Bài tập giải quyết tranh chấp hợp đồng

Bài tập ôn thi CPA: Bài tập về Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại

Để giúp bạn ôn thi chắc chắn đậu trong kỳ thi chứng chỉ hành nghề kế toán 2020 môn pháp luật về Kinh tế và luật doanh nghiệp, TACA tổng hợp các dạng bài tập tình huống thường xuất hiện trong đề thi để các bạn thực hành.

Dưới đây là chủ đề Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại.

Với chủ đề này, tình huống thường xuất hiện trong bài thi là tình huống phát sinh tranh chấp. Câu hỏi được đặt ra là:

Thẩm quyền giải quyết của tòa án hoặc trọng tài thương mại. Ví dụ: Bên nào được quyền giải quyết vụ án? Trong điều kiện nào?

Giá trị pháp lý của điều khoản thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng tòa án / trọng tài. Ví dụ: Ý nghĩa pháp lý? Khi nào thì thỏa thuận bị coi là vô hiệu?

Khi giải quyết các bài tập theo chủ đề này, các bạn nên làm theo quy trình 3 bước: (1) Đưa ra các giả sử cần thiết nếu đề bài không cho thông tin -> (2) Xác định và nêu cơ sở pháp lý cần áp dụng -> (3) Đưa ra kết luận.

Bài tập:

Bài tập 1: Công ty TMCP A có trụ sở tại quận Hà Đông. Gồm 4 thành viên: M – N – G – H. Theo điều lệ công ty, M là chủ tịch hội đồng thành viên. N làm giám đốc công ty và người đại diện pháp luật. Ngày 10/3/2019, M đã đại diện cho công ty A mua 100 tấn thép của Công ty TNHH I tại Thanh Trì mà không có sự ủy quyền của N.

Yêu cầu: Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trên?

Bài tập 2:

Công ty TNHH B chuyên sản xuất đồ gỗ có trụ sở chính tại Bắc Ninh. Ngày 24/12/2018, B đã ký hợp đồng cung cấp gỗ với công ty C có trụ sở chính tại Nghệ An.

Theo hợp đồng đã ký, C  có trách nhiệm cung cấp gỗ cho B thành 2 đợt với tổng giá trị hợp đồng là 2 tỷ. Đồng thời, 2 bên đã thỏa thuận bằng văn bản về việc giải quyết tranh chấp giữa 2 bên (nếu có) tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Tuy nhiên, trong đợt giao hàng thứ 2, C đã không thể giao hàng cho B đúng hạn do 1 số lý do khách quan. Thiệt hại kinh tế phát sinh cho B là 500 triệu đồng.

Yêu cầu:

(1) B gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh để được giải quyết. Tòa án Bắc Ninh có được thụ lý và giải quyết tranh chấp không?

(2) Trường hợp nào thỏa thuận tại trọng tài của 2 công ty được coi là vô hiệu?

Để có thể giải quyết tốt các bài tập trên, các bạn cần nắm vững kiến thức trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và luật trọng tài 2010.

Để giải thêm nhiều bài tập của môn Pháp luật, bạn hãy vào Kho tài liệu của TACA để lấy thêm nhé.

[HOT]

Chúc các bạn ôn thi hiệu quả và đạt kết quả cao trong kỳ thi tới.
TACA – Đào tạo ôn thi chứng chỉ hành nghề Kế toán – Kiểm toán!
 

Bình luận

Dưới đây là mẫu bài Báo cáo thực tập Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại TAND,mong muốn được gửi tới các bạn sinh viên đang làm bài báo báo thực tập, và đang trong quá trình tìm kiếm tài liệu bổ ích, phù hợp để hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình. Hy vọng bài mẫu báo cáo thực tập đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại TAND sẽ là một bài mẫu hoàn chỉnh và có ích cho các bạn.

Trong quá trình viết bài báo cáo thực tập nói riêng cũng như các bài tập, tiểu luận, khóa luận,… nói chung,nếu như có khó khăn trong quá trình triển khai cũng như viết bài, hãy liên hệ với Dịch vụ viết bài báo cáo thực tập trọn gói, bao mộc, bao sửa, của Luận Văn Tốt nhé, hãy liên hệ zalo để được báo giá chi tiết, cam kết bảo mật 100%.

PHẦN MỞ ĐẦU Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại TAND

1. Lý do chọn đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 

Hợp đồng mua bán hàng hoá là một trong những hợp đồng thông dụng nhất trong hoạt động kinh doanh thương mại, là sự thoả thuận giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho bên mua ngược lại thì bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận ( Khoản 8 Điều 3 LTM 2005 ). Hoạt động mua bán hàng hoá hiện nay ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng với sự tăng lên về mặt chất lượng cũng như hình thức của hàng hoá và số lượng người tham gia hoạt động kinh doanh. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường trên toàn thế giới tạo nên tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư và kinh doanh. Cùng với đó, các tranh chấp thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng diễn ra ngày càng phức tạp đòi hỏi phải có một hệ thống pháp lý toàn diện phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại gồm thương lượng, hoà giải, trọng tài thương mại và Toà án. Tuỳ vào tình hình thực tế mà các bên muốn giải quyết tranh chấp chọn hình thức thích hợp để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Ở Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Với những nội dung đã nêu trên sinh viên lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá tại Toà án nhân dân cấp huyện” là cần thiết để nghiên cứu và có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.

