Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách

Ai cũng biết tuổi thơ luôn là một kí ức đẹp, đối với cuộc đời của mỗi đứa trẻ lớn lên từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành [18 tuổi] là giai đọan vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Trẻ được phát triển toàn diện, có nhân cách tốt, vững vàng nếu như trẻ sống và được chăm sóc nuôi dưỡng trong môi trường gia đình có mối quan hệ tốt đẹp và có phương pháp giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Ai cũng biết tuổi thơ luôn là một kí ức đẹp, đối với cuộc đời của mỗi đứa trẻ lớn lên từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành [18 tuổi] là giai đọan vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Trẻ được phát triển toàn diện, có nhân cách tốt, vững vàng nếu như trẻ sống và được chăm sóc nuôi dưỡng trong môi trường gia đình có mối quan hệ tốt đẹp và có phương pháp giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

[Ảnh minh họa]

Dưới đây là các phương pháp hỗ trợ trẻ trong việc hình thành và phát triển nhân cách:

1. Lấy sự tôn trọng và thông cảm để đối xử với trẻ

Tôn trọng tức là coi trẻ là một con người độc lập, không bị người khác chi phối hoàn toàn. Dành cho trẻ sự tôn trọng đầy đủ là phải thỏa mãn yêu cầu độc lập của trẻ.

Khi trẻ làm điều gì đó có sai sót hoặc chưa hoàn thành, người lớn phải thông cảm với trẻ. Ví dụ trẻ rót nước lỡ tay bị rớt nước ra ngoài hay trẻ làm động tác chậm thì người lớn phải có sự kiên nhẫn để thông cảm với trẻ. Nếu chúng ta không thông cảm, chỉ vừa nhìn lấy trẻ làm không vừa ý, vội vàng cằn nhằn và làm thay cho trẻ, như vậy trẻ sẽ mất hứng thú, chán nản, dần dần mất đi sự tự tin. Cha mẹ phải xuất phát từ thái độ nhã nhặn để đối xử với trẻ. Nhã nhặn là như thế nào? Nghĩa là cha mẹ luôn có những mong muốn tìm hiểu về nhu cầu của trẻ, hiểu được năng lực của con mình và từ đó có thái độ nhã nhặn giúp trẻ tiến bộ

Vậy làm thế nào để hiểu được trẻ? Đó là thông qua các hoạt động và vui chơi của trẻ. Với thái độ tích cực quan sát trẻ hoạt động để phát hiện nhu cầu và năng lực của trẻ. Từ đó có nhận thức rõ ràng về sự phát triển tính độc lập, phát triển mối quan hệ xã hội của trẻ… Ngược lại, nếu cha mẹ có thái độ không hợp tác, cố chấp, thành kiến cho rằng đối với trẻ cái gì cái gì cũng hậu đậu, trách mắng trẻ theo thói quen “Biết ngay mà”, “Đụng cái gì hư cái đó”, “Đúng là vô tích sự”... như vậy là vô tình cha mẹ đã gây trở ngại đến sự phát triển tính độc lập và hứng thú trong hoạt động của trẻ. Trẻ nhỏ phát triển và thay đổi từng ngày, năng lực của ngày hôm nay khác ngày hôm qua, cho nên chúng ta phải từ thái độ khiêm tốn, kiên nhẫn để đánh giá và hiểu trẻ hơn.

2. Cùng với trẻ vui chơi và làm việc

Hàng ngày, cha mẹ nên bố trí một chút thời gian vui chơi cùng trẻ. Khi vui chơi hoặc làm việc với trẻ phải dùng ngôn ngữ chính xác, lời nói rõ rang, lịch sự để giao tiếp với trẻ, hình thành cho trẻ thói quen dùng ngôn ngữ lành mạnh từ lúc nhỏ. Mặt khác thông qua hoạt động vui chơi và hòa đồng với trẻ có thể hiểu được tính cách, đặc điểm và năng lực trưởng thành sau này của trẻ. Ngược lại, trẻ cũng cảm thụ được sự yêu thương, quan tâm của bố mẹ với minh. Đây là sự thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa bố mẹ và con cái và điều này rất quan trọng trong sự trưởng thành của trẻ khi trẻ lớn lên.

