Các bước chính xây dựng nhà cần tuân theo quy trình sau

Nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân ngày một tăng do đó các công ty xây dựng liên tục đưa rất nhiều dịch vụ cùng với chính sách ưu đãi khác nhau để nhằm thu hút khách hàng lựa chọn. Dù dịch vụ có thay đổi như thế nào thì khi tiến hành xây dựng nhà ở hiện nay, khách hàng đều phải trải qua đầy đủ 6 bước tiêu chuẩn bên dưới đây để có thể sở hữu được một ngôi nhà hoàn chỉnh nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được quy trình đó là gì.

Quy trình các bước xây nhà 6 bước cơ bản nhất

Quy trình 5 bước để tiến hành xây dựng nhà như sau:

Các bước chính xây dựng nhà cần tuân theo quy trình sau

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng. Khách hàng có nhu cầu xây dựng nhà ở hiện nay sẽ bắt đầu việc tìm đến đơn vị nhận thầu công trình để nhận được sự tư vấn liên quan. Tại đây khách hàng trình bày toàn bộ mong muốn, ý tưởng thiết kế ngôi nhà của mình trong tương lại, nếu như đã từng nhìn thấy một mẫu nhà nào đó mà gia chủ rất thích thì có thể đưa ra cho bên thực hiện công trình. Chi phí đầu tư cho toàn bộ công trình này, nguyên vật liệu sử dụng trong công trình, quy mô xây dựng và kiến trúc mà khách hàng ưu thích. Thậm chí mong muốn kiến trúc sư nào thực hiện công trình nhà mình, đội ngũ nào trực tiếp thi công,.. Tất cả thông tin đều được đơn vị xây dựng ghi chép đầy đủ.

Bước 2: Tiến hành khảo sát thực địa vị trí tiến hành xây dựng nhà. Sau khi tiếp nhận đầy đủ thông tin cả hai bên cùng nhau ra vị trí dự định tiến hành xây dựng. Tại đây với một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng sẽ nhìn nhận được những ưu, nhược điểm mà ô đất – điều mà gia chủ không thể nhìn nhận ra hoặc đơn vị chưa có kinh nghiệm sẽ khó nhìn nhận ra. Đơn vị thực hiện cũng sẽ nhìn nhận và vẽ phác thảo được bối cảnh xung quanh. Tiến hành kiếm tra chất lượng đất, độ sụt lún để có phương án chọn móng phù hợp với chất lượng đất đó cũng như quy mô xây dựng của ngôi nhà.

Bước 3: Thiết kế. Sau khi hoàn thiện xong bước thứ 2, kiến trúc sư sẽ tiến hành thực hiện bản vẽ dựa trên ý tưởng thiết kế của gia chủ và quá trình khảo sát thực tế cho thấy, đồng thời cũng lên bảng khái quát chi phí xây dựng của công trình gia chủ có thể nắm được. Cả hai bên cùng nhau trao đổi về phương án thiết kế cũng như chi phí xây dựng tổng quát, cái nào chưa được thì tiến hành sửa chữa, những cái nào đã ổn rồi hoặc cần thay thế hay bỏ bớt đều được trao đổi để đi đến thống nhất cuối cùng.

Bước 4: Nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng. Sau khi đã thống nhất ở bước 3, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng theo quy định, bên khách hàng tiến hành đặt cọc 5 – 10% giá trị của hợp đồng tạm tính. Sau khi xong xuôi thì bên công ty xây dựng tiến hành thực hiện bản vẽ chi tiết cùng với bảng chi phí từng hạng mục chi tiết để gia chủ tiện theo dõi. Hai bên cùng nhau xem lại một lượt trước khi đơn vị nhận thầu xây dựng tiến hành chuẩn bị giấy tờ, làm hồ sơ xin cấp phép xây dựng. Bước này chỉ áp dụng khi gia chủ lựa chọn loại hình dịch vụ xây dựng trọn gói, còn với hình thức xây dựng truyền thống hay thuê khoán công nhân thì không kèm theo. Bước này được đánh giá cao giúp gia chủ tiết kiệm được một khoảng thời gian kha khá trong quá trình xây dựng nhà ở. Giúp cho gia chủ chưa có kinh nghiệm có được giấy phép xây dựng một cách nhanh chóng, được thực hiện bởi đơn vị xây dựng uy tín, chất lượng.

Bước 5: Xây dựng trọn gói. Xây dựng trọn gói chỉ diễn ra khi gia chủ lựa chọn hình thức xây dựng trọn gói hiện nay bao gồm việc cung cấp nhân công, nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng, đội ngũ giám sát. Còn lại phần công việc trong quá trình xây dựng nhà thì đều giống nhau như sau:

1. Xây dựng phần thô bao gồm các hạng mục bên dưới đây:

Các bước chính xây dựng nhà cần tuân theo quy trình sau

Phần móng nhà: tiến hành xác định vị trí đào móng, tim móng bằng cách đánh dấu chờ ngày đào móng. Việc làm này vô cùng quan trọng trong quy trình các bước xây nhà bởi đảm bảo chất lượng công trình cũng như tuổi thọ của công trình có được kéo dài hay không? Quy trình đào móng và thi công móng được tuân theo loại móng sử dụng.

Ví dụ như đất nền tốt, xảy ra sụt lún ít sẽ sử dụng loại móng băng đủ khả năng chịu lực cho công trình cũng như đảm bảo an toàn kỹ thuật. Còn nếu như nền đất yếu như đất ao hồ, độ sụt lún lớn thì bên đơn vị xây dựng chỉ đạo xây dựng phần móng bè để đảm bảo được tính kỹ thuật cũng như chất lượng của công trình vì đặc tính của móng bè nhiều giàn trụ kết hợp lại với nhau để đảm bảo độ bền chắc. Còn với một công trình nhà ở cấp 4, lại trên nền đất vô cùng chắc chắn như có lớp đất đá bên dưới thì lựa chọn móng cọc với chi phí tiết kiệm, thời gian xây dựng nhanh chóng sẽ là một trong những lựa chọn hàng đầu. Ngoài ra ở nền đất yếu việc sử dụng thêm hệ thống bê tông cốt thép, đổ dầm bè để tăng khả năng chịu lực cũng là một trong những phương pháp xây dựng phổ biến hiện nay. Cùng với việc xây dựng móng nhà thì tiến hành xây dựng phần bể phốt, hố gas.

Phần khung nhà: là xây dựng tường bao quanh nhà và tiến hành trát xi vữa đảm bảo mặt phẳng, yêu cầu kỹ thuật đề ra. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạch ra đời, nhập khẩu từ nước ngoài, từng loại sẽ có kỹ thuật xây dựng khác nhau vì thế đội ngũ giám sát sẽ chỉ đạo, hướng dẫn theo yêu cầu kỹ thuật đưa ra. Đồng thời đây cũng là phần tiến hành xây dựng khung xương cầu thang với những ngôi nhà thông tầng.

Thi công nền, cán nền và thực hiện chống thấm. Tất cả đảm bảo mặt phẳng láng, mịn nhất. Chống thấm cũng được thực hiện đúng kỹ thuật, nhất là khu vực nhà vệ sinh, khu vực tầng thượng, khu vực tiếp giáp với phần mái nhà để sau khi đưa vào sử dụng không xảy ra tình trạng thấm dột nước.

Thi công hệ thống điện, nước, mạng, điều hoà không khí,… theo thiết kế âm tầng. Lúc này yêu cầu bám sát bản vẽ chi tiết để thi công, đặc biệt đây là hạng mục đảm bảo kỹ thuật cao nhất bởi khi đưa vào sử dụng nếu như xảy ra sự cố sẽ phải thực hiện đục tường sau đó mới có thể tiến hành sửa chữa.

2. Hạng mục thi công hoàn thiện trọn gói:

Các bước chính xây dựng nhà cần tuân theo quy trình sau

Các bước chính xây dựng nhà cần tuân theo quy trình sau
Yêu cầu báo giá

Tiến hành phân chia không gian bên trong nhà bằng hệ thống tường gạch, trát xi đúng yêu cầu kỹ thuật.

Tiến hành ốp lát đá nền, đá tường, đá trang trí. Yêu cầu đạt độ thẩm mỹ, lại không được lồi lõi gây mất an toàn cho gia chủ sử dụng.

Tiến hành lắp thiết bị nhà vệ sinh: Lavabor, bồn cầu, vòi sen,…

Tiến hành lắp đặt ổ điện, hệ thống đèn ánh sáng

Thi công trần thạch cao nếu có.

Tiến hành lắp đặt cửa chính, cửa sổ của toàn bộ ngôi nhà.

Sơn bả trong và ngoài ngôi nhà đảm bảo độ thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà.

Ngoài ra với những gia chủ có nhu cầu thiết kế nội thất sẽ được đơn vị xây dựng tư vấn cụ thể, chi tiết khi liên hệ tự vấn.

Trên đây là toàn bộ quy trình các bước xây nhà hiện nay để gia chủ tham khảo cho công trình nhà ở tương lai của mình.

Đừng bỏ qua lưu ý dưới đây để lựa chọn được một đơn vị xây dựng uy tín, chất lượng

Như đã đề cập đến ở bên trên, trước nhu cầu xây dựng ngày một tăng cao hiện nay, các đơn vị nối tiếp nhau ra đời để đáp ứng. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng đủ năng lực để thực hiện quy trình các bước xây nhà chất lượng, uy tín. Vậy nên ở bài viết này cung cấp đến gia chủ một vài lưu ý nhất định không được bỏ qua để lựa chọn được đơn vị xây dựng uy tín.

Các bước chính xây dựng nhà cần tuân theo quy trình sau

Các bước chính xây dựng nhà cần tuân theo quy trình sau
Yêu cầu báo giá

Bắt đầu bằng công việc tìm kiếm thông tin, tham khảo trực tiếp từ người thân, bạn bè, thậm chí là hàng xóm của mình để có được những cái tên dự định lựa chọn cho xây dựng công trình tương lai. Tại đây bạn sẽ được cung cấp thông tin chân thực nhất, những trải nghiệm quý giá, khách quan nhất.

Dựa vào kinh nghiệm làm việc thông qua công trình của quý công ty thực hiện thành công. Không gì bằng sản phẩm hữu hình ngay trước mắt, gia chủ nhìn nhận vào đó để đánh giá mức độ uy tín của công ty.

Chính sách bảo hành dành cho dịch vụ xây dựng trọn gói của công ty. Giờ đây khi lựa chọn dịch vụ xây dựng trọn gói, gia chủ nhận được những gói “bảo hiểm” lên đến 5 năm cho phần thô và 1 năm cho phần hoàn thiện.

Thông qua những chia sẻ bên trên, mong rằng, quý gia chủ có thể lựa chọn được đơn vị xây dựng uy tín, chất lượng nhất.

Xây nhà là một việc lớn của mỗi gia đình, việc xây nhà sẽ tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức của mỗi gia chủ. Trước khi bắt tay vào xây nhà, các gia chủ sẽ phải tìm hiểu xem vậy thì “Quy trình xây dựng một ngôi nhà như thế nào? Tuần tự sẽ gồm có những công việc gì?” Để từ đó các gia chủ có thể lên kế hoạch chi tiết nhất để hoàn thành đúng tiến độ, chuẩn bị ngân sách và có kế hoạch giám sát chi tiết nhất. Bài viết dưới đây nêu chi tiết quy trình các bước để xây dựng một ngôi nhà từ A-Z.

1: Trước khi xây dựng

  1. Lên ý tưởng về cấu trúc ngôi nhà muốn xây.
  2. Tìm thiết kế và thiết kế nhà
  3. Xin giấy phép xây dựng
  4. Tham khảo và bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu ( Công viêc này sẽ diễn ra suốt quá trình xây nhà)
  5. Tham khảo và tìm kiếm các đội thợ (thợ dỡ nhà, thợ xây nhà, thợ điện nước… hoặc 1 đội thợ có thể làm hết)
  6. Tìm kiếm nhà trọ (nếu các gia chủ muốn xây lại nhà đang ở)
  7. Dọn đến chỗ ở tạm.

2: Chuẩn bị mặt bằng

  1. Phá dỡ nhà cũ (nếu có).
  2. Tập kết nguyên vật liệu (nếu không có mặt bằng có thể gửi lại tại kho của nhà cung cấp và gọi hàng theo đợt).
  3. Làm lán trại cho công nhân.
  4. Làm hàng rào che chắn, vách ngăn và bạt phủ cho công trình, đảm bảo an toàn cho mọi người và tài sản xung quanh.
  5. Chuẩn bị nguồn điện và nước sẵn sàng cho thi công, có điện có nước mới làm cốp pha, sắt thép, trộn vữa, bê tông được cho nên nhất định phải chuẩn bị trước. Nhà ai thay tên đổi chủ đồng hồ điện nước cũng nên làm việc trước với bộ phận chuyên trách tại chính quyền địa phương.

3: Tiến hành xây dựng

3.1: Phần ngầm và xây thô

Đây là phần cực kì quan trọng vì nó là phần khung xương cuả mỗi ngôi nhà.Trong công đoạn này điều quan trọng là làm sao để các công việc đi đúng hướng và chuẩn bị tiền bạc đầy đủ, tránh tình trạng chưa đến chợ đã hết tiền.

  1. Động thổ, đào móng, đóng cọc tre, cọc gỗ, cọc cát… hay ép cọc bêtông.
  2. Làm phần móng, hầm nhà, đường cống, đường thoát nước, bể nước, bể phốt và các công trình ngầm.
  3. Làm khung nhà: cốp pha, sắt thép, đổ bê tông cột dầm sàn các tầng
  4. Xây thô và chạy đường ống điện, nước, internet, chèn khuôn cửa…
  5. Làm mái.

3.2: Hoàn thiện

Nhiều gia chủ nghĩ khi làm đến đây, công việc đã nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên thực tế cho thấy phần hoàn thiện lại là phần tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhất. Các gia chủ nên tính toán, cân đối các phần trang trí trong ngôi nhà nếu ngân sách không cho phép.

Các bước chính xây dựng nhà cần tuân theo quy trình sau

  1. Trát ngoài, trát trong
  2. Lát nền, đóng trần.
  3. Làm mộc: cửa chính, cửa sổ, bếp, cầu thang.
  4. Sơn trong, ngoài và chống thấm.
  5. Lắp đặt các thiết bị đèn, máy lạnh, bồn nước…
  6. Lắp đặt thiết bị vệ sinh.
  7. May màn, rèm cửa chính và cửa sổ.
  8. Mua sắm các trang thiết bị nội thất khác như sofa, tivi, tủ lạnh, máy lạnh…
  9. Rà soát và yêu cầu nhà thầu sửa chữa những chỗ có sai sót.
  10. Làm vệ sinh nhà sạch sẽ trước khi dọn đến ở.

3.3: Phần sân vườn:

Đó là một phần trong kiến trúc nhà ở, quyết định vẻ đẹp của ngôi nhà trước khi bước vào các không gian sinh hoạt bên trong.

  1. Trang trí hiên nhà, cổng , tường rào
  2. Lát nền sân vườn.
  3. Tạo hồ nước, tiểu cảnh, bồn hoa.
  4. Trồng thảm cỏ, cây xanh.

4: Giám sát quá trình xây dựng và nghiệm thu

Đây là một công việc sẽ song song với quá trình xây dựng để đảm bảo công trình theo đúng tiến độ, chât lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho gia chủ.

4.1: Giám sát

Gia chủ có thể trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát (nếu có thời gian và kiến thức), hoặc nhờ người thân đáng tin cậy hay thuê các công ty giám sát có uy tín.

  1. Thường xuyên theo dõi chất lượng thi công của nhà thầu. Kiểm tra vật tư có đúng mẫu mã, chất lượng, quy cách hàng như đã đặt trước đó.
  2. Kiểm tra số lượng vật tư cần thiết có đủ cho tiến độ công trình.
  3. Thúc đẩy thi công nhằm bảo đảm tiến độ.
  4. Thường xuyên kiểm tra công tác thực hiện an toàn lao động.

4.2: Nghiệm thu

Chủ nhà, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn thiết kế phải tổ chức nghiệm thu, lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng.

  1. Nghiệm thu theo từng hạng mục.
  2. Lập bảng thống kê để dễ theo dõi.
  3. Các bên có liên quan phải có trách nhiệm sửa chữa và khắc phục nếu có sự cố.
  4. Biên bản nghiệm thu là cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
  5. Các bộ phận bị che khuất của công trình (ví dụ hầm, hố, đường ống nước, điện âm tường…) phải được nghiệm thu và làm bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

Đó chính là quy trình xây dựng và giám sát xây dựng một ngôi nhà hoàn chỉnh. Hy vọng bài viết giúp ích cho cô chú, anh chị trong quá trình xây ngôi nhà như ý của gia đình.

Bài viết được bảo trợ bởi Công ty chuyên xây dựng nhà trọn gói Ferio Việt Nam