XEM THÊM (BCTT) Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm hợp đồng lao động

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá. Hệ thống quy trình tiến hành giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá tại Toà án nhân dân cấp huyện. Phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong xét xử.

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu là thực tiễn xét xử các tranh chấp mua bán hàng hoá tại Toà án nhân dân cấp huyện được coi là tranh chấp kinh doanh, thương mại theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá tại Toà án nhân dân cấp huyện.

4. Phương pháp nghiên cứu

Bài báo cáo được thực hiện nhằm làm rõ vấn để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá tại Toà án nhân dân cấp huyện. Bên cạnh đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh, logic…… tham khảo các tài liệu sách báo có liên quan đến bài báo cáo.

5. Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài gồm có 2 chương.
Chương 1: Khái quát chung quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án nhân dân cấp huyện có các nội dung về khái niệm, đặc điểm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, nguyên tắc, trình tự thủ tục của Toà án nhân dân cấp huyện trong việc xét xử các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại tại Tòa án nhân dân cấp huyện và kiến nghị hoàn thiện.

Bài tập giải quyết tranh chấp hợp đồng
Báo cáo thực tập về Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại TAND

ĐỀ CƯƠNG Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của đề tài
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1 Khái quát chung về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại tại tòa án nhân dân cấp huyện
1.1.1 Khái niệm về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại tại Tòa án nhân dân cấp huyện
1.1.2 Đặc điểm giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại tại Tòa án nhân dân cấp huyện
1.1.3 Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại tại Tòa án nhân dân cấp huyện
1.2 Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại trong thương mại Tòa án nhân dân cấp huyện
1.2.1 Điều kiện trường hợp về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại tại Tòa án nhân dân cấp huyện
1.2.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án nhân dân cấp huyện
1.2.3 Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại tại Tòa án nhân dân cấp huyện
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Nhà Bè
2.1.1 Kết quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
2.1.2 Hạn chế của việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
2.2 Kiến nghị hoàn thiện việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại bằng Tòa án nhân dân cấp huyện
2.2.1 Đẩy mạnh áp dụng kết quả đạt được.
2.2.2 Giải pháp khắc phục hạn chế
KẾT LUẬN 

Bài tập giải quyết tranh chấp hợp đồng
Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập lâu đời

KẾT LUẬN Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển, chính vì lẽ đó mà các mối quan hệ về kinh doanh hàng hóa ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Do đó, chúng ta cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng hơn nhằm nâng cao sự am hiểu pháp luật của các nhà đầu tư, kinh doanh. Sự phát triển của các thành phần kinh tế, sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp đã và đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn nhưng không kém phần phức tạp và cạnh tranh gay gắt. Từ đó các tranh chấp kinh doanh hàng hóa cũng phát sinh với số lượng ngày càng tăng và tính chất phức tạp của nó; đòi hỏi phải có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền, nơi mang lại quyền và lợi ích hợp pháp trong quan hệ kinh tế này.

Vì vậy, Tòa án là nơi được các chủ thể kinh tế quan tâm và chú trọng hơn hết. Việc đưa ra lý luận chung, áp dụng thực tiễn và nghiên cứu đưa ra các giải pháp đối với việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại giúp công tác giải quyết các vụ án tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc của nhà nước cũng như nhà kinh doanh. Đồng thời vấn đề nâng cao nghiệp vụ và biên chế cho các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải được quan tâm đặc biệt, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tránh nhầm lẫn, chồng chéo. Từng bước hòa nhập với hệ thống pháp luật trên thế giới trong điều kiện nước ta đang hòa nhập mạnh mẽ với nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh hàng hóa trong thực tiễn xét xử cấp sơ thẩm tại Tòa án cấp huyện hiện nay là rất cần thiết và đúng với thực tế. Các chủ thể kinh tế cần thường xuyên tích lũy kiến thức về pháp luật, đảm bảo một môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh.

Trên đây là mẫu Báo cáo thực tập Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa được tham khảo từ báo cáo tốt nghiệp điểm cao các bạn có thể dùng tham khảo khi viết bài tốt nghiệp của mình nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình thực tập và làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói công ty Số điện thoại/zalo 0934573149

LƯU Ý BẠN NÀO MUỐN TẢI VỀ NGUYÊN BÀI, NHẮN TIN ZALO ĐỂ ĐƯỢC GỬI NHÉ.

Bài tập giải quyết tranh chấp hợp đồng

Mình tên là Nguyễn Thị Hiền, năm nay 32 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ  trường Đại học Tài Chính, mình hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvantot.com. Luận Văn Tốt được thành lập từ năm 2010, nhóm gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ  loại khá giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng mình nhận hỗ trợ sinh viên, học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn, khóa luận  https://luanvantot.com/ – Hoặc ZALO: 09345.73149