[Ảnh minh họa]

3. Xây dựng mối quan hệ linh hoạt với trẻ

Cha mẹ phải theo sát sự trưởng thành và phát triển của trẻ. Khi trẻ dần dần hướng đến sự độc lập bố mẹ không nên việc gì cũng giúp trẻ, không nên nhiều lời, phải nhìn thấy năng lực trưởng thành của trẻ và để trẻ tự khám phá, tự làm trong khả năng có thể của trẻ.

Có mối liên quan linh hoạt trong gia đình, cha mẹ sẽ hiểu được sự phát triển năng lực của trẻ. Yên tâm để cho trẻ làm các việc khi trẻ tự làm được, chỉ khi trẻ yêu cầu thì mới giúp đỡ, như vậy cha mẹ và trẻ mới có thể cùng sống và làm việc trong bầu không khí thoải mái và vui vẻ.

4. Chú trọng xây dựng lòng tự tin cho trẻ

Lòng tự tin vô cùng quan trọng đối với trẻ, có lòng tự tin thì tính tự phát và tính độc lập mới có thể phát triển được. Làm thế nào để phát triển lòng tự tin của trẻ? Cha mẹ và mọi người trong gia đình phải có thái độ khích lệ, chấp nhận trẻ, không nên lúc nào cũng nói trẻ thế này là không đúng, thế kia là không đúng. Những lời lẽ có ý không tốt đều không có lợi cho việc xây dựng lòng tự tin của trẻ. Nếu trẻ có việc làm không tốt cũng phải thừa nhận nguyện vọng tốt đẹp của trẻ. Chẳng hạn khi trẻ làm việc gì đó chưa được thành thạo thì phải thông cảm cho trẻ, để trẻ có cơ hội làm lại, trẻ sẽ từng bước từng bước chỉnh sửa cái chưa hoàn thiện của mình khi trẻ càng lớn lên. Vì vậy cha mẹ không nên xúc phạm chê bai trẻ mà phải kiên nhẫn giúp đỡ trẻ.

5. Để cho trẻ có cơ hội độc lập làm việc

Khi trẻ muốn bắt chước người lớn làm việc gì đó thì phải tạo cơ hội cho trẻ làm. Nếu trẻ làm chậm mất nhiều thời gian ta cũng nên kiên nhẫn để cho trẻ có đủ thời gian hoàn thành công việc, đừng nên trách trẻ chậm chạp hoặc tỏ ra coi thường trẻ... Trên thực tế mục đích làm việc của trẻ và người lớn rất khác nhau. Mục đích làm việc của người lớn là mong giành được kết quả nên phải nhanh chóng hoàn thành công việc. Mục đích làm việc của trẻ là vì quá trình khám phá, tích lũy kinh nghiệm cho nên trẻ làm việc chậm. Người lớn cảm thấy trẻ chậm chạp là vì trẻ đang thí nghiệm sự sáng tạo của mình, nên cần cho trẻ có thêm thời gian, không gian, vật liệu và sự kiên nhẫn để trẻ độc lập làm việc. Chỉ có thông qua làm việc độc lập, trẻ mới có thể trưởng thành.

6. Để trẻ sinh hoạt có quy luật từ nhỏ

Phải dành cho trẻ một môi trường không gian trật tự mà không phái là một không gian bừa bộn. Phải tạo cho trẻ một quy tắc sinh hoạt trong gia đình như ăn cơm ăn ở đâu? Uống nước ở chỗ nào? Đi vệ sinh lịch sự ra làm sao, vui chơi ở khu vực nào, những đồ vật nào không được chơi?… Như vậy sinh hoạt nề nếp của trẻ sẽ có quy luật, đồng thời cũng hình thành cho trẻ thói quen kỷ luật và ý thức trật tự ngăn nắp.

7. Cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với lớp trẻ cùng tuổi

Ngày nay đa số gia đình có con một hoặc ở thành phố đông đúc, trẻ nhỏ hàng ngày chỉ tiếp xúc với người lớn và bốn bức tường nên trẻ rất muốn tiếp xúc, vui chơi với trẻ cùng lứa bên ngoài. Trong mọi điều kiện, ở mọi nơi, chúng ta nên tạo cơ hội cho trẻ giao lưu với lớp trẻ cùng tuổi hoặc trẻ xấp xỉ tuổi để con mình phát triển năng lực giao tiếp, biết cách quan hệ với người khác. Không nên trói buộc trẻ trong một gia đình cửa đóng then cài làm trẻ mất đi cơ hội và hứng thú trong quan hệ giao tiếp.

NGUYỄN THỊ NGA*

TÓM TẮT

     Gia đình là thiết chế quan trọng bậc nhất cho sự hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách, đạo đức của mỗi người, bởi đây là nơi ta được sinh ra, được giáo dưỡng để lớn khôn, trưởng thành. Gia đình không chỉ là môi trường đầu tiên ươm mầm nhân cách con trẻ mà còn ảnh hưởng lâu dài tới quá trình phát triển, hoàn thiện và gìn giữ đạo đức, nhân cách của mỗi cá nhân trong suốt cả cuộc đời. Mặt khác, giáo dục trong nhà trường, ngoài xã hội chỉ phát huy hiệu quả vai trò của mình khi giáo dục trong gia đình được chú trọng, được xem là nền tàng. Vì vậy, mỗi gia đình, mỗi ông bố, bà mẹ cần thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong giáo dục đạo đức, dạy con biết cách trở thành người tốt, người có ích cho xã hội.

Từ khóa: Gia đình, giáo dục, nhân cách.

x
x x

1. Đặt vấn đề

     Chúng ta chỉ cần gõ cụm từ “bạo lực học đương” hay “tội phạm trẻ vị thành niên” trên thanh công cụ google trong vòng 0,3 giây đã có tới hơn 2 triệu kết quả tìm kiếm từ tin tức, hình ảnh và các video. Đây thực sự là con số lớn không tưởng đã phản ánh thực trạng ở mức báo động “đỏ” về nhân cách, đạo đức thế hệ trẻ hiện nay. Và khi xem các hình ảnh, video, ta thấy các bạn học sinh đang khoác trên mình bộ đồng phục nhưng sẵn sàng cầm gậy, ghế lao vào đánh nhau như phim chưởng, những tốp nữ sinh với áo dài trắng thướt tha nhưng không ngại túm tóc, đạp liên tiếp vào mặt vào người bạn, thẫm chí là xé áo bạn thành nhiều mảnh như phim cung đấu… Và xung quanh là sự thờ ơ, vô cảm đến đáng sợ của các bạn xung quanh trước sự đau đớn, bất lực của chính người bạn của mình, thẫm chí còn nói cười, quay clip đăng mạng để câu like. Thực sự đây là những hành vi phi nhân tính, thiếu trái tim, sự trống rỗng cảm xúc đến tàn nhận từ các bạn học sinh – đối tượng được cho là ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên nhất. Và còn là sự xuống cấp về văn hóa, thuần phong mỹ tục ở cách hành xử, ăn mặc, lối sống phóng túng, buông thả trong chuyện tình cảm đã để lại những hậu quả khôn lường cho bản thân, gia đình, xã hội.

