Ví dụ về số tuyệt đối thời kỳ và thời điểm

Skip to content

Số tuyệt đối là chỉ tiêu biếu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế – xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thế.

Số tuyệt đối trong thống kê bao gồm các con số phản ánh quy mô của tổng thế hay của từng bộ phận trong tổng thế [số doanh nghiệp, số nhân khẩu, số học sinh đi học, số lượng cán bộ khoa học,…] hoặc tổng các trị số theo một tiêu thức nào đó [tiền lương của công nhân, giá trị sản xuất công nghiệp, tổng sản phẩm trong nước [GDP], v.v…].

Số tuyệt đối dùng đế đánh giá và phân tích thống kê, là căn cứ không thế thiếu được trong việc xây dựng chiến lược phát triến kinh tế, tính toán các mặt cân đối, nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế – xã hội, là cơ sở đế tính toán các chỉ tiêu tương đối và bình quân.

Có hai loại số tuyệt đối: Số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời điếm.

  • Số tuyệt đối thời kỳ: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một thời kỳ nhất định. Ví dụ: Giá  trị  sản  xuất  công nghiệp   trong 1 tháng, quý hoặc     năm;  Sản  lượng lương thực năm 2005, năm 2006, năm 2007,…
  • Số tuyệt đối thời điểm: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng ở một thời điếm nhất định như: dân số của một địa phương nào đó có đến 0 giờ ngày 01/04/2005; giá trị tài sản cố định có đến 31/12/2007; lao động làm việc của doanh nghiệp vào thời điếm 1/7/2007,…

Số tuyệt đối [tiếng Anh: Absolute figure] là chỉ tiêu biểu hiện qui mô, khối lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội, trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

03-12-2019 Dãy số thời gian [Time Series] là gì? Đặc trưng và phân loại

04-10-2019 Giá trị gia tăng thuần [Net Value Added – NVA] trong thống kê là gì?

04-10-2019 Giá trị gia tăng [Value Added - VA] trong thống kê là gì?

04-10-2019 Giá trị sản xuất [Gross Output – GO] là gì? Ý nghĩa và cách xác định

Hình minh họa

Số tuyệt đối [Absolute figure]

Định nghĩa

Số tuyệt đối trong tiếng Anh là Absolute figure.

Số tuyệt đối trong thống kêlà chỉ tiêu biểu hiện qui mô, khối lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội, trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Số tuyệt đối bao gồm các con số nói lên số đơn vị của tổng thể [số doanh nghiệp, số công nhân,...] hoặc tổng thể các trị số về biểu hiện của một tiêu thức nào đó [tiền lương công nhân, giá trị sản xuất công nghiệp,...].

Đơn vị tính của số tuyệt đối

Các số tuyệt đối bao giờ cũng có đơn vị tính cụ thể, gồm:

- Đơn vị tính hiện vật như cái, con, chiếc...

- Đơn vị hiện vật qui ước tức là đơn vị qui đổi theo một tiêu chuẩn nào đó như nước mắm qui theo độ đạm; than qui theo nhiệt lượng.

- Đơn vị tiền tệ [đồng, nhân dân tệ, đô la...]

- Đơn vị thời gian [giờ, ngày, tháng,..]

Vai trò của số tuyệt đối

- Số tuyệt đối phục vụ cho công tác quản doanh nghiệp, quản nhà nước, vì muốn quản và kinh doanh được thì trước hết người quản phải biết được tình hình cụ thể về mọi mặt.

Ví dụ: Biết được tình hình đất đai, lao động, vốn... từ đó mới có kế hoạch sắp xếp sử dụng một cách hợp các nguồn lực đó vào kinh doanh và quản xã hội.

- Số tuyệt đối phục vụ cho công tác kế hoạch như lập và kiểm tra thực hiện kế hoạch, các dựán.

- Số tuyệt đối là căn cứ tính toán, so sánh cácchỉ tiêu thống kê.

Phân loại số tuyệt đối

[1] Số tuyệt đối thời kì phản ánh qui mô, khối lượng của hiện tượng trong một thời hay một khoảngthời gian nhất định. Số tuyệt đối thời kì hình thành nhờ sự tích luỹ về lượng của hiện tượng suốt thời gian nghiên cứu.

