Sốt siêu vi n2 là gì

Thời tiết mấy ngày gần đây mưa nắng thất thường, làm thay đổi môi trường sống thuận lợi cho các siêu vi trùng [virus] phát triển. Nếu sức đề kháng của trẻ kém, trẻ sẽ dễ mắc bệnh nhiễm siêu vi hay sốt siêu vi.

Sốt siêu vi hay nhiễm siêu vi là chẩn đoán mà bác sĩ làm công tác nhi khoa thường ghi trên toa thuốc khi vài ngày đầu trẻ bị sốt mà chưa xác định chính xác trẻ mắc bệnh gì. Sốt siêu vi cũng có thể diễn tiến thành sốt xuất huyết, cũng có thể là viêm đường hô hấp hay cảm cúm hay sốt phát ban, thậm chí là bệnh tay chân miệng. Do đó, thường bác sĩ hẹn bệnh nhân khám lại mỗi ngày hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác trẻ bị bệnh gì. Nếu không tìm được nguyên nhân gây sốt trên, cũng như loại trừ các nguyên nhân do vi khuẩn như viêm amiđan, viêm tai giữa cấp, nhiễm trùng tiểu,…cũng như các xét nghiệm không thấy gợi ý nhiễm khuẩn, bác sĩ vẫn giữ nguyên chẩn đoán nhiễm siêu vi và bệnh này thường sẽ tự khỏi trong vòng 5-7 ngày. Một số trẻ hay người lớn có tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt các siêu vi [virus] H1N1, H5N1, H7N9 có thể biểu hiện viêm phổi nặng diễn tiến đến suy hô hấp nặng, tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị sốt siêu vi
Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do siêu vi, thường từ 38-390C, thậm chí 40-410C. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật, tăng tiết đàm nhớt dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não, nếu không được xử lý kịp thời.
Đau nhức mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc;
Đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo
Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do siêu vi đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là tiêu lỏng, không có máu, chất nhày.
Viêm hạch: một số trẻ có biểu hiện sưng hạch vùng đầu, mặt, cổ sau tai, gáy, thường kích thước nhỏ, không đau. Nếu sưng vùng ngay trước tai có thể nghi ngờ trẻ mắc bệnh quai bị.
Phát ban: một số trẻ biểu hiện nổi ban, phát ban khu trú ở mặt, chi hay toàn thân. Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì trẻ sẽ đỡ sốt.
Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có ghèn, chảy nước mắt. khi xuất hiện kèm với ban đỏ có thể nghi ngờ trẻ bị ban sởi.
Nôn: trẻ có thể nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.
Một số biến chứng nặng hiểm gặp như viêm phổi gây suy hô hấp tiến triển hay viêm não hay lồng ruột do một số hạch mạc treo ruột bị viêm, các nang bạch huyết sưng to sẽ nhô vào lồng ruột, cản trở nhu động của ruột khiến hai đoạn ruột kế cận chui vào nhau.

Xử trí trẻ nhiễm siêu vi Các bệnh do siêu vi gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt siêu vi hay nhiễm siêu vi ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:

Chăm sóc trẻ sốt

-Cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng, trắng để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt -Cho thuốc hạ sốt ở trẻ có nhiệt độ > 380C. Thuốc được chọn là acetaminophen [paracetamol] vì đây là thuốc hiệu quả nhanh, thường có tác dụng 30 phút và kéo dài từ 4 – 6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều 10 – 15 mg/kg/lần, ngày uống 4 lần nếu trẻ còn sốt. -Lau mát bằng nước ấm [nuớc thường pha âm ấm để tắm em bé] khi trẻ sốt cao trên 39-400C gây khó chịu trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ sốt hoặc trẻ đang co giật. Lau mát hạ sốt thường áp dụng cho trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, không áp dụng cho trẻ sơ sinh vì dễ gây mất nhiệt, hạ thân nhiệt. Nước ấm giúp mạch máu dưới da dãn nỡ tốt giúp thải nhiệt. Tránh dùng nước lạnh hay nước đá sẽ làm các mạch máu co lại không tỏa nhiệt được. Thường dùng 4 khăn nhúng nước ấm, vắt hơi ướt, đắp 2 bên nách, 2 bên bẹn, một khăn khác đắp lau khắp người trẻ. Kiểm tra nhiệt độ trẻ mỗi 15 – 30 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 380C -Xử trí khi trẻ sốt cao co giật -Đặt trẻ nằm nghiêng một bên để đàm nhớt dễ chảy ra ngoài, tránh hít đàm nhớt vào phổi -Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt acetaminophen -Lau mát cho trẻ bằng nước ấm

-Đưa trẻ tới cơ sở y tế để có hướng điều trị tiếp

Bù nước
Khi sốt cao có thể gây mất nước, gây rối loạn điện giải cơ thể. Do đó nên cho trẻ uống nhiều nước chín hoặc bù nước điện giải bằng cách uống Oresol [một gói Oresol pha một lít nước uống dần trong ngày].

