Cách chế biến thức an cho vật nuôi thủy sản

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

  Trang Chủ   : :     Kiến Thức Khác   : :   Quy Trình Sản Xuất Thức Ăn Thuỷ Sản

Hotline Liên Hệ
18009094

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá nói riêng cần phải đầu tư các nguồn vốn chủ yếu như con giống, thức ăn, công chăm sóc, quản lý... Nhưng đầu tư cho thức ăn nuôi cá thường chiếm một tỷ lệ lớn.

Chính vì vậy mà Chephamsinhhoc.net giới thiệu cùng bà con Phương pháp chế biến thức ăn cho cá từ các sản phẩm nông nghiệp:

Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu dùng để chế biến thức ăn cho cá:

- Cám gạo: Đây là nguồn phụ phẩm rẻ và nhiều từ xay xát lúa gạo. Trong cám gạo hàm lượng đạm dao động từ 8 - 10 %. Cám gạo sau khi nghiền cần phơi khô dưới nắng nhẹ, sau đó để nguội và bảo quản để chế biến dần làm thức ăn cho cá.

- Ngô hạt: Đây là nguồn nguyên liệu có hàm lượng tinh bột cao, lượng đường thấp, hàm lượng đạm từ 8 - 13%. Ngoài ra trong hạt ngô còn chứa các nguyên tố vi lượng và khoáng chất như các vitamin B1, PP...

- Hạt đậu tương: Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng chủ yếu trong thành phần thức ăn của cá, nó quyết định phần lớn đến chất lượng thức ăn do chứa hàm lượng đạm cao từ 45 - 50%.

- Sắn khô: Là nguồn nguyên liệu nhiều và dễ kiếm, giá thành rẻ và là thành phần chính làm tăng độ kết dính của thức ăn khi phối trộn. Sắn được ruôi nhỏ, phơi khô để bảo quản dùng dần.

- Các loại rau xanh: Gồm lá sắn, rau ăn các loại như rau muống, lá su hào, bắp cải...là các sản phẩm chứa nhiều khoáng chất, đạm thực vật và các loại vitamin...

Lưu ý:

- Các sản phẩm nông nghiệp dùng để chế biến thức ăn cho cá phải được bảo quản an toàn không bị ẩm và nấm mốc gây hại. Những sản phẩm đã bị nấm mốc cần phải thải loại không được dùng để chế biến thức ăn cho cá và nuôi gia súc, gia cầm nhằm phòng tránh ngộ độc cho vật nuôi.

- Những nơi có nguồn cá tạp trong nuôi trồng thủy sản như các loại cá nhỏ, tôm , tép, cua...là nguồn thực phẩm quan trọng trong chế biến thức ăn cho cá do có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như protein, lipit, các khoáng chất và vitamin...

Tỷ lệ phối trộn thức ăn cho cá: dựa vào trọng lượng hoặc kích cỡ cá trong ao nuôi mà cần phối trộn thức ăn phù hợp theo các tỷ lệ.

Các loại thức ăn:

- Trọng lượng cá dưới 0,2 kg/con. Thức ăn chứa 30 - 40% protein.

- Trọng lượng cá từ 0,2 - 0,5 kg/con. Thức ăn chứa 25 - 30% protein.

- Trọng lượng cá trên 0,5 kg/con. Thức ăn chứa 20 - 25% protein.

Các loại thức ăn

Trọng lượng cá dưới 0,2 kg/con.

Trọng lượng cá từ 0,2 - 0,5 kg/con.

Trọng lượng cá trên 0.5 kg/con.

Đậu tượng

50

45

35

Cám gạo

10

15

20

Ngô hạt

25

25

15

Sắn khô

10

10

20

Rau các loại

5

5

10

Tổng số

100

100

100

- Nếu có nguồn cá tạp phối trộn vào thức ăn thì cần giảm số lượng đậu tương tương ứng nhưng lượng cá tạp phối trộn không nên vượt quá 10% trọng lượng thức ăn [đối với cá có trọng lượng trên 0,5 kg/con] và không vượt quá 20% [đối với cá có trọng lượng dưới 0,5 kg/con].

- Đối với những ao có nuôi cá trắm cỏ thì các sản phẩm thực vật như lá sắn, lá chuối non, các loại rau và các loại cỏ có thể cho ăn trực tiếp không cần qua khâu chế biến.

 Các bước tiến hành chế biến thức ăn cho cá:

- Kiểm tra nguyên liệu trước khi chế biến, loại bỏ các sản phẩm bị mối mọt, nấm mốc.

- Cân, nghiền và phối trộn đều các sản nguyên liệu với nhau:

+ Cân các loại nguyên liệu sau khi đã nghiền nhỏ như cám gạo, ngô, sắn khô, đậu tượng, rau xanh [và cá tạp nếu có] theo tỷ lệ định trước như phần trên sau đó phối trộn đều.

+ Sau khi đã nghiền nhỏ và phối trộn đều cần tiến hành nấu chín thức ăn, để nguội sau đó làm nhỏ thức ăn hoặc ép thành viên và cho cá ăn. Thức ăn chín giúp cá hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi.

+ Phương pháp cho cá ăn: Tùy theo mật độ cá thả có trong ao mà có thể cho cá ăn từ 2 - 4 lần/ngày. Nên cho cá ăn ở một vị trí cố định trong ao. Thường xuyên kiểm tra thức ăn của cá nếu không hết cần giảm số lần cho cá ăn và số lượng thức ăn nhằm tiết kiệm nguồn thức ăn và đảm bảo vệ sinh môi trường ao nuôi do thức ăn thừa phân hủy.

Ngoài phương pháp chế biến và sử dụng thức ăn cho cá như trên, người nuôi cần bổ sung một lượng nhỏ vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho cá. Vitamin C có thể ở dạng viên rời hoặc viên nén đóng vỉ có bán tại các hiệu thuốc. Lượng vitamin C dùng khoảng từ 1,5 - 2 gr/kg thức ăn. Mỗi tháng nên cho cá ăn bổ xung vitamin C một lần, mỗi lần cho cá ăn từ 3 - 5 ngày. Khi cho cá ăn cần nghiền nhỏ vitamin C thành bột mịn và trộn đều với thức ăn đã nấu chín.

Trên đây là các bước chế biến nguồn thức ăn trực tiếp cho cá, ngoài ra cần kết hợp tạo nguồn thức ăn gián tiếp cho cá bằng định kỳ bón phân chuồng hoai mục và phân vô cơ như đạm, lân, kali và vôi bột nhằm tạo nguồn thức ăn thủy sinh cho cá.

Sử dụng nguồn thức ăn được chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp như trên có thể giúp người nuôi cá tiết kiệm được được từ 30 - 40% kinh phí so với thức ăn công nghiệp mà cá vẫn lớn nhanh và ít bị bệnh.

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

Thức ăn tự nhiên

Thức ăn tự nhiên bao gồm thực vật phù du [tảo khuê, tảo lục…], động vật phù du [luân trùng, trứng nước, giáp xác chân chèo…]. Thức ăn tự nhiên rất quan trọng đối với rất nhiều loài cá, giáp xác và thân mềm, đặc biệt ở giai đoạn đầu đời do chúng có kích thước nhỏ phù hợp với kích cỡ miệng của ấu trùng và rất giàu dinh dưỡng. Trong nước ao nuôi luôn có thành phần thức ăn tự nhiên đa dạng và phong phú. Do đó, người nuôi cần bổ sung thêm phân bón, chất dinh dưỡng để phát triển nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có trong thủy vực trước khi thả giống sẽ giúp tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên góp phần giảm lượng thức ăn nhân tạo cần bổ sung và nâng cao năng suất.