Đặc điểm:

- Số tuyệt đối thờikì phản ánh quá trình của hiện tượng.

- Các số tuyệt đối thời của một chỉ tiêu có thể cộng được với nhau.

- Thời càng dài thì trị số của chỉ tiêu càng lớn.

[2] Số tuyệt đối thời điểm phản ánh qui mô, khối lượng của hiện tượng ở một thời điểm nhất định như: dân số một địa phương nào đó có đến 0 giờ ngày 1/4.

Đặc điểm:

- Số tuyệt đối thời điểm chỉ phản ánh trạng thái của hiện tượng.

- Các sốtuyệt đối thời điểm của cùng một chỉ tiêu ở các thời điểm khác nhau không cộng lại được với nhau được.

- Thời điểm khác nhau, trị số của chỉ tiêu cũng khác nhau.

[Tài liệu tham khảo: Một số thuật ngữ thống kê thông dụng, Tổng cục thống kê, NXB Thống kê]

Báo cáo thống kê [Statistical report] là gì? Phân loại báo cáo thống kê

03-12-2019

Chỉ tiêu thống kê [Statistical indicator] là gì? Phân loại chỉ tiêu thống kê

03-12-2019

Phân tích dãy số thời gian [Time series analysis] là gì?

1. Khái niệm và ý nghĩa

Số tuyệt đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và điạ điểm cụ thể.

Ví dụ:

1. Tổng dân số Việt Nam tại 0 giờ ngày 1.4.1999 là 76324753 người.

2. Tổng số sinh viên theo danh sách lớp kế toán 49 A năm học 2005-2006 là 95 người.

Số tuyệt đối là kết quả của điều tra và tổng hợp thống kê. Nó có thể biểu hiện số đơn vị của tổng thể hay từng bộ phận của tổng thể, như số nhân khẩu, số sinh viên... hoặc là trị số của lượng biến theo một tiêu tiêu số lượng nào đó như tổng chi phí sản xuất, tổng doanh thu...

Số tuyệt đối luôn phản ánh một nội dung kinh tế, chính trị trong điều kiện lịch sử nhất định. Nó phản ánh rất cụ thể, chính xác sự thật khách quan không thể phủ nhận được. Ví dụ: Tổng số tiền học bổng của một sinh viên một tháng là 120.000 đồng.

Bằng các số tuyệt đối này có thể xác định một cách cụ thể được nguồn tài nguyên, tài sản, khả năng tiềm tàng, kết quả sản xuất và các thành tựu khác của một doanh nghiệp, một địa phương hay toàn quốc.

Nó còn là căn cứ để tính các chỉ tiêu phân tích khác [số tương đối, số bình quân].

2. Tác dụng của số tuyệt đối

- Phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước, vì muốn quản lý và kinh doanh được thì trước hết người quản ký phải biết được tình hình cụ thể về mọi mặt. Thí dụ: Biết được tình hình đất đai, lao động, vốn... từ đó mới có kế hoạch sắp xếp sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực đó vào kinh doanh và quản lý xã hội.

- Phục vụ cho công tác kế hoạch như lập và kiểm tra thực hiện kế hoạch, các dự án.

- Căn cứ tính toán, so sánh các chỉ tiêu thống kê.

3. Các loại số tuyệt đối

a] Số tuyệt đối thời kỳ:

Số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Nó hình thành được là nhờ sự tích luỹ về lượng của hiện tượng suốt thời gian nghiên cứu.

Thí dụ: Khối lượng sữa hộp đã chế biến xong của Công ty sữa Hà Nội năm 2005 là 1000 triệu hộp. Tổng doanh thu của doanh nghiệp B năm 2004 là 200 tỷ đồng.

Đặc điểm:

- Phản ánh quá trình của hiện tượng.

- Các số tuyệt đối thời kỳ của một chỉ tiêu có thể cộng được với nhau để được số lượng của thời kỳ lớn hơn.

- Thời kỳ càng dài thì trị số của chỉ tiêu càng lớn.

b] Số tuyềt đối thời điểm:

Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất định.

Thí dụ:

- Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của Công ty May 10 năm 2005 là 800 triệu đồng. - Số dân Việt Nam tại thời điểm 0 giờ ngày 1.4.1999 là 76.324.753 người.

Đặc điểm: Số tuyệt đối thời điểm chỉ phản ánh trạng thái của hiện tượng. Các số tuyệt đối thời điểm của cùng một chỉ tiêu ở các thời điểm khác nhau không cộng lại được với nhau được. Thời điểm khác nhau, trị số của chỉ tiêu cũng khác nhau.

4. Đơn vị tính

Số tuyệt đối trong thống kê bao giờ cũng có đơn vị tính cụ thể. Các đơn vị tính của số tuyệt đối như sau:

a] Đơn vị hiện vật:

Đơn vị hiện vật là đơn vị tính phù hợp với đặc tính vật lý của hiện tượng. Nó được sử dụng rộng rãi khi xác định quy mô, khối lượng sản phẩm cụ thể trong sản xuất và tiêu dùng. Đơn vị hiện vật gồm:

+ Đơn vị đo chiều dài + Đơn vị đo diện tích

+ Đơn vị đo trọng lượng

+ Đơn vị đo khối lượng

+ Đơn vị đo dung tích

+ Đơn vị đo thời gia.

+ Đơn vị hiện vật tự nhiên: người, con, cái, chiếc...

+ Đơn vị đo theo quy ước: huyện, xã, tỉnh...

Các đơn vị hiện vật này phản ánh chính xác giá trị sử dụng của sản phẩm. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là không tổng hợp được các sản phẩm khác loại và những công việc có tính chất dịch vụ khác nhau. Để khắc phục một phần nhược điểm này, người ta sử dụng đơn vị hiện vật quy đổi.

b] Đơn vị hiện vật quy đổi:

Đơn vị hiện vật quy đổi là việc chọn một sản phẩm làm gốc rồi quy đổi các sản phẩm khác cùng tên nhưng có quy cách, phẩm chất khác nhau ra sản phẩm đó theo một hệ số quy đổi.

Thí dụ: quy đổi lao động ngoài độ tuổi quy định thành lao động trong tuổi, quy đổi khoai, ngô về lương thực quy thóc.

Cơ sở để xác định hệ số quy đổi là giá trị sử dụng của sản phẩm, đôi khi người ta cũng dùng giá trị sản phẩm để làm cơ sở tính đổi.

Đơn vị tính này có tác dụng dùng để tổng hợp các sản phẩm cùng loại nhưng có quy cách, phẩm chất khác nhau. Song, nó cũng không thể tổng hợp hết được tất cả các loại sản phẩm khác tên, không phản ánh được giá trị sử dụng thực tế nên có tính trìu tượng thiếu cụ thể của đơn vị hiện vật.

c] Đơn vị tiền tệ:

Đơn vị tiền tệ là dùng các loại tiền như Đồng, Đô la, EURO... để biểu hiện giá trị sản phẩm, hoặc dịch vụ.

Đơn vị tiền tệ được sử dụng rộng rãi nhất trong thống kê vì nó có ưu điểm là tổng hợp được nhiều loại sản phẩm có giá trị sử dụng và đơn vị đo lường khác nhau.

Nhược điểm của nó là phụ thuộc vào biến động của giá cả nên không có tính chất so sánh theo thời gian.

Thí dụ: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế năm 2003 của Việt Nam là 605.586 tỷ đồng [Niên giám thống kê 2003].

Để khắc phục nhược điểm do ảnh hưởng của thay đổi giá cả, người ta dùng giá cố định hoặc chỉ số lạm phát giá cả để loại trừ ảnh hưởng của giá thực tế.

d] Đơn vị thời gian lao động:

Đơn vị thời gian lao động là việc sử dụng thời gian lao động hao phí như giờ công, ngày công... để tính lượng lao động hao phí để sản xuất ra những sản phẩm không thể tổng hợp hay so sánh với nhau được bằng các đơn vị tính toán khác, hoặc cho những sản phẩm phức tạp do nhiều người thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Thí dụ: Trong công nghiệp may, công nghiệp sản xuất đồ gỗ... đơn vị này dùng nhiều trong định mức thời gian lao động, tính năng suất lao động và quản lý lao động. 

Nguồn: PGS. TS. Ngô Thị Thuận [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Video liên quan

Chủ Đề