Chống bội nhiễm -Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tắm bằng nước ấm, phòng kín. Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng Natrichlorua 0,9% để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. -Cách ly trẻ không cho đến trường [vì bệnh có thể gây thành dịch].

-Giữ ấm cho trẻ.

Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.

Những điều không nên làm

-Quấn kín trẻ -Kiêng ăn uống -Nặn chanh, đổ sả, đổ thuốc vào miệng trẻ khi trẻ đang co giật vì gây sặc, tắc đường thở đưa đến tử vong.

-Cạo gió, cắt lễ

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện
Đưa trẻ bị sốt khám bệnh mỗi ngày khi -Trẻ sốt cao khó hạ hoặc sốt trên 2 ngày -Trẻ < 2 tháng bị sốt

-Sốt kèm  xuất hiện chấm xuất huyết ở da hay hồng ban mụn nước lòng bàn tay chân hoặc mụn nước ngứa toàn thân hay phát ban, tử ban hay kèm biểu hiện bất thường nào khác

Đưa trẻ tái khám ngay khi -Lơ mơ, ngủ nhiều li bì khó đánh thức -Nôn ói nhiều, nôn ra tất cả mọi thứ -Không ăn uống được hoặc bỏ bú -Co giật hay giật mình chới với, hoặc run chi -Thở bất thường, thở mệt, tím tái -Tay chân mát lạnh, da nổi bông -Bứt rứt đau bụng -Chảy máu cam, máu răng, ói máu, tiêu phân đen

-Có biểu hiện bất thường nào khác

Phòng ngừa Một vài cách để tránh cho trẻ ít bị nhiễm siêu vi: -Không cho trẻ tiếp xúc với người đang bệnh -Giữ ấm cho trẻ -Không cho trẻ dầm mưa hay chơi ngoài nắng hay đi bơi quá nhiều, tắm dầm nước lâu -Đảm bảo: Vệ sinh ăn uống Môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ

-Chích ngừa: cúm, viêm não, thủy đậu, sởi

Trẻ mắc bệnh nhiễm siêu vi, quí phụ huynh không nên quá lo lắng hoặc quá chủ quan mà phải chăm sóc trẻ chu đáo, uống thuốc theo toa bác sĩ và biết cách nhận biết các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và chữa bệnh kịp thời.

BS CKII NGUYỄN MINH TIẾN
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Tìm hiểu chung về bệnh sốt siêu vi

Bệnh sốt siêu vi là gì?

Sốt đề cập đến tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn thân nhiệt bình thường [37°C], thường là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng. Sốt siêu vi liên quan đến việc thân nhiệt tăng do virus tấn công cơ thể.

Phần lớn trường hợp, bạn có thể cải thiện tình trạng này với một số biện pháp khắc phục tại nhà như uống thuốc không kê đơn [OTC], chườm lạnh, chú trọng nghỉ ngơi… Tuy nhiên, đôi khi người bệnh cũng sẽ cần đến các phương pháp điều trị đặc hiệu, đặc biệt nếu nhiệt độ cơ thể tăng quá cao.

Những ai dễ mắc bệnh?

Người có hệ miễn dịch kém là đối tượng dễ bị sốt do nhiễm virus nhất. Do đó, những người có nguy cơ cao bị sốt siêu vi thường là:

  • Trẻ nhỏ
  • Người cao tuổi
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch [mắc bệnh HIV, ghép tạng, phụ nữ mang thai…]

Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của sốt siêu vi là gì?

Người bị nhiễm virus thường cảm thấy cơ thể nhức mỏi, da nổi mề đay và đau đầu. Tuy vậy, các biểu hiện bất thường này cũng có thể cảnh báo cho nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

Do đó, để phân biệt triệu chứng sốt siêu vi với các dấu hiệu bệnh khác, bạn cần lưu ý rằng sốt do virus gây ra thường rất cao [khoảng 38 – 39°C] và đi chung với cảm giác ớn lạnh. Ngoài ra, sốt có thể kéo dài nhiều ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm dù bạn đã dùng thuốc hạ sốt.