Thức ăn tươi sống

Là sử dụng một số loài nuôi có giá trị kinh tế thấp như cá rô phi, cá mè trắng, cá tép dầu, cá mương, giun quế… làm thức ăn cho các loài thủy đặc sản như baba, lươn, cá chình, trắm đen... Có thể chủ động nuôi cá rô phi để cá sinh sản trong ao, khi cá sinh sản mật độ dày thì thả cá đặc sản vào nuôi, cá rô phi con sẽ được dùng làm thức ăn trực tiếp cho cá đặc sản. Nếu nuôi cá đặc sản trong lồng thì có thể khai thác cá mồi làm thức ăn cho cá ăn hàng ngày. Loại thức ăn tươi sống này có hàm lượng đạm cao và phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động của các loài đặc sản.

Thức ăn tự chế

Loại thức ăn này được người nuôi tự chế biến theo quy trình đơn giản. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng rau xanh, cỏ, cá tạp, cám gạo… và phối trộn theo công thức. Sau đó thức ăn có thể được nấu chín rồi cho cá ăn, hoặc được phun nước ẩm rồi đưa vào máy ép viên, phơi khô cho cá ăn dần. Thức ăn tự chế giúp tận dụng các phụ phẩm hay các nguyên liệu sẵn có ở gia đình và địa phương, có chi phí thấp, chủ động sản xuất. Tuy nhiên, thức ăn tự chế do không có chất kết dính, độ ẩm cao nên thường bị tan rã trong nước trước khi được tôm, cá ăn. Phần thức ăn tan trong nước sẽ là nguồn gây ô nhiễm nước. Bên cạnh đó, khi sử dụng nguyên liệu là cá tạp, ốc, hến… có thể là vật trung gian lan truyền dịch bệnh cho người và động vật thủy sản. Khi tự chế biến thức ăn người nuôi cần lưu ý bổ sung chất kết dính nhằm giảm độ tan rã thức ăn trong nước, phòng bệnh cho cá tôm, đồng thời cần tính toán kỹ lượng thức ăn cần dùng theo từng giai đoạn phát triển, điều kiện môi trường, thời tiết và sức khỏe của tôm cá để hạn chế lượng thức ăn thừa trong ao.

Thức ăn công nghiệp

Là thức ăn chuyên biệt được sản xuất từ các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Có hai loại thức ăn công nghiệp là thức ăn dạng chìm để nuôi giáp xác, một số loài cá ăn chìm và thức ăn công nghiệp dạng nổi sử dụng để nuôi cá. Thức ăn công nghiệp được sản xuất từ các thành phần nguyên liệu khác nhau như bột cá, khô dầu đậu nành, bột mì, dầu cá, các loại vitamin, enzyme, acid amin và khoáng chất… Tỷ lệ phối trộn tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn sinh trưởng của từng đối tượng nuôi. Thức ăn công nghiệp chất lượng cao có thành phần dinh dưỡng cân đối giúp tôm, cá tiêu hóa tốt, khỏe mạnh và lớn nhanh. Thức ăn công nghiệp thường được bổ sung các vitamin, khoáng chất giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, bảo vệ hệ vi sinh đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên giúp tôm cá khỏe mạnh và nâng cao tỷ lệ sống cho tôm cá. Thức ăn công nghiệp thường được bổ sung chất dẫn dụ tạo mùi vị hấp dẫn kích thích tôm, cá bắt mồi từ đó làm giảm lượng thức ăn thừa trong ao. Thức ăn thừa là một trong những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước và dẫn tới dịch bệnh trong ao nuôi. Do đó người nuôi cần lựa chọn và sử dụng thức ăn có chất lượng tốt nhằm đem lại vụ nuôi thành công.

Trong nuôi thủy sản thâm canh hiện nay, hầu hết các hộ nuôi gây màu nước để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu, sau đó sử dụng thức ăn công nghiệp. Trong nuôi quảng canh cải tiến người nuôi có thể sử dụng thức ăn tươi sống, thức ăn tự chế hay bổ sung một phần thức ăn công nghiệp. Hệ thống nuôi quảng canh thì thức ăn tự nhiên gần như người nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên. Tùy thuộc vào mức độ canh tác và đối tượng nuôi để người nuôi quyết định lựa chọn dạng thức ăn cho phù hợp.    

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

Video liên quan

Chủ Đề