Tại sao tim lại nhói đau

Ảnh minh họa: Womenshealth.

Theo Alternet, cụm từ "trái tim tan vỡ" thường được nhắc đến với nghĩa bóng để chỉ tình trạng đau khổ sau khi chia tay. Có thể nhiều người chưa biết, thực tế, đau tim theo nghĩa đen, cùng với chứng trầm cảm và chán ăn là những tác dụng phụ khi bạn gặp phải sự kiện gây căng thẳng nghiêm trọng, như khi mất đi người yêu, người thân. Nỗi đau do chia tay người yêu hoặc sự ra đi của người thân có sức ảnh hưởng lớn đến nỗi làm đau tim và để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất của chúng ta.

Bất cứ ai từng trải qua cảm giác đau khổ khi chia tay đều biết rằng "cảm giác vỡ tim" không chỉ là một thuật ngữ khoa trương. Sự đau đớn và những cảm giác đi kèm như nỗi buồn, sự tuyệt vọng thật sự rất khó chịu.

Đối với những người đang ôm trái tim tan vỡ sau khi chia tay, cảm giác đó đáng sợ tương tự như một cơn đau tim. Thực tế, hầu hết mọi trường hợp đưa đến phòng cấp cứu sau khi chia tay người yêu đều được chẩn đoán là bị đau tim.

Hội chứng "trái tim tan vỡ" còn được gọi là bệnh căng thẳng cơ tim, là tình trạng yếu đi đột ngột ở các cơ tim do tình trạng căng thẳng nghiêm trọng gây ra. Nó đi kèm với các triệu chứng tương tự như một cơn đau tim, đó là khó thở, đau ngực và tụt huyết áp. Nhưng trong khi một cơn đau tim thực sự sẽ gây tổn thương vĩnh viễn cho tim, tác dụng của hội chứng tim tan vỡ chỉ là tạm thời.

Trong khi các cơn đau tim bệnh lý là do tình trạng tắc nghẽn động mạch vành, còn trong trường hợp thất tình, chúng ta có thể bị căng cơ tim mà không hề liên quan đến sự tắc nghẽn nào cả. Đó là sự khác biệt quan trọng giúp các bác sĩ phân biệt các loại đau tim.

Năm 2005, các nhà nghiên cứu Đại học John Hopkins đã phát hiện ra sự khác biệt khi họ nghiên cứu trái tim của bệnh nhân đang phải đối mặt với những sự kiện căng thẳng khác nhau. Ví dụ như sự ra đi của các thành viên trong gia đình, một vụ tai nạn xe, sự khủng hoảng tài chính, hoặc các sự việc gây căng thẳng khác. Họ nhận ra rằng tình trạng căng thẳng nghiêm trọng như vậy làm cho não liên tục phát ra một số loại hormone stress như adrenaline. Các hormone này đi vào máu, dẫn đến việc tim phải làm việc quá sức và sức bơm của tim cũng yếu dần. Tuy nhiên, đây chỉ là về mặt lý thuyết, các bác sĩ vẫn đang cố gắng xác định chính xác lý do tại sao nồng độ adrenaline tăng cao lại ảnh hưởng đến các tế bào cơ tim giống như có chế của các cơn đau tim gây ra.

Hội chứng này có thể nghiêm trọng như một cơn đau tim, nhưng may mắn thay đó chỉ là tình trạng tạm thời và có thể chấm dứt trong khoảng một tuần nếu được chăm sóc y tế hợp lý. Khi sự tổn thương về thể chất hoặc tinh thần gây ra bệnh cơ tim, hầu hết mọi người chỉ cần một khoảng thời gian là có thể phục hồi. Ngay cả những việc dường như vô hại như sự ngạc nhiên hoặc nói trước công chúng có thể châm ngòi cho các vấn đề về tim. Nhiều bệnh nhân không hề có dấu hiệu bệnh tim trước đó, vì vậy rất khó để biết ai có nguy cơ gặp phải hội chứng tim mạch. Vì một lý do nào đó chưa được xác định, bệnh tim xuất hiện thường xuyên hơn ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau khi mãn kinh.

