Cách trị tê chân ở người già

Chắc hẳn có rất nhiều người đã từng bị tê chân và biết rằng nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này đó là do thiếu máu đến các chi. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp tê chân không phải do thiếu máu. Và để chữa tê chân một cách dứt điểm, bạn cần biết được chính xác nguyên nhân của hiện tượng này.

1. Nguyên nhân gây ra tê bì tay chân

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tê chân: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Với từng nguyên nhân khác nhau, cách chữa trị cũng khác nhau.

Muốn chữa tê chân hiệu quả cần phải biết được nguyên nhân chính xác

1.1. Tê chân do sinh lý

Hiện tượng tê chân do sinh lý mà một biểu hiện rất bình thường của cơ thể. Khi bạn ngồi lâu, đứng lâu ở một tư thế khiến mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, máu lưu thông không tốt thì tình trạng tê chân sẽ xuất hiện. Các tư thế như ngồi xổm, ngồi vắt chân lâu sẽ khiến chân dễ bị tê.

Bên cạnh đó, việc chạy xe đường dài, làm việc liên tục với máy tính cũng khiến hệ thần kinh chịu áp lực lớn gây tổn thương các dây thần kinh khiến chân tay dễ bị tê bì.

Ngoài ra, các yếu tố ngoại cảnh cũng có thể gây ra tình trạng này. Khi thời tiết thay đổi đột ngột hay khi trời trở lạnh, cơ thể dễ bị rối loạn cảm giác dẫn đến hiện tượng tê bì tay chân.

Tê chân đa phần là do nguyên nhân sinh lý

1.2. Tê chân do bệnh lý

Tê bì do bệnh lý thường là dây thần kinh bị chèn ép vì ảnh hưởng của bệnh lý. Những nguyên nhân bệnh lý có thể kể đến như các bệnh về chuyển hóa, bệnh về thần kinh, thiếu chất, bệnh xương khớp,...

Các bệnh như rối loạn chuyển hóa lipid máu hay tiểu đường, béo phì và xơ vữa động mạch là nguyên nhân bệnh lý đầu tiên gây ra tình trạng tê bì chân tay. Mạch máu bị chèn ép hoặc bị chiếm chỗ bởi xơ vữa động mạch gây ra hiện tượng máu lưu thông kém khiến tay chân bị tê bì. Các bệnh viêm đa dây thần kinh và rễ thần kinh cũng ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở các chi khiến tay chân thường xuyên bị tê bì.

Hiện tượng thiếu vitamin nhóm B và các khoáng chất ở người sức khỏe yếu cũng gây ra hiện tượng tê chân tay. Những đối tượng thường gặp phải tình trạng này đó là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai và người bị suy dinh dưỡng.

Các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp,... cũng là một trong những nguyên nhân khiến tay chân bị tê bì. Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao, bệnh phong, thương hàn, bệnh Lyme, giang mai hay bị nhiễm độc kim loại cũng có thể gây ra tê tay chân.

Tê chân kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của bệnh lý

2. Cách chữa tê chân do sinh lý

2.1. Dùng thuốc giúp làm giảm triệu chứng

Nếu bạn bị tê chân do sinh lý chứ không mắc bất cứ bệnh lý nào thì bạn chỉ cần điều trị giảm triệu chứng tê chân tay và phục hồi sức khỏe. Để làm giảm triệu chứng tê chân tay, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không có steroid kết hợp với paracetamol.

Nếu nguyên nhân là do thiếu vitamin thì bạn cần bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B1, B12. Thuốc vitamin B có thể ở dạng uống hoặc tiêm. Bạn cũng có thể chủ động sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B để cải thiện tình trạng. Ngoài ra, bạn có thể được chỉ định dùng thêm các loại thuốc có tác dụng giãn mạch ngoại vi.

2.2. Chữa tê chân bằng cách massage

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể thực hiện các động tác massage hàng ngày hoặc tập Yoga.

Một số động tác đơn giản dưới đây sẽ khiến tình trạng tê bì chân tay nhanh chóng biến mất.

Bóp, xát chân

Bạn cần ngồi duỗi thẳng chân, hai tay nắm cổ chân với ngón cái ở phía trước và các ngón còn lại ở phía sau chân. Bạn bóp từ phần cổ chân lên đến đùi, lặp lại động tác này 3 lần. Sau đó, dùng hai tay nắm lấy cổ chân và xát mạnh từ phần cổ chân đến phần đùi, lặp lại động tác này 5 lần rồi đổi chân.

Day, xoa đầu gối

Bạn ngồi duỗi thẳng hoặc co chân lại, đặt hai lòng bàn tay úp vào xương bánh chè và thực hiện động tác day, xoa mỗi bên 20 lần.