     Không những thế, theo các báo cáo hàng năm về các vụ vi phạm do trẻ em, người chưa thành niên gây nên, chúng ta thấy số lượng, tính chất phức tạp, mức độ nghiêm trọng của các vụ án đều tăng qua các năm. Nếu trước đây thường là các vụ gây rối trật tự công cộng, đánh nhau, vi phạm an toàn giao thông, trộm cắp tài  sản ở mức độ ít nghiêm trọng… thì hiện nay có thể là giết người, cướp tài sản, hiếp dâm… đây thực sự là mối lo ngại, sợ hại của người dân, đồng thời cũng phản ánh sự xuống cấp của đạo đức, nhân cách của giới trẻ, là nỗi đau, sự bất lực của gia đình, trường học, xã hội.

     Và mỗi khí các vụ việc trên được tung lên mạng, được báo chí phản ánh thì vấn đề về giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung mới được quan tâm phân tích, mổ xẻ nhiều hơn qua các hội thảo, tọa đàm… Và người dân lại rần rần bàn tán, comment trên các trang mạng với đủ sự tức giận, phận nỗ, xót thương… Nhưng một thực tế chúng ta phải nhìn nhận lại là liệu trường học, gia đình nhận thấy trách nhiệm của mình ở đâu trong những sự vụ trên? Và một câu hỏi muôn thủa lại được đăt ra: khi đạo đức, nhân cách học sinh, giới trẻ đi xuống thì trách nhiệm thuộc về ai? Nhà trường, xã hội hay gia đình?

     Chúng ta biết rằng việc giáo dục nhân cách giới trẻ chỉ phát huy hiệu quả khi có sự giáo dục đồng bộ của cả ba thể chế từ xã hội, trường học và gia đình. Tuy nhiên, khi con cái hư hỏng, khi các vụ việc xẩy ra thì người ta thường đổ lỗi cho nhà trường nhiều hơn mà nhiều khi quên đi vai trò, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục con cái, đây thực sự là sai lầm. Bởi gia đình không chỉ nuôi dưỡng con cái lớn khôn về mặt thể chất mà còn là môi trường đầu tiên in dấu nhân cách lên mỗi cá thể, là suối nguồn yêu thương góp phần quan trọng hoàn thiện, nuôi dưỡng nhân cách, đạo đức mỗi người. Chính vì vậy, vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách thế hệ trẻ là quan trọng bậc nhất, nếu các em không được giáo dục, đã hư ngay từ trong gia đình thì nhà trường khó lòng giáo dục các em trở thành những người con ngoan, trò gỏi, người vừa có đức vừa có tài. Vì vậy, “Vai trò của gia đình trong giáo dục nhân cách thế hệ trẻ” là vô cùng quan trọng.

2. Nội dung

     2.1.  Một số khái niệm cơ bản

     Khái niệm gia đình

     Gia đình là nơi ta được sinh ra, lớn lên trong sự nuôi dưỡng, dạy bảo, chở che của người thân, là môi trường đầu tiên con người được tiếp nhận các giá trị. Vì vậy có câu nói rằng: “Gia đình là nơi trang bị cho bạn những hành trang quí giá để bạn bước vào ngưỡng cửa cuộc đời” và câu nói này mãi đúng với mọi thời đại.

     Theo xã hội học thì gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên.

     Nếu như khái niệm gia đình của xã hội học nhấn mạnh tới hình thức tổ chức, mối quan hệ hình thành nên gia đình thì khái niệm gia đình của luật học đề cập tới mối quan hệ cũng như quyền và nghĩa vụ của các thành viên theo luật pháp: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo qui định của luật hôn nhân và gia đình”.

     Như vậy, gia đình được hiểu dưới nhiều cách khác nhau, tuy nhiên vấn đề cốt lõi xoay quanh các khái niệm về gia đình vẫn là mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên để hình thành nên gia đình. Và chính mối quan hệ này tạo nên “sứ mệnh” của gia đình trong giáo dục nhân cách con người bằng cả trách nhiệm và tình yêu thương.

     Khái niệm giáo dục

     Có thể nói rằng chính sự giáo dục đã tạo nên sự khác biệt giữa con người với các loài vật về mặt nhận thức, hành vi. Và bản thân mỗi người chịu sự giáo dục của nhiều môi trường khác nhau từ gia đình, trường học tới xã hội. Vậy thế nào là giáo dục?

     Giáo dục theo nghĩa rộng là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội loài người.

     Giáo dục theo nghĩa hẹp là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể – là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, thuộc lĩnh vực đạo đức, lao động, tư tưởng chính trị, thẩm mỹ, vệ sinh,… Chức năng trội của giáo dục là hình thành phẩm chất đạo đức của con người.

     Như vậy, giáo dục không đơn thuần là dạy chúng ta biết chữ, biết chiếm lĩnh các tri thức, học thuật, các kỹ năng… mà giáo dục còn dạy ta biết cách làm người – một người tử tế từ tâm hồn tới nhân cách.

     Khái niệm về nhân cách

     Chính nhân cách làm nên nét độc đáo, bản sắc là nội dung bên trong của mỗi cá nhân. Nó chi phối hành vi của mỗi người và giúp chúng ta phân định người tốt với kẻ xấu, trung thực với gian manh, sự cao thượng với thấp hèn, lòng bác ái với sự hiểm ác…

     Như vậy, nhân cách được coi như là toàn bộ những đặc điểm cùng với những phẩm chất tâm lý cá nhân có tác dụng quy định giá trị và hành vi xã hội của một con người.

     2.2. Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục hoàn thiện nhân cách trẻ

     Gia đình là trường học đầu đời của mỗi người

     Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, là trường học đầu đời của con người. Ngay từ khi sinh ra, con trẻ đã được tắm mình trong văn hóa dân tộc, gia đình qua những lời hát ru của bà của mẹ, tâm hồn các em như những trang giấy trắng và chính cách giáo dục của gia đình, chính lời ăn tiếng nói, cách hành xử của các thành viên sẽ in dấu lên tâm hồn non trẻ của các bé. Nếu gia đình thuận hòa, các thành viên đều có hành vi, lời nói chuẩn mực, là tấm gương sáng về nhân cách thì được xem là môi trường thuận lợi đề gieo vào tâm hồn trẻ những hạt giống yêu thương, lòng nhân ái, những đức tính tốt cần có ở con người. Ngược lại, đứa trẻ sinh ra trong gia đình có sự “khiếm khuyết” về tình thương, các thành viên không phải là những tấm gương sáng để con trẻ noi theo thì thông thường đứa trẻ sẽ trở thành những kẻ hư hỏng. Hay theo giáo sư Đào Duy Anh thì: “Những đứa trẻ sớm mồ côi, bị ném vào xã hội thì chúng là cái mồi rất tốt cho những tật xấu, thói hư”. Và nhà phân tâm học D. Winnicott cũng từng nói “một trẻ sơ sinh – con người ấy không tồn tại”.  Như vậy, mỗi người không có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách tốt đẹp và bền vững nếu thiếu đi một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi và thực sự không gia đình con người rất khó trưởng thành theo đúng nghĩa một con người. Bởi vậy, cách giáo dục và môi trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến việc đứa trẻ lớn lên như thế nào và sống ra sao.

     Một người trưởng thành, tất nhiên chịu ảnh hưởng của nhiều môi trường sống: gia đình, nhà trường, bạn bè, nơi làm việc… Từng môi trường có tác động khác nhau vào từng “góc” tiếp thu của con người. Song, môi trường gia đình giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong việc hình thành tính cách, nhân cách, lối sống của mỗi người. Vì vậy, hãy chú ý đến cách giáo dục trong gia đình. Muốn con cái trưởng thành, hãy tự xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, phù hợp và hiệu quả trong mỗi mái nhà.

     Gia đình là “tấm khiên” giúp thế hệ trẻ tránh những thói hư tật xấu

     Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thì chỉ cần một cái điện thoại, một cái máy tính có kết nối Internet thế giới đã được thu nhỏ trong tầm tay. Công nghệ, internet là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại, tuy nhiên nó cũng có những mặt trái nếu con người không biết sử dụng đúng cách. Đặc biệt là giới trẻ dễ bị tiêm nhiễm bởi những thói hư tật xấu thì internet lại có đầy rẫy những thứ không nên xem như các trò chơi bạo lực, sex, các tệ nạn qua mạng… có thể tác động xấu tới việc hoàn thiện nhân cách, hành vi của giới trẻ. Mặt khác, với môi trường xã hội phức tạp như hiện nay, nếu trẻ không được giáo dục tốt sẽ dễ dàng bị cuốn theo những thói hư, các tệ nạn thẫm chí là phạm tội nghiêm trọng. Nhưng với một môi trường giáo dục tốt từ gia đình, được bố mẹ quan tâm và luôn hiện diện trong mỗi bước trưởng thành của con, được trao trọn tình yêu thương thì các bạn trẻ sẽ đủ sức chống lại mọi sự cám dỗ từ xã hội để trở thành những công dân có ích. Mặt khác, bố mẹ có thể nhanh chóng phát hiện những biểu hiện bất thường, những hành vi không đúng của các con để kịp thời tác động, uốn nắn, định hướng lại giúp các con tránh xa những điều không tốt.

     Như vậy, gia đình luôn là lá chắn, là bộ lọc thanh trừ những điều xấu để con trẻ tiếp nhận những điều hay ý đẹp, những đức tính, hành vi tốt giúp ích cho quá trình hoàn thiện nhân cách của bản thân.

     Giáo dục gia đình giúp quá trình giáo dục nhà trường, xã hội phát huy được giá trị

     Bản thân mỗi người sẽ chịu sự giáo dục của nhiều môi trường khác nhau: gia đình, trường học và xã hội. Tuy nhiên, như chúng ta đã nói gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên in dấu lên tâm hồn con trẻ nên nó có tác động sâu sắc tới việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Con cái là do bố mẹ sinh ra, là người gần gũi với các con nhất nhưng nếu không giáo dục được con em của mình thì tại sao lại đổ lỗi cho giáo viên, trường học? Vì vậy, giáo dục giá trị nhân cách trong nhà trường, ngoài xã hội chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi gia đình hoàn thành được sứ mệnh giáo dục trong gia đình.

     Mặt khác, chương trình giáo dục của nước ta vẫn còn thiên về dạy chữ hơn dạy người, ngoài xã hội có nhiều điều tốt nhưng cũng có vô vàn cạm bậy. Chính vì thế, giáo dục gia đình là môi trường giáo dục quan trọng bậc nhất, không thể thiếu và cùng với giáo dục các giá trị ở trường học, tiếp tiếp nhận những điều tốt từ xã hội sẽ giúp con người từng bước hoàn thiện nhân cách và thế hệ trẻ sẽ là tương lai, trụ cột của đất nước.

     2.3.  Nội dung giáo dục trong gia đình

     Giáo dục đạo đức

     Trong giáo dục gia đình, giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng nhằm xây dựng ý thức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức, rèn luyện thói quen hành vi đạo đức và để mỗi thành viên trong gia đình được sống trong môi trường chan chứa tình thương, đậm tính nhân văn. Giáo dục đạo đức trong gia đình hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách với những phẩmchất sau: giáo dục lòng kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. Và từ xưa đến nay, nó vẫn được coi là yếu tố đạo đức quan trọng nhất đối với trẻ ở trong bất cứ gia đình nào. Giáo dục cho trẻ sự thông cảm sâu sắc với điều kiện, hoàn cảnh, đời sống của gia đình để trẻ biết sống “tùy gia phong kiệm”, tạo nên một không khí hòa thuận, ấm cúng trong đời sống gia đình. Phải giáo dục trẻ biết vâng