Theo Health, tình yêu tan vỡ tưởng chỉ là vấn đề của tâm lý, song thực tế nó ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của trái tim con người. Sau khi chia tay hoặc ly hôn, cơ thể ngập trong các hormone căng thẳng như cortisol và adrenaline, dẫn đến tình trạng tim đập nhanh hơn và làm cho nhịp tim trở nên bất thường.

Tiến sĩ, bác sĩ Tim mạch Graham Jackson, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tình dục cho biết, ông thường gặp các trường hợp bệnh nhân chết vì một cơn đau tim trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi thất tình. Ông giải thích: "Mọi diễn biến bắt đầu ngay sau ngày chia tay và kéo dài trong vòng một đến hai tuần sau đó. Khi mọi người bắt đầu lo lắng, nồng độ adrenaline tăng cao, sự căng thẳng có thể gây ra cơn đau tim đột ngột và dẫn đến tử vong.”

Tỷ lệ phụ nữ chết đột ngột sau một thời gian ngắn thất tình cao hơn nam giới. Trong khi đàn ông chết vì đau tim kéo dài lại phổ biến hơn. Tiến sĩ Jackson cho biết đàn ông không dễ bị ngã quỵ sau một cú sốc tình cảm, nhưng họ thường sống buông thả và không lành mạnh. Họ không chú ý chăm sóc bản thân, không ăn uống đầy đủ, không tập thể dục, không đi khám bác sĩ. Vì vậy, thống kê tuổi thọ của trung bình của đàn ông ngắn hơn.

Thanh Hiền

Bị nhói tim là tình trạng người bệnh cảm thấy đau đột ngột ở vùng ngực, thường là ngực trái. Hiện tượng đau nhói tim có thể là dấu hiệu cảnh báo tim bị tổn thương hoặc nhiều bệnh lý khác nhau. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng bị đau nhói tim trong bài viết này nhé!

Trong một số trường hợp, cơn nhói tim kéo dài vài giây, lâu lâu mới xuất hiện chỉ là tình trạng tạm thời do bạn hoạt động thể lực quá sức. Ngoài ra, hiện tượng tự nhiên bị nhói ở tim cũng có thể xảy ra do bạn căng thẳng hoặc lo lắng nhiều. Tình trạng này gây ra những ảnh hưởng nhất định đến thần kinh tim nói riêng, hệ thống thần kinh giao cảm nói chung khiến tim đập nhanh và lâu lâu bị nhói.

Nguyên nhân khiến bạn bị nhói tim

Nguyên nhân không phải bệnh lý

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn thỉnh thoảng đau nhói ở tim và không phải nguyên nhân nào cũng xuất phát từ các vấn đề tim mạch. Cơn đau nhói tim đơn thuần chỉ kéo dài khoảng 30 giây, sau đó giảm dần nếu bạn hít thở đều và nghỉ ngơi, không đi kèm theo các triệu chứng khác hay nếu có thường không quá nghiêm trọng.

Dấu hiệu lâu lâu bị đau nhói ở tim có thể do các nguyên nhân không phải bệnh lý như:

  • Đau ngực sau khi hoạt động thể chất với cường độ cao [ví dụ như chơi thể thao, tập gym hoặc lao động chân tay nặng nhọc]
  • Đau nhói vùng tim sau khi ăn quá no có thể do đầy hơi hoặc khó tiêu.
  • Căng thẳng về mặt cảm xúc, lo lắng, hoảng loạn đôi khi gây nhói tim vài giây, tim đập nhanh, cảm giác đập hụt hoặc vã mồ hôi.

Nguyên nhân bệnh lý

Nếu bị nhói tim thường xuyên và đi kèm với một số triệu chứng khác, bạn có thể đang gặp phải các tình trạng sức khỏe nguy hiểm. Hiện tượng đau nhói tim đôi khi là dấu hiệu cảnh báo tim bị tổn thương và cần được điều trị ngay. Theo đó, bạn có thể bị đau nhói ở tim nếu mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch như:

  • Nhồi máu cơ tim: Cơn đau có đặc điểm đè nặng, bóp nghẹt có thể xuất hiện ở ngực trái ngay vị trí tim hoặc giữa ngực, đôi khi lan rộng lên cánh tay trái, bả vai, cổ, hàm và kèm theo một số triệu chứng khác như khó thở, tay chân lạnh, vã mồ hôi.
  • Viêm màng ngoài tim thường gây ra các cơn đau đột ngột, nặng hơn khi bạn hít thở hoặc nằm xuống, đôi khi kèm theo sốt
  • Bệnh mạch vành ổn định gây tình trạng đau thắt ngực khi gắng sức, thường ở bên trái và giảm khi nghỉ ngơi
  • Bóc tách động mạch chủ
  • Bệnh van tim như hẹp van tim
  • Viêm cơ tim

Dù được xếp vào nhóm bệnh liên quan đến rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim có thể gây ra các triệu chứng tương tự như các bệnh tim mạch, thường được nghi ngờ trên các đối tượng chưa tìm thấy yếu tố nguy cơ tim mạch rõ ràng. Ngoài ra, còn rất nhiều bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân khiến tim hay bị nhói.

Thông thường, cơn đau tim không xuất phát từ các bệnh lý tim mạch thực thể sẽ biến mất sau khi bạn nghỉ ngơi hoặc điều chỉnh hoạt động. Nếu bị nhói tim kéo dài hơn 15 phút và kèm theo những triệu chứng sau, bạn cần đi cấp cứu ngay vì đó có thể là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim thực sự:

  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi
  • Cơn đau lan đến cánh tay, vai, cổ hoặc hàm phía bên trái
  • Khó thở, tức ngực dữ dội
  • Ngất xỉu

Việc theo dõi diễn biến tình trạng bị nhói tim để xem nó có đi kèm với những dấu hiệu nguy hiểm khác hay không sẽ giúp bạn biết khi nào mình nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và can thiệp y tế. Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc kịp thời nhận biết và điều trị những bệnh lý nghiêm trọng ở tim trong giai đoạn sớm.

Điều trị tình trạng bị nhói tim

Nhồi máu cơ tim là tình trạng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp nong động mạch và đặt giá đỡ [đặt stent] để tái lưu thông máu cho động mạch vành – động mạch nuôi tim. Nếu tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng thì phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có thể cần thiết. Tuy nhiên, tại những nơi không có trung tâm can thiệp nội mạch, bác sĩ cũng có thể sử dụng thuốc để làm tan cục máu đông trong động mạch nhằm tái lưu thông máu đến mô tim. Để hiệu quả hơn, các loại thuốc này phải được tiêm tĩnh mạch trong vòng 6 tiếng kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác cũng cần thiết với thuốc kháng tiểu cầu, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu, đường huyết…

Ngoài nhồi máu cơ tim, tình trạng thỉnh thoảng đau nhói ở tim vẫn có thể là dấu hiệu cho thấy hệ tim mạch của bạn đang chịu một áp lực hoặc tổn thương nhất định. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến tim hay bị nhói và đưa ra phương án can thiệp y tế kịp thời.

Thông thường, trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử của người bệnh. Sau đó, bác sĩ tiếp tục tìm hiểu tiền sử bệnh cá nhân, gia đình rồi chỉ định khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết.

Lựa chọn cách điều trị tình trạng bị nhói tim phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn đã được chẩn đoán nguyên nhân chính xác, hãy tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh không nên coi thường triệu chứng tự nhiên bị đau nhói tim mà lơ là việc chữa trị trong giai đoạn đầu. Nếu đau nhói tim là triệu chứng của nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch hoặc viêm màng ngoài tim, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa nếu không được điều trị đúng cách và tích cực kịp thời.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề