Cách nối dây điện âm dương

Đấu dây điện sống là gì? Đấu dây điện sống như thế nào? Nó có nguy hiểm không?… Đây là câu hỏi mà nhiều người phân vân đang đi tìm đáp án. Bài viết sau đây, EvnBamBo sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên tắc khi đấu dây điện sống, cùng cách đấu dây điện sống an toàn, không bị điện giật. Bài viết này các bạn nên tham khảo chứ không nên áp dụng bởi phương pháp đấu dây điện sống tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và nó thường được các thợ điện chuyên môn cao thực hiện.

Cách đấu dây điện sống

Đấ dây điện sống là gì?

Đấu điện sống là cách đấu dây hiện, công tắc điện mà không cần phải tắt đi nguồn điện. Đây là cách đấu dây điện nhanh nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm điện giật. Vì thế chỉ có những thợ điện có chuyên môn cao mới thực hiện.

Khi nào cần đấu dây điện sống

Khi hệ thống điện gặp phải sự cố nhưng chúng ta không thể ngắt nguồn điện tổng do nhiều lý do để sửa chữa. Trong tình huống bắt buộc đó, chúng ta cần thực hiện đấu dây điện sống để tránh ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống đang được vận hành.

Ví dụ: trong một xí nghiệp sản xuất trên dây chuyền, khi hệ thống điện gặp sự cố khiến 1 công đoạn nào đó không thể hoạt động tiếp tục. Điều đó ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình và gây thiệt hại lớn. Trong trường hợp này bắt buộc bạn phải đấu dây điện sống.

Tuy nhiên cách này vô cùng nguy hiểm, là phương án bất đắc dĩ. Nếu có thể bạn nên thực hiện vào ban đêm và ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.

Những lưu ý khi đấu dây điện sống

  • Nắm vững những nguyên tắc an toàn điện. Chuẩn bị đầy đủ trang bị, thiết bị bảo hộ khi sửa điện như: găng tay cao su, kìm điện, kìm cắt, tua vít có vỏ bọc cách điện, bút thử điện,…
  • Dây dẫn điện, nguồn điện cho dù có công suất lớn hay nhỏ thì đều có thể phóng điện, phát hồ quang điện gây nguy hiểm. Chính vì thế, bất kỳ dòng điện nào khi đấu sống bạn cũng cần phải ngắt CB nguồn của dây cần đấu để vừa đản bảo an toàn lại vừa không ảnh hưởng tới các dây truyền điện khác.
  • Nếu các bạn không được cắt nguồn điện thì lúc này bạn có thể đấu sống các thiết bị điện cho phép như: bóng đèn, thay CB nhanh, thay tụ bù,… Còn khi cần thay hoặc đấu điện cho các thiết bị điện các dòng điện phức tạp hơn thì bạn cần sử dụng máy phát điện để cung cấp cho nguồn điện đó rồi cắt nguồn điện cần đấu để đảm bảo an toàn.
  • Chỉ nên đấu nối có điện, nhưng không tải hoặc tải rất nhỏ.
  • Khi thực hiện đấu điện sống, bạn cần phải cách ly cơ thể bạn hoàn toàn với những vật mang điện trung tính
  • Ngoài ra, nếu có thể thì bạn cũng cần có người đứng trực tiếp ngay cạnh để hỗ trợ khi gặp sự cố.

Đấu dây điện thì đấu dây lạnh hay dây nóng trước

Nhiều người nghĩ là đấu dây nào cũng được nhưng đây hoàn toàn sai lầm. Khi đấu dây điện sống, bất kể điện AC hay DC thì cũng cần phải tuân thủ đúng kỹ thuật. Phải đứng đúng tư thế, đứng nơi khô ráo, khôngđược tiếp đất và đặc biệt không được đụng vào người khác,… Luôn luôn nhớ là phải đấu dây nóng trước, dây lạnh sau. Còn khi tháo thì làm ngược lại dây lạnh trước, dây nóng sau.

Xác định dây nóng  – dây lạnh

Cách 1: khi dây điện hở, bạn có thể sử dụng bút thử điện: đèn ở bút tử điện chỉ có thể sáng khi ta tiếp xúc trực tiếp với dây pha [dây nóng]. Nếu thử cả 2 dây đèn đều sáng khi tiếp xúc với bút thử điện thì nguồn điện đó có vấn đề. Bạn cần phải kiểm tra lại nguồn điện đó và ngắt nguồn điện ngay để tránh gây nguy hiểm cho mọi người.