Khi nào bạn nên tìm gặp bác sĩ?

Bệnh sốt siêu vi trở nặng có thể kéo theo các biểu hiện như:

  • Đau nhức nghiêm trọng ở khu vực xung quanh khớp
  • Buồn nôn và nôn
  • Sưng mặt
  • Phát ban

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu sốt siêu vi nào như trên, hãy lập tức đến bệnh viện. Cơ địa của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, tìm gặp bác sĩ ngay từ đầu có thể giúp bạn sớm có giải pháp điều trị phù hợp và hiệu quả, từ đó ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Đúng như tên gọi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe này là các chủng virus gây bệnh. Các chủng phổ biến có thể kể đến như virus rhino, virus adeno, virus cúm, virus entero…

Bệnh sốt siêu vi có lây không?

Dù tình trạng sốt do virus gây ra rất phổ biến nhưng thực tế, không ít người vẫn chưa biết bệnh sốt siêu vi có lây không.

Vì nguyên nhân sốt siêu vi là virus nên bệnh dễ lây lan trong thời gian ngắn. Bạn có thể nhiễm virus bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:

  • Hít phải virus trong không khí, thường do tiếp xúc gần với người bệnh
  • Dùng đồ ăn hoặc thức uống đã nhiễm virus
  • Côn trùng cắn
  • Nhận máu từ người đang mầm bệnh
  • Dùng chung kim tiêm hoặc vật dụng cá nhân với người bệnh

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ nhiễm virus của bạn sẽ cao hơn những người khác nếu bạn:

  • Tiếp xúc gần với người bệnh
  • Sinh sống hoặc đi du lịch đến nơi đang có dịch sốt siêu vi
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Thường xuyên tiếp xúc với động vật dễ nhiễm bệnh, ví dụ như chuột

Điều trị & Chẩn đoán

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sốt siêu vi?

Thông thường, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các triệu chứng đang diễn ra cũng như bệnh sử cá nhân để đưa ra kết luận chẩn đoán. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng có thể yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm, ví dụ như xét nghiệm máu, nhằm xác định đúng tác nhân gây bệnh, từ đó đề ra hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt siêu vi?

Lựa chọn đầu tiên trong việc điều trị sốt siêu vi là nghỉ ngơi đầy đủ, đồng thời cố gắng ăn thức ăn ấm nhẹ như súp và cháo cho đến khi bạn khỏe hơn. Nếu bạn có các triệu chứng rất nặng như sốt cao, đau cơ thể nghiêm trọng… hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định một số loại thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Mặt khác, bạn cần lưu ý rằng kháng sinh không có tác dụng với tình trạng sốt do virus. Công dụng chính của loại thuốc này là tiêu diệt vi khuẩn. Do đó nếu được dùng trong điều trị nhiễm virus, kháng sinh không chỉ không đem lại hiệu quả như mong đợi mà đôi khi, nó còn có thể gây rối loạn dạ dày hoặc thậm chí là tổn thương gan, thận.

Nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng sinh sau khi chẩn đoán bạn bị sốt siêu vi, thông thường thuốc sẽ giúp tiêu diệt bất kỳ trường hợp nhiễm trùng cơ hội hoặc thứ phát nào bạn có thể mắc phải khi bị bệnh. Khi được kê toa điều quan trọng là phải hoàn thành toàn bộ lịch trình điều trị, ngay cả khi bạn cảm thấy tốt hơn. Nguyên nhân là do việc ngừng thuốc kháng sinh giữa chừng đã dẫn đến hình thành vi khuẩn kháng kháng sinh. Đây là một yếu tố nguy cơ không chỉ cho bạn mà còn cho những người khác có thể bị nhiễm bệnh.

Phòng ngừa

Đâu là cách phòng ngừa sốt siêu vi?

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt. Ngoài ra, một số biện pháp giúp phòng ngừa sốt do virus như:

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ
  • Tránh những nơi đông người [khi không cần thiết]
  • Tránh dùng tay chưa rửa chạm lên mặt [mũi và miệng].

Một điều khác bạn cần lưu ý là nếu bị cảm lạnh, sốt siêu vi hoặc ho, hãy tránh những khu vực đông đúc, luôn che miệng bằng một chiếc khăn sạch trong khi ho, hắt hơi hoặc ngáp.

Điều này không chỉ giúp giảm thiểu số lượng vi khuẩn/virus mà bạn lây truyền mà còn đảm bảo bạn không mắc phải bất kỳ bệnh nào khác.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề