoài. Cách này giúp ngăn không cho mèo cào hoặc chống cự. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo mèo không quá sợ hãi hoặc ngạt thở trong quá trình bọc. Bạn cũng có thể thử cho mèo uống thuốc mà không cần bọc mèo lại để giúp mèo giảm bớt lo lắng. Tuy nhiên, quá trình cho uống thuốc sẽ diễn ra khó khăn hơn khi không bọc mèo.

Giữ mèo an toàn

Một trong những việc đầu tiên khi tẩy giun chó mèo chính là bạn cần ngồi trên sàn nhà và kẹp mèo giữa 2 chân hoặc đặt mèo trên đùi bạn. Bạn cũng có nhờ người khác giúp giữ mèo. Quá trình cho uống thuốc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu có người trợ giúp.

Giữ đầu mèo đúng cách

Đặt ngón cái và ngón trỏ lên 2 bên miệng mèo. Nên cẩn thận vì mèo có thể sẽ cố cắn bạn. Mặc dù vậy, mèo vẫn sẽ khó có thể thoát khỏi vòng kèm cặp của bạn.

Kéo đầu mèo về phía sau

Trong quá trình này, bạn nên nhấn nhẹ lên 2 bên mép miệng để mèo mở miệng ra. Lúc này, bạn phải thật bình tĩnh. Nếu bạn lo lắng, mèo có thể cảm nhận được và tỏ ra lo sợ hơn mức cần thiết. Bạn nên nhấn hàm dưới mèo bằng tay còn lại để mèo mở miệng rộng hơn.

Đưa thuốc vào miệng mèo

Đặt viên thuốc vào bên trong miệng hoặc bóp thuốc nước vào mặt trong của một bên má. Bạn nên cẩn thận không đưa thuốc vào sâu cổ họng để tránh làm mèo bị mắc nghẹn.

Giúp mèo nuốt thuốc

Dưới đây là cách giúp mèo nuốt thuốc hiệu quả nhất:

  • Để mèo khép miệng lại.
  • Nâng cằm mèo lên sao cho mũi hướng lên trên.
  • Xoa cổ họng mèo để kích thích phản xạ nuốt.
  • Giữ nguyên tư thế trong vài giây hoặc cho đến khi mèo nuốt hết thuốc. Bạn phải thật nhẹ nhàng trong quá trình này để tránh làm mèo bị nghẹn thuốc.

Đảm bảo thuốc đã được nuốt hết

Thả miệng mèo ra nhưng bạn cũng phải cẩn thận đề phòng trường hợp mèo không nuốt thuốc và nhổ thuốc ra. Bạn chỉ nên thả miệng mèo khi chắc chắn mèo đã nuốt hết thuốc.

Nhả thuốc là vấn đề thường gặp khi mèo uống viên nang. Mèo rất khó nhổ ra nếu được cho uống thuốc nước.

Khen ngợi mèo sau khi cho uống thuốc thành công

Bạn có thể tháo chăn hoặc khăn bọc mèo ra và khen mèo vì đã cư xử tốt. Bạn nên cho mèo ăn vặt, thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương vì mèo đã rất ngoan ngoãn. Điều này giúp quá trình cho uống thuốc lần sau diễn ra dễ dàng hơn. Mèo sẽ kết nối việc uống thuốc với những điều tốt đẹp thay vì đáng sợ. Mèo có thể chống cự và bỏ trốn ở lần uống thuốc tiếp theo nếu bị ép buộc hay quá sợ hãi.

Ngừa giun cho mèo

Cho mèo dùng thuốc ngừa ký sinh trùng thường xuyên

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để biết thêm chi tiết. Một số loại thuốc như Selamectin có tác dụng trong đề phòng nhiều loại bọ chét, giun chỉ, giun móc, giun đũa và các ký sinh trùng khác.