Cách 2: xác định dây nóng, dây lạnh khi không có bút thử điện hoặc không thể cắt dây thử:

  • Tái chế volta: Sử dụng đài cassette mini của Trung Quốc. Mình hàn dây dương cả mic radio ra ngoài còn dây ra loa mình lấy chiếc đồng hồ Volta kế 220Vcủa ổn áp bị hỏng, tháo con điện trở đi nối trực tiếp vào. Sau đó mình thử đưa đầu dây tín hiệu micro kia vào gần dây dương 220v thì kim đồng hồ nhích dần vì xung quanh dây dẫn sẽ phát ra 1 điện trường nhỏ, ta khuyếch đại lên tín hiệu đó lên là dây âm hay dương nên không cần chọc hoặc tước vỏ dây để ứng dụng làm máy dò dây âm tường với mạch khuyếch đại nhạy hơn.
  • Sử dụng bóng đèn trong 220V AC [bóng đèn dây tóc], 1 đầu nối với dây nóng bạn đã biết, đầu kia nối với cây kim nhọn [cách điện càng tốt]. Cứ vậy chọt, khi nào đèn sáng thì đó là dây nguội. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng đồng hồ để đo cũng được.

Lưu ý: cách này chỉ sử dụng dành cho điện áp 1 pha gia đình [điện 3 pha 2 dây nóng thành 380V].

Các bước nối dây dẫn điện

Nếu bạn muốn nối dây điện bị đứt hoặc cần nối cho sợi dây điện dài ra thì bạn cần dùng tới mối nối thẳng. Thực hiện như sau:

  • Bóc lớp vỏ cách điện
  • Cạo sạch lớp vỏ cách điện và lưu ý không làm ảnh hưởng tới lõi để khi nối dây điện không làm nó bị đứt
  • Bẻ gập lõi và đan xoắn chúng lại với nhau
  • Bọc vỏ cách điện
  • Cuối cùng là tiến hành kiểm tra

Trong trường hợp bạn muốn chia thêm nhánh trên dây điện thì bạn phải sử dụng mối nối phân nhanh. Nó được thực hiện theo các bước sau:

  • Đầu tiên thì bạn cũng cần phải bỏ lớp cách điện và cạo sạch lõi
  • Tiếp đến, tiến hành đan lõi. Vì là dây phân nhanh nên lõi của nó rất nhiều, bạn cấn phải đan lõi lại với nhau rồi sau đó xoắn thành 07 – 08 vòng.
  • Cuối cùng, bạn tiến hành bọc vỏ cách điện rồi kiểm tra

Nối dây điện với các thiết bị, đồ dùng điện thì bạn cần sử dụng mối nối bắt vít. Bạn thực hiện như sau:

  • Bóc lớp vỏ cách điện và cạo sạch lõi
  • Sau đó, bẻ cong và xoắn lõi lại thành vòng tròn
  • Cuối cùng cho ốc vít vào vòng tròn của lõi dây điện rồi xoắn chặt ốc vít lại

Trên đây là những thông tin về cách đấu dây điện sống, những lưu ý cần thiết khi bắt buộc phải đấu sống dây điện. Cùng với đó là các bước để thực hiện nối dây dẫn điện, khi nối xong bạn cần đảm bảo các mối nôi phải có độ tiếp xúc tốt và độ bền cơ học cao. Đồng thời cách cách điện an toàn và đẹp măt. Hi vọng bài viết này mang lại những thông tin hữu ích cho bạn

Tham khảo một số thương hiệu dây điện uy tín tại EvnBamBo

Dây điện Cadisun

Dây điện Trần Phú

Dây điện Cadivi

Chắc hẳn trong bất cứ công trình nào hiện nay cũng không thể thiếu việc lắp đặt hệ thống điện.

Trong đó, nối điện đúng kỹ thuật là một yêu cầu cực kỳ quan trọng khi thi công để đảm bảo quá trình sử dụng điện luôn an toàn.

Vậy làm thế nào để nối dây điện đúng theo yêu cầu? Bài viết này sẽ hướng dẫn chính xác cách nối dây điện an toàn cho bạn.

Tìm hiểu về kỹ thuật nối dây điện

Khi lắp đặt hệ thống dây điện nhà ở cần phải tuân theo những quy định cơ bản, đảm bảo đúng kỹ thuật. Từ đó sử dụng điện hiệu quả nhất và vận hành đường dây điện an toàn, hạn chế những tai nạn có thể xảy ra.

Khái niệm về nối dây điện

Nên chọn loại dây dẫn có lớp bọc cách điện để nối

Dây dẫn điện dùng trong gia đình thường là loại dây dẫn được bọc cách điện có chất lượng cao chứ không dùng dây dẫn trần.

Khi chọn dây điện, bạn cần phải chú ý về kích cỡ [tiết diện] dây sao cho đáp ứng khả năng tải điện đến các thiết bị mà nó cung cấp.