Xoay bàn chân

Để chân duỗi thẳng, một tay giữ phần gót một tay giữ phần bàn chân sau đó xoay bàn chân theo cả hai chiều ngược nhau, mỗi chiều xoay 10 lần rồi lặp lại với chân còn lại.

Xát gan bàn chân

Đặt bàn chân lên đùi chân kia rồi dùng tay kéo ngược gan bàn chân lại, làm căng gan bàn chân. Sau đó dùng tay kia chà xát nhẹ nhàng lên gan bàn chân khoảng 30 - 50 lần rồi lặp lại với chân kia.

3. Cách chữa bệnh tê tay chân do bệnh lý

Trong trường hợp bạn mắc một bệnh lý nào đó và nó dẫn đến việc bạn bị tê chân tay thì cách tốt nhất là loại bỏ bệnh lý đó.

  • Nếu bạn bị tiểu đường thì cần kiểm soát đường huyết, lipid máu, sử dụng thuốc đều đặn kết hợp ăn kiêng và tập thể dục sẽ giúp làm giảm nồng độ đường trong máu.

  • Nếu tê chân tay do các bệnh lý xương khớp thì cần điều trị dứt điểm các bệnh lý này, tình trạng tê chân tay cũng sẽ hết,...

Việc phát hiện bệnh lý sớm mang yếu tố quyết định hiệu quả của việc điều trị. Bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ, khám ngay khi cảm thấy mình bị tê tay chân thường xuyên kèm theo các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Cần thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý gây tê chân

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị tê chân kéo dài thì chắc chắn phải đến gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, nếu bị tê chân kèm theo các triệu chứng sau thì bạn cũng không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đi khám để biết được nguyên nhân.

  • Tê chân kèm theo chân bị thay đổi màu sắc, hình dạng và nhiệt độ chân, chân có thể bị nóng ran hoặc lạnh bất thường.

  • Xuất hiện triệu chứng hay quên, bị chóng mặt thường xuyên.

  • Khó thở, co giật, đau đầu.

  • Tê chân thường xuyên không rõ nguyên nhân sau một chấn thương ở đầu.

Nếu cần tư vấn thêm về cách chữa tê chân, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bệnh tê chân tay ở người già là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Triệu chứng này có thể chỉ là hiện tượng bình thường do yếu tố tuổi tác, tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh lý nguy hiểm cần điều trị.

Bệnh tê bì chân tay ở người già là tình trạng rối loạn cảm giác dây thần kinh ngoại biên ở vị trí đầu ngón tay, ngón chân rồi lan sang cả bàn tay, bàn chân.

Tê chân tay là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào nhưng thường có nguy cơ cao hơn ở người già.

Bệnh tê tay chân ở người già là chứng bệnh thường gặp

Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như các bệnh lý về xương khớp, thoái hóa cơ xương khớp, mất cảm giác tay, chân ảnh hưởng đến chức năng vận động; hoại tử chi dẫn tới tàn phế vĩnh viễn.

Bệnh tê chân tay ở người già xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu được chia thành 2 nhóm là nhóm nguyên nhân sinh lý và nhóm nguyên nhân do các bệnh lý gây ra.

Nguyên nhân sinh lý:

  • Càng nhiều tuổi, khả năng vận động càng giảm, vì thế người già hay ngồi một chỗ, ít vận động khiến việc lưu thông máu gặp nhiều trở ngại. Ngoài ra, ít vận động cũng khiến mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép dẫn tới hiện tượng tê bì chân tay.
  • Việc sử dụng thuốc ở người già cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này bởi những loại thuốc thường sử dụng có thể gây ra các tác dụng phụ.
  • Tình trạng béo phì tăng cao ở người già cũng gây nên áp lực đến mạch máu và các dây thần kinh khiến dây thần kinh ngoại biên ở vị trí tay, chân bị ảnh hưởng.
  • Ngoài ra, do thời tiết thay đổi, nóng chuyển lạnh đột ngột cũng ảnh hưởng đến nguy cơ gây ra triệu chứng này.

Nguyên nhân bệnh lý:

Thoái hóa khớp là bệnh lý có liên quan mật thiết với quá trình lão hóa ở người già. Đây là bệnh lý mãn tính biểu hiện qua tình trạng tê bì chân tay, đau mỏi khớp và gây khó khăn khi vận động, đi lại. Các triệu chứng thường trở nặng vào buổi sáng khi thức dậy.

Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể sinh ra kháng thể tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng người già là đối tượng có nguy cơ cao hơn.

Biểu hiện của bệnh lý này là tình trạng tê bì chân tay, đau nhức các khớp, sốt nhẹ và các vùng đau có hiện tượng sưng đỏ.

Bệnh tiểu đường là bệnh lý hay gặp ở người già và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một trong những biến chứng đó là ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên dẫn tới tình trạng tê bì chân tay, mất cảm giác chân tay.

