Dự thảo thông tư hướng dẫn nghị định 60/2022/nđ-cp

Mời bạn đọc tham gia, góp ý dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Ngày bắt đầu lấy ý kiến: 01/04/2021, Ngày hết hạn lấy ý kiến: 30/05/2021

Nội dung văn bản:

Để hoàn chỉnh dự thảo Thông tư trước khi ban hành, Bộ Xây dựng đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức và bạn đọc tham gia góp ý kiến cho dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và bạn đọc có thể góp ý kiến bằng thư điện tử và gửi về hộp thưhoặc gửi bằng văn bản về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng - 37 Lê Đại Hành - Hai Bà Trưng - Hà Nội trước ngày 30/5/2021.

Toàn văn dự thảo Quý cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và bạn đọc tải về tại tệp đính kèm.

Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản

File đính kèm

Du thao Thong tu.rar

Góp ý dự thảo văn bản

Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Ảnh: Internet.

Dự thảo Thông tư phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công. Cụ thể, đơn vị sự nghiệp công thực hiện phân loại mức độ tự chủ tài chính căn cứ điều kiện và công thức xác định mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 28 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Ngoài ra, dự thảo Thông tư này cũng hướng dẫn việc xác định nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công. Theo đó, nguồn thu xác định mức độ tự chủ tài chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó quy định kinh phí cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11, điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công có chức năng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo danh mục được cấp có thẩm quyền ban hành nhưng chưa đủ điều kiện được đặt hàng do chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc đơn vị sự nghiệp công được giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước có tính đặc thù theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì nguồn thu xác định mức độ tự chủ tài chính bao gồm kinh phí giao nhiệm vụ.

Đối với việc xác định các khoản chi, dự thảo nêu rõ các khoản chi xác định mức độ tự chủ tài chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó bao gồm chi thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo danh mục được cấp có thẩm quyền ban hành.

Đối với tổ chức khoa học công nghệ công lập, xác định gồm cả chi thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền xét chọn, tuyển chọn theo quy định pháp luật về khoa học và công nghệ và các khoản chi thường xuyên giao tự chủ theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Về nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính, dự thảo quy định nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công quy định tại Điều 11, Điều 15 và Điều 19 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Ảnh minh họa

Đối tượng áp dụng gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 và Điều 39 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan…

Dự thảo nêu rõ về phân phối kết quả tài chính trong năm. Theo đó, kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ [nếu có], đơn vị sự nghiệp công được sử dụng theo quy định tại Điều 14, Điều 18 và khoản 2 Điều 22 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ và theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Đối với Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, dự thảo quy định Quỹ tiền lương làm cơ sở để tính trích Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trong năm của đơn vị quy định như sau:

Trong thời gian Chính phủ chưa ban hành chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp thì:

Tiền lương phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công: Tính trên cơ sở hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] do Nhà nước quy định của số lượng người làm việc trong đơn vị quy định tại Điều 9 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và mức tiền lương cơ sở do Chính phủ quy định; tiền lương của lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên.

Tiền lương tăng thêm do nâng bậc lương theo niên hạn và nâng bậc lương trước thời hạn của đơn vị theo quy định [nếu có].

Kể từ thời điểm chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết số 27-NQ/TW có hiệu lực thi hành thì:

Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên [đơn vị nhóm 1] và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên [đơn vị nhóm 2]: Trích Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trên cơ sở Quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên [đơn vị nhóm 3]: Trích Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trên cơ sở Quỹ tiền lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ và các khoản đóng góp theo tiền lương theo quy định của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định cụ thể về Quỹ bổ sung thu nhập, về thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm trong năm và các Quỹ khác.

Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ: Để chủ động sử dụng kinh phí chi thường xuyên đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, dự thảo quy định đơn vị có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức, người lao động thực hiện; làm căn cứ để Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi và các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo dõi, kiểm tra theo quy định.

Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng đơn vị ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn; đơn vị gửi cơ quan quản lý cấp trên có ý kiến. 

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Lan Phương


Video liên quan

Chủ Đề