Không được dùng những loại dây dẫn cỡ nhỏ vào các dụng cụ điện đòi hỏi công suất lớn để tránh gây ra hoả hoạn. Bạn có thể tham khảo các bảng phụ lục để ước tính dòng điện tiêu thụ của những dụng cụ điện.

Để chọn được kích cỡ dây điện phù đúng tiêu chuẩn.

Kỹ thuật nối dây điện là gì?

Lắp dây dẫn điện trong nhà thường được đặt trong các ống bảo vệ bằng nhựa hoặc trên ống sứ kẹp và puli sứ. Khoảng cách giữa các sứ kẹp không nên quá lớn mà cần đảm bảo khoảng cách không dưới 10mm giữa dây điện và tường hay trần nhà.

Đầu nối dây điện phải lắp so le và được dán băng cách điện ở ngoài mối nối, đặc biệt là với các loại dây đôi.

Khi muốn lắp dây điện ngầm trong tường thì không nên dùng dây có mối nối mà phải dùng dây bọc với 2 lớp cách điện.

Ngoài ra, phải đặt dây trong ống sứ để bảo vệ và không được để nước mưa chảy vào trong ống hoặc theo ống chảy vào nhà. Khoảng cách từ các ống sứ cách điện đỡ đầu dây không được dưới 2m.

Một lưu ý nữa là cầu dao điện, công tắc cần phải đặt ở những vị trí dễ sửa chữa, không được để đồ vật vướng mắc ở dưới.

Mối nối dây điện

Yêu cầu khi nối dây điện cần phải đảm bảo dẫn điện tốt, có độ bền cao, an toàn và đem lại tính thẩm mỹ. Cách nối dây điện chỉ bao gồm các bước cơ bản. Trước hết cần phải đảm bảo yêu cầu mối nối và bóc vỏ cách điện. Làm sạch lõi dây điện và các mặt tiếp xúc lõi. Cuối cùng là nối các mối dây lại, cần đảm bảo mối nối gọn, đẹp và chắc chắn.

Hộp nối dây âm tường

Hộp nối điện âm tường là thiết bị cần thiết khi thi công đường dây ngầm

Ngày nay, việc thi công dây điện âm tường ngày càng phổ biến. Với kỹ thuật này cần phải có hộp nối dây điện âm tường. Đây là thiết bị rất cần thiết giúp bảo vệ đường dây điện tốt nhất, an toàn.

Các dụng cụ cơ bản khi nối dây điện

Trước khi tiến hành nối hệ thống dây dẫn điện, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ cơ bản. Bao gồm bút thử điện, băng keo dính điện, dao cắt hoặc kìm tuốt và tuốc lê vít,…

Hướng dẫn cách nối dây điện đúng cách

Nối dây dẫn điện vào ổ cắm

Nối dây dẫn vào trong ổ cắm rất đơn giản, nhanh chóng

Dây điện chính là đầu vào hoạt động của mọi thiết bị điện, khi dây bị đứt thì coi như thiết bị đó bị tê liệt. Dưới đây là cách đấu điện dân dụng vào trong ổ cắm an toàn:

  • Bước 1: Đầu tiên cắt hai đầu nối bằng nhau, rồi dùng kéo cắt nhẹ đầu dây để tách vỏ và lấy phần lõi đồng bên trong. Đơn giản hơn, bạn có thể trang bị một chiếc kìm tuốt tự động để thực hiện nhanh chóng và không làm đứt lõi.
  • Bước 2: Xoắn hai đầu lõi đồng và đấu nối lại với nhau. Bằng cách đưa hai phần lõi quấn xếp thành hình chữ L, ngoắc vào nhau sau đó xoắn ngược lại. Đừng quên kiểm tra độ chắc chắn của mối nối.
  • Bước 3: Dùng băng dính cách điện quấn quanh hai sợi dây đối nối để đảm bảo không bị chập.

Nối phích cắm điện

Chỉ với 4 bước là bạn đã có thể tự nối lại phích cắm điện an toàn và khắc phục những lỗi đứt dây cho các thiết bị điện.

  • Bước 1: Tiến hành tháo rời các phần của phích cắm. Với những phích cắm cũ đã bị hỏng, nên thay thiết bị mới để đảm bảo dòng điện vào tiếp xúc tốt.
  • Bước 2: Cắt bằng phần đầu dây nối với phích cắm và tách vỏ dây để lấy phần lõi đồng khoảng 2cm. Rồi xoắn hai đầu lại với nhau.
  • Bước 3: Nới lỏng ốc vít trên hai thanh đồng ở phích cắm, nhét phần đuôi dây vào lỗ có sẵn. Tiếp đó dùng tuốc vít xiết chặt ốc để giữ chặt dây đồng.
  • Bước 4: Lắp thanh đồng vào trong phần nhựa của phích cắm và vặn chặt ốc vít.