Tiểu đường là một trong các nguyên nhân gây ra chứng tê bì chân tay

Rối loạn chuyển hóa là biến chứng của bệnh mỡ máu gây tổn thương vi mạch dẫn tới tình trạng thiếu máu đến các dây thần kinh, co thắt mạch máu khiến chân tay bị tê bì.

Đây là hội chứng thường gặp ở người già gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh ở cổ tay, cổ chân. Những tổn thương do hội chứng này gây ra có thể khiến các cơn đau xuất hiện kèm theo hiện tượng tê bì chân tay, mất cảm giác.

Đây là quá trình thoái hóa xương khớp cùng với quá trình lão hóa ở người già. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến rễ dây thần kinh, là nguyên nhân dẫn đến bệnh tê chân tay ở người già.

Dấu hiệu đặc trưng của triệu chứng này là cảm giác tê ở đầu ngón tay, ngón chân rồi lan dần ra cả bàn tay, bàn chân. Người bệnh sẽ dần mất cảm giác ở tay chân, xuất hiện các cơn chuột rút thường xuyên và cảm giác châm chích như kim châm ở dưới da rất khó chịu.

Các triệu chứng có thể xuất hiện thoáng qua rồi tự biến mất mà không cần điều trị nhưng cũng có thể xuất hiện dài hơn và thường xuyên dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các dấu hiệu tê tay chân có thể khác nhau tùy vào nguyên nhân gây bệnh là nguyên nhân sinh lý hay nguyên nhân bệnh lý.

Với nguyên nhân sinh lý, người bệnh sẽ có cảm giác tê chân tay sau khi ngồi quá lâu, thay đổi thời tiết, các triệu chứng sẽ hết sau khi vận động hoặc tập luyện thể thao nhẹ nhàng.

Với nguyên nhân bệnh lý, người bệnh sẽ có cảm giác tê bì chân tay thường xuyên hơn, càng vận động và tập luyện thể thao thì triệu chứng càng tăng nặng. Trong một số trường hợp các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn vào sáng sớm.

Bệnh tê bì chân tay ở người già có thể không gây nguy hiểm nếu xuất phát từ các nguyên nhân sinh lý vì đó là dấu hiệu của quá trình lão hóa. Tuy nhiên nếu bệnh xuất phát từ các yếu tố bệnh lý thì rất nguy hiểm bởi các biến chứng đối với cơ thể.

Căn bệnh này có thể không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, các bệnh lý về tiểu đường và cơ xương khớp sẽ dẫn tới các biến chứng khó lường, làm suy giảm khả năng vận động.

Tình trạng tê bì chân tay xuất hiện thường xuyên có khả năng khiến chân tay dễ bị thương tổn hơn, máu không lưu thông kịp thời có thể dẫn tới hoại tử phải cắt bỏ ngón tay, ngón chân hoặc bỏ cả bàn tay, bàn chân dẫn tới tàn tật vĩnh viễn.

Nhiều người thường chủ quan với bệnh tê chân tay vì nghĩ rằng đây là hiện tượng tự nhiên khi về già. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xuất hiện nhiều, không cải thiện khi vận động cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp điều trị bằng Tây y giúp điều trị chứng bệnh này do các nguyên nhân bệnh lý. Nguyên lý điều trị bằng phương pháp này là điều trị các bệnh lý từ đó sẽ giảm triệu chứng tê bì chân tay.

Khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh và những yếu tố liên quan, kết hợp với việc xét nghiệm như xét nghiệm máu, test tiểu đường, chụp xương khớp sẽ xác định bệnh lý, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Khi có các dấu hiệu tê bì chân tay liên quan đến bệnh lý, cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị

Với người bị tiểu đường, có thể điều trị bằng cách kiểm soát đường huyết, bổ sung insulin cho cơ thể.

Với những người có bệnh lý về xương khớp, có thể điều trị bằng các thuốc kháng viêm, giảm đau, tái tạo sụn khớp làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Ngoài ra, phương pháp nhiệt trị cũng có thể đem lại hiệu quả tức thời giúp làm giảm triệu chứng tê tay chân, tăng cường lưu thông máu. Chỉ cần sử dụng túi chườm ấm từ 60 đến 70 độ chườm vào vùng tay chân bị tê bì trong khoảng 15 phút, thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để có kết quả tốt nhất.

Theo Đông y, bệnh tê chân tay ở người già có thể do phong thấp và ứ huyết gây ra. Đông y điều trị chứng bệnh này bằng các phương pháp rất đa dạng như sử dụng các vị thuốc, phương pháp xoa bóp, bấm huyệt.

Các vị thuốc chữa tê chân tay bằng Đông y

  • Xuyên khung: Có vị cay, tính ôn, có tác dụng hoạt huyết, giảm đau từ đó hỗ trợ điều trị chứng nhức mỏi do bệnh xương khớp. Ngoài ra vị thuốc này còn tốt cho người suy nhược thần kinh.
  • Thục địa: Có vị ngọt đắng, tính hàn giúp tăng cường lưu thông khí huyết, bổ tinh bổ tủy tốt cho người đau nhức xương khớp, nhất là người già.
  • Bạch thược: Đây là vị thuốc chữa nhức mỏi tay chân và suy nhược cơ thể rất hiệu quả, điều trị thoái hóa cột sống.
  • Đương quy: Là nhóm thuốc bổ khí huyết, thông kinh, khắc phục tình trạng thiếu máu, máu lưu thông đến cơ xương khớp kém.
  • Đảng sâm: Đây là vị thuốc điều trị viêm khớp, nhức mỏi và các bệnh về khớp xương rất hiệu quả.

Xoa bóp bấm huyệt chữa tê chân tay

Đây là liệu pháp điều trị rất đơn giản, xoa bóp tác động vật lý lên vùng tay chân bị tê bì giúp lưu thông máu, tăng khả năng vận động của chân tay.

Bấm huyệt tác động vào các huyệt vị, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, tăng lưu thông máu đến xương khớp và các chi giúp cải thiện tình trạng tê bì tay chân hiệu quả.

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây y hoặc bài thuốc Đông y, một số mẹo điều trị bệnh tê chân tay ở người già bằng các thảo dược tự nhiên cũng đem lại hiệu quả nhất định.

Chữa tê bì chân tay bằng ngải cứu

  • Chuẩn bị khoảng 300g ngải cứu và 1 thìa muối hạt.
  • Sao nóng ngải cứu cùng muối hạt rồi bọc vào vải.
  • Chườm lên vị trí chân tay bị tê bì trong khoảng 15 đến 20 phút.
  • Thực hiện hàng ngày.

Chữa tê bì chân tay bằng lá ớt

  • Chuẩn bị lá ớt và rượu trắng
  • Sao lá ớt cùng rượu trắng cho đến khi khô
  • Sử dụng để chườm vào các vị trí bị tê bì chân tay

Sử dụng lá lốt

  • Lấy 30g lá lốt sắc với khoảng 1 lít nước cho đến khi cô lại còn 300ml
  • Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày để đạt hiệu quả.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có thể điều trị chứng tê bì chân tay do nguyên nhân sinh lý. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng này do nguyên nhân bệnh lý.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt ở người cao tuổi giúp giảm các vấn đề về xương khớp
  • Về chế độ ăn uống, người bị tê bì chân tay nên bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp và cho sức khỏe. Các thực phẩm nên sử dụng là trứng, sữa, cá hồi, phô mai, các loại rau xanh, các loại hạt. Tránh các thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, tránh sử dụng các chất kích thích và bia rượu.
  • Về thói quen sinh hoạt: không nên vận động quá mạnh, không làm việc nặng nhọc, vận động ở mức vừa phải.
  • Hạn chế thói quen gây chèn ép các dây thần kinh như nằm, ngồi quá lâu, ngồi xổm, ngồi lệch.
  • Nếu có nguy cơ béo phì, tim mạch cần cải thiện và thực hiện giảm cân để giảm áp lực lên cơ thể.
  • Luyện tập một số bài tập thể dục tốt cho sức khỏe người cao tuổi như yoga, thái cực quyền, thể dục dưỡng sinh, đi bộ chậm…
  • Tránh hoạt động quá sức dẫn đến chấn thương.
  • Người già nên đi ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng/ngày.

Bệnh tê chân tay ở người già nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt và tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý nguy hiểm.

Trong khi điều trị bệnh, cần lưu ý đến những điều sau đây để hỗ trợ điều trị tốt nhất:

  • Khi có dấu hiệu bệnh, nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán, từ đó tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh để điều trị hiệu quả.
  • Nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, khi dùng thuốc phải theo kê đơn. Nếu muốn áp dụng nhiều phương pháp điều trị cùng một lúc cần có sự tham vấn của bác sĩ.
  • Bên cạnh việc điều trị, cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học, xây dựng thói quen sinh hoạt và rèn luyện cơ thể vừa sức, thực hiện hàng ngày.
  • Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, tránh những căng thẳng mệt mỏi khiến bệnh nặng hơn.

Bệnh tê chân tay ở người già là chứng bệnh hầu như người cao tuổi nào cũng mắc phải gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như niềm vui an hưởng tuổi già. Vì thế quan sát được các triệu chứng bệnh và điều trị kịp thời là cách tốt nhất giúp ông bà có thể khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

Click đọc ngay:

Video liên quan

Chủ Đề