Cân nhắc nhốt mèo trong nhà

Để tránh những con mèo bị nhiễm giun, bọ chét hoặc các loài gặm nhấm mang giun, bạn nên nhốt mèo trong nhà để giảm nguy cơ nhiễm giun. Nhiều người chủ không nỡ nhốt mèo trong nhà vì cảm thấy như đang tước đoạt quyền tự do của mèo. “Tại sao mèo không được phép thể hiện bản năng tự nhiên dưới bầu không khí trong lành và ánh nắng mặt trời?”. Chính câu hỏi này dẫn lối cho quyết định của họ. Để quyết định đúng đắn, bạn nên cân nhắc lợi và hại.

Rủi ro liệu có quá lớn? Bạn nên cân nhắc điều kiện đường xá, yếu tố bệnh tật, vấn đề môi trường cùng các yếu tố động vật và con người để quyết định. Nếu quyết định nhốt mèo trong nhà để tránh những rủi ro trên, bạn nên thiết kế sao cho trong nhà thật giống với ngoài trời với khu vực cho mèo cào, cửa sổ cùng đồ vật giúp mèo leo trèo vui vẻ.

Đuổi bọ chét khỏi nhà và sân

Nói chung, bạn không cần phải lo lắng về không gian ngoài trời nếu nhốt mèo trong nhà. Mèo có thể giết chết bọ chét một cách điệu nghệ, đặc biệt nếu không ở trong khu vực có quá nhiều bọ chét. Vì vậy, bạn nên tập trung xử lý khu vực mèo thường hay lui tới.

Nhà: Chiến thuật chống bọ chét tối ưu nhất là vệ sinh sạch sẽ. Bạn nên giặt sạch gối, chăn mà mèo yêu thích hay những vật dụng mèo nằm lên thường xuyên. Loại bỏ sạch sẽ bọ chét, trứng, ấu trùng bọ chét hoặc bọ chét non. Tương tự như vậy, bạn nên triệt tiêu những gì liên quan đến bọ chét bằng cách hút bụi thảm. Nếu bọ chét quá nhiều, bạn nên cân nhắc sử dụng thuốc phun. Trong quá trình phun thuốc diệt bọ chét, người và tất cả động vật cần tránh đi chỗ khác theo hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc. Sau đó, lau sạch toàn bộ nhà cửa và hút bụi một lần nữa để loại bỏ xác và trứng bọ chét cũng như độc tố còn sót lại từ thuốc phun.

Sân nhà: Kiểm soát bọ chét ngoài trời thường khó khăn hơn nhiều. Bạn nên bắt đầu bằng cách dọn sạch các mảnh vụn hữu cơ như mẩu cỏ, lá và rơm. Bọ chét thích cư trú ở vùng tối, ẩm và râm mát. Bạn nên mua thuốc phun bọ chét an toàn với môi trường và tiêu diệt theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Thường xuyên dọn sạch hộp cát vệ sinh cho mèo

Bạn nên dọn phân thường xuyên để ngăn ngừa lây lan giun. Mang găng tay nhựa dùng một lần và khẩu trang nếu có thể để không hít phải bụi phân. Cho toàn bộ rác thải của mèo vào túi rác. Bạn cũng có thể dùng khăn giấy và xịt kháng khuẩn tự nhiên để lau sạch bên trong hộp cát vệ sinh. Thậm chí bạn có thể rửa kỹ hộp cát vệ sinh bằng nước xà phòng, sau đó thay cát mới và sạch. Bạn nên vệ sinh hộp cát cho mèo 1-2 lần một tuần, tùy vào nhu cầu sử dụng của mèo.

Trên đây là những kinh nghiệm thực tế được PetHealth chia sẻ. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi dạy mèo cưng

Bài viết có tham khảo từ nguồn: wikihow.vn

Xin chân thành cảm ơn!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:   Phòng chăm sóc khách hàng 

VPGD: 240 Âu Cơ – Quảng An – Tây Hồ – Hà Nội 

Tổng đài: 024.2242.8882 – 090.842.8882 

Email:  

Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/ 

Website: https://pethealth.vn 

Rất hân hạnh được đón tiếp!

Cách tẩy giun cho mèo con tại nhà

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth