Bài tập tự luận hóa học lớp 11 violet năm 2024

GIÁO ÁN Đề cương ôn tập hóa 11 cuối học kì 1 NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 7 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KÌ 1​

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Củng cố cho HS kiến thức về nitrogen, ammonia – muối ammonium, sulfur – sulfur dioxide, sulfuric acid – muối sulfate

- Phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch.

- Sự điện li, chất điện li, chất không điệnli.

- Thuyết Brønsted – Lowry về acid –base.

- Khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thựcvật,...).

- Nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.

- Hệ thống hóa được các kiến thức về hoá học hữu cơ, phân loại các loại hợp chất hữu cơ;

- Phân biệt được các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ, vận dụng giải quyết được các bài toán thực tiễn về tách chất và tinh chế chất hữu cơ.

- Phân biệt được công thức phân tử, công thức cấu tạo.

- Biết cách xác định phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào phổ khối lượng.

- Học sinh biết cách lập công thức phân tử của các hợp chất hữu cơ từ kết quả phân tích định tính, viết được công thức cấu tạo của một số phân tử đơn giản.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng làm việc với SGK: Tóm tắt hệ thống kiến thức chương 1,2,3

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tóm tắt hệ thống hoá kiến thức chương 1,2,3

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các vấn đề thực tế liên quan đến nội dung kiến thức đã học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Thông qua việc đọc tên các chất hữu cơ

- Năng lực thực hành hóa học: Đưa ra được phương án thực hành để xác định định tính thành phần các chất, và phương án thí nghiệm chiết, tách các chất hữu cơ,…

- Năng lực tính toán: Vận dụng được kiến thức hóa học tính toán và giải thích được các bài tập liên quan đến lập công thức phân tử, công thức cấu tạo.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: Giải quyết một số tình huống thực tiễn liên quan đến công thức phân tử, công thức cấu tạo và thành phần hợp chất hữu cơ trong cuộc sống hàng ngày.

3. Phẩm chất: Trung thực,tự trọng,tự lập,tự tin,tự chủ;Có trách nhiệm trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập của nhóm, lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

Kế hoạch bài dạy; Nội dung kiến thức và hệ thống bài tập, trò chơi học tập, hình ảnh liên quan

2. Học sinh

Cần chuẩn bị trước nội dung bài học, nhiệm vụ học tập theo nhóm ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1:Hệ thống hóa kiến thức.

  1. Mục tiêu:

    Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.

  2. Nội dung: Học sinh trình bày sơ đồ tư duy
  3. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của học sinh.
  4. Tổ chức thực hiện:

    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

    - GV cho HS hoạt động nhóm(6 HS), chia sẻ, thảo luận để hoàn thành sơ đồ tư duy của nhóm vào bảng A0 (Hoặc trình bày bằng máy tính)

    - Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

    Nhóm 1,2:Sơ đồ tư duy về chương 1: Cân bằng hóa học.

    Nhóm 3,4: Sơ đồ tư duy về chương 2: Nitrogen và sulfur

    Nhóm 5,6: Đại cương về hóa học hữu cơ

    Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

    - HSthảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy của nhóm.

    Bước 3: Báo cáo thảo luận

    - Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả.

    Bước 4: Kết luận, nhận định:

    GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức

    Hoạt động 2: Luyện Tập

  5. Mục tiêu:

    - Củng cố kiến thức về cân bằng hóa học, Nitrogen và sulfur, Đại cương về hóa học hữu cơ.

    - Giải bài tập tự luận, trắc nghiệm lí thuyết và tính toán liên quan

    - Phát triển năng lực hợp tác

  6. Nội dung:

    Các tổ chọn ngẫu nhiên câu hỏi một cách luân phiên. Các tổ có đại diện chọn phương án, cả 4 tổ dùng bảng trả lời.

    1. Phần 1: Phần thi tiếp sức:

    Câu hỏi:

    Câu 1. Cân bằng hóa học liên quan đến loại phản ứng

  7. Không thuận nghịch. B.Thuận nghịch. C. Một chiều. D. Oxi hóa – khử.

    Câu 2. Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận (vt) và tốc độ phản ứng nghịch (vn) ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào?

    A.vt = 2vn. B.vt = vn¹ 0. C. vt = 0,5vn. D. vt = vn = 0.

    Câu 3. Cho cân bằng hóa học sau: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) có ∆H < 0. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi

  8. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng. B. giảm áp suất của hệ phản ứng.
  9. tăng áp suất của hệ phản ứng. D. thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng.

    Câu 4. Cho cân bằng hóa học sau: CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g) = 176 kJ

    Yếu tố nào sau đây làm cho cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận?

  10. Tăng nồng độ khí CO2. B. Tăng áp suất. C. Giảmnhiệt độ. D. Tăng nhiệt độ.

    Câu 5. Để nhận biết ion NH4+ trong dung dịch, thuốc thử cần dùng là

  11. dung dịch H2SO4. B. dung dịch NaOH.
  12. dung dịch NaNO3. D. dung dịch NH3. Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

THẦY CÔ TẢI NHÉ!