Mổ thai ngoài tử cung hết bao nhiêu tiền

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Khoa Sản phụ khoa.

Thai ngoài tử cung là khi phôi thai làm tổ và phát triển bên ngoài buồng tử cung. Khối thai ngoài tử cung vỡ sẽ gây chảy máu ồ ạt đe dọa tính mạng của người bệnh. Phần lớn thai ngoài tử cung là ở ống dẫn trứng, ngoài ra có thể gặp ở những vị trí khác như: Thai trong ổ bụng, thai ở buồng trứng, thai tại vết mổ lấy thai cũ,... Vậy, xử lý thai ngoài tử cung như thế nào?

Giải quyết khối thai ngoài tử cung nhằm:

  • Giảm tối đa tỷ lệ tử vong của người mẹ.
  • Ngừa tái phát thai ngoài tử cung.
  • Duy trì khả năng sinh sản cho người mẹ.

Hiện nay, có 3 phương pháp được sử dụng trong điều trị thai ngoài tử cung:

  • Thuốc: Loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cungMethotrexate. Thuốc này ngăn chặn các tế bào phát triển, kết thúc thai kỳ, ống dẫn trứng được bảo tồn.

Loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung là Methotrexate

Vậy, khi nào dùng thuốc để điều trị thai ngoài tử cung?

  • Methotrexate có thể được sử dụng đơn liều hay đa liều nếu:
    • Khối thai chưa gây vỡ ống dẫn trứng.
    • Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định phác đồ điều trị đơn liều hay đa liều là các xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hCG trong máu, siêu âm đánh giá kích thước và tình trạng khối thai.
    • Không sử dụng methotrexate nếu đang cho con bú hoặc có một số vấn đề sức khỏe nhất định.
  • Phẫu thuật mở: Nếu thai ngoài tử cung gây vỡ ống dẫn trứng chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, cần phẫu thuật khẩn cấp. Hiện nay do phát hiện sớm thai ngoài tử cung nên các trường hợp phải mở bụng rất hiếm. Những trường hợp này thường phải kết hợp hồi sức chống choáng do mất máu nhiều.
  • Phẫu thuật nội soi: Hiện nay, được áp dụng rộng rãi trong việc xử trí ngoại khoa thai ngoài tử cung
    • Nội soi chẩn đoán thai ngoài tử cung.
    • Nội soi bảo tồn ống dẫn trứng với những trường hợp còn có nhu cầu sinh con.
    • Nội soi không bảo tồn ống dẫn trứng với trường hợp không còn nhu cầu sinh hoặc không thể bảo tồn.

Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:

  • Thai ngoài tử cung vỡ có choáng: Hồi sức chống choáng. Thai ngoài tử cung vỡ nhưng chưa có dấu hiệu choáng có thể phẫu thuật nội soi.
  • Huyết tụ thành nang:
    • Nếu khối huyết tụ < 8cm: Mổ nội soi.
    • Nếu khối huyết tụ lớn > 8cm: Mở bụng lấy khối huyết tụ.
  • Thai ngoài tử cung chưa vỡ:
    • Mở bụng hoặc nội soi.
    • Nội soi khi không có chống chỉ định.
    • Mở bụng khi có chống chỉ định của phẫu thuật nội soi hoặc không có điều kiện nội soi.
    • Cắt tai vòi hoặc điều trị bảo tồn.
  • Thai trong ổ bụng:
    • Thai chết, phải phẫu thuật lấy khối thai ra.
    • Thai sống, phải phẫu thuật ngay vì nguy cơ xuất huyết nội. Lúc mổ lấy nhau chỉ lấy phần dễ lấy, không cố gắng lấy phần nhau bám chặt vào các cơ quan trong ổ bụng vì nguy cơ gây chảy máu rất nhiều. Phần thai còn lại tự hủy không cần can thiệp.

Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung

  • Ưu điểm:
    • Giải quyết khối thai bệnh lý.
    • Thời gian hồi phục nhanh so với mổ mở bụng.
    • Hạn chế tối đa dùng kháng sinh do dùng kháng sinh dự phòng.
  • Nhược điểm:
    • Phẫu thuật viên phải rất có kinh nghiệm vì nếu có tai biến thì sẽ rất nặng nề.

  • Bước 1: Hội chẩn duyệt mổ với Giám đốc chuyên môn bệnh viện , Trưởng Khoa Sản, bác sĩ.
  • Bước 2: Thực hiện phẫu thuật tại phòng mổ.
  • Bước 3: Chăm sóc hậu phẫu cho người bệnh.