Nối dây dẫn điện vào công tắc

Công tắc hai chiều là công cụ được dùng phổ biến trong hệ thống điện dân dụng, đặc biệt là trong mạch điện cầu thang.

Có hai cách nối dây điện vào công tắc. Trong đó cách phổ biến nhất là chạy dây nguồn phức tạp rồi nối với mạch công tắc điện. Nhược điện của phương pháp này là tốn nhiều dây điện.

Thế nên, để tiết kiệm lượng dây sử dụng, nhiều người sẽ lựa chọn dùng dây pha cho hai đầu nối.

Nguyên tắc hoạt động là khi có sự chênh lệch về điện áp, ở hai đầu thiết bị điện không xuất hiện dòng điện. Từ đó đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhưng lại không đảm bảo an toàn.

Cách lắp bảng điện dân dụng

Để thực hiện nối dây trong bảng điện, bạn cần chuẩn bị kìm cắt dây, dao nhỏ, tuốc lê vít và kìm mỏ nhọn.

Cách nối dây điện trong bảng điện

  • Bước 1: Đấu nối hai đầu dây vào hai cầu chì và dùng tua vít vặn chặt.
  • Bước 2: Nối hai dây điện vào trong hai đầu công tắc, rồi dùng tuốc vít vặn lại mối nối thật chặt.
  • Bước 3: Lần lượt đấu nối tiếp hai đầu dây vào ổ cắm.
  • Bước 4: Nối các đầu dây lại với nhau và lấy 1 đầu dây từ cầu chì, 1 đầu từ công tắc và 1 đầu ổ cắm điện làm dây nóng để đấu lại với nhau.
  • Bước 5: Dùng băng dính cách điện quấn chặt các đầu dây.
  • Bước 6: Lần lượt nối đầu dây cầu chì còn lại với dây nóng tổng trong hệ thống điện dân dụng, nối đầu công tắc với đầu dây thiết bị điện. Và nối đầu dây còn lại trong ổ cắm đấu với dây nguội tổng và nối với đầu còn lại của thiết bị.

Cuối cùng, bạn chỉ cần kiểm tra xem thử bảng điện đã hoạt động hay chưa là đã hoàn thành các bước lắp bảng điện.

Nối dây điện âm tường

Với cách làm này, bạn cần xác định cụ thể vị trí đặt thiết bị điện để từ đó biết được đường đi dây điện. Sau đó, lên sơ đồ hệ thống điện âm tường.

Tốt nhất là bạn cần nắm vững bản vẽ này và nên lưu lại. Điều này sẽ thuận lợi hơn cho việc thi công cũng như sữa chữa sau này khi gặp trục trặc.

Quy trình thực hiện cách nối dây điện âm tường bao gồm:

  • Bước 1: Đào rãnh tường. Bạn có thể dùng phấn hoặc bút vẽ lên trên tường nhà đường đi dây điện theo sơ đồ. Lưu ý là cần làm chính xác để đảm bảo được tính thẩm mỹ.
  • Bước 2: Dùng máy cắt tường nhà theo các đường vẽ trong bước 1. Sau đó dùng máy đục hay máy đục đục thủng tường theo đường cắt đó. Độ rộng, hẹp và độ nông sâu khi cắt tường sẽ phụ thuộc vào việc đi đường dây bạn muốn.
  • Bước 3: Đi ống nhựa bằng cách cho ống dẫn cứng và ruột gà vào rãnh tường đã đục. Nên cố định chặt đường ống bằng dây kẽm.
  • Bước 4: Luồn đường dây điện âm tường.
  • Bước 5: Hoàn thiện việc thi công dây điện âm tường. Sau khi đã đặt đường ống dẫn điện và luồn dây, dùng hồ trám những vết rãnh đã đục.

Hiện nay, đối với hệ thống điện dân dụng có hai phương pháp là nối dây nổi hay đi dây âm tường. Mỗi phương pháp lại có những ưu và nhược điểm khác nhau.

Hy vọng rằng với những thông tin này, bạn có thể biết được cách nối dây điện đảm bảo kỹ thuật. Cũng như lựa chọn được cách đấu dây phù hợp để đảm bảo an toàn, tính thẩm mỹ và phù hợp với chi phí.

Xem thêm: //phanphoimpe.com/

Xem thêm: Bảng giá full đèn led, thiết bị điện MPE

Xem thêm: Cáp mạng

Video liên quan

Chủ Đề