  • Có tai biến: Người bệnh có tổn thương tạng và mạch máu, chảy máu sau mổ.
  • Có thể phải can thiệp sau phẫu thuật.
  • Người bệnh ra viện không đúng kế hoạch.

  • Bệnh viện được trang bị các thiết bị hiện đại hàng đầu Việt Nam trong phòng mổ.
  • Các quy trình phẫu thuật được thực hiện một cách nghiêm túc [trước khi mổ phải thực hiện bảng kiểm rà soát đầy đủ mới được mổ,...], thường xuyên có người đôn đốc kiểm tra, đồng thời luôn cấp nhật quy trình quy định mới nhất trên thế giới.
  • Môi trường bệnh viện sạch, không có nhiễm trùng bệnh viện nên sau mổ người bệnh không phải điều trị kháng sinh.
  • Tất cả thông tin về bệnh lý, về phương pháp xử trí phẫu thuật thai ngoài tử cung đều được lưu trong bệnh án điện tử, dễ dàng tra cứu trong những trường hợp cần lấy lại thông tin khi cần điều trị các vấn đề sinh đẻ của người bệnh.
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao.

Ngoài ra, để giảm các biến chứng của thai ngoài tử cung Vinmec gói khám chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các cặp vợ chồng, bà mẹ mang thai và thai nhi, gồm các gói khám tiền hôn nhân cơ bản, gói khám tiền hôn nhân nâng cao, chương trình thai sản trọn gói. Vinmec có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, IVF, tế bào gốc, công nghệ Gen, có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm tại Vinmec, Khách hàng vui lòng đặt lịch khám trực tiếp tại website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hải Phòng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS, Bs.Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung là một phương pháp điều trị được áp dụng hiệu quả trong các trường hợp chửa ngoài tử cung chưa vỡ hoặc chửa ngoài tử cung vỡ với lượng máu trong ổ bụng ít, chưa ảnh hưởng đến toàn trạng của người bệnh.

Chửa ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã được thụ tinh làm tổ ở ngoài buồng tử cung. Các vị trí đó có thể là vòi tử cung [chiếm 95 – 98%], buồng trứng, ống cổ tử cung và ổ bụng.

  • Người bệnh đã được chẩn đoán chửa ngoài tử cung, có dấu hiệu sinh tồn [mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở] ổn định.
  • Người bệnh nghi ngờ chửa ngoài tử cung, chẩn đoán nguy cơ cao dựa trên thang điểm đánh giá các yếu tố nguy cơ của Bruhat:

Các yếu tố nguy cơ thai ngoài tử cung

Lựa chọn phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung dựa trên số điểm như sau:

0 - 3 điểm: Điều trị bằng phẫu thuật nội soi bảo tồn vòi tử cung nếu người bệnh có nhu cầu sinh đẻ.

4 điểm: Điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt vòi tử cung.

≥ 5 điểm : Nội soi cắt vòi tử cung và triệt sản bên đối diện.

Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung được chỉ định đối với những trường hợp mang thai ngoài tử cung nhưng chưa xoắn vỡ. Thủ thuật này nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của sản phụ. Thời gian phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Đặc biệt, độ phức tạp của ca phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung cũng như trình độ của phẫu thuật viên sẽ ảnh hưởng tới thời gian tiến hành mổ nội soi thai ngoài tử cung.

Các bước tiến hành mổ nội soi thai ngoài tử cung bao gồm:

Thì 1: Bơm CO2

Thì 2: Chọc Trocar

Thì 3: Đánh giá ổ bụng và tiểu khung

Thì 4: Phẫu thuật: Tuỳ thuộc tổn thương

  • Cắt vòi tử cung từ eo đến loa hoặc ngược lại
  • Bảo tồn VTC:
  • Mở VTC
  • Lấy khối thai ra khỏi VTC
  • Kiểm tra tình trạng chảy máu và cầm máu
  • Lấy bệnh phẩm
  • Kết thúc cuộc mổ

Sau phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung, có thể xảy ra một số biến chứng như:

  • Chảy máu: Trong lúc gỡ dính, cầm máu không tốt, tổn thương mạc treo vòi tử cung, các nhánh nối giữa động mạch buồng trứng và động mạch tử cung
  • Chấn thương các cơ quan khác: Do khối thai ngoài tử cung bị dính với ruột, thành chậu hông.
  • Tổn thương ruột: Do bị dính nhiều và chảy máu nhiều
  • Tồn tại nguyên bào nuôi: Do nguyên nhân lấy bệnh phẩm không hết để các nguyên bào nuôi rơi vào trong bụng và tiếp tục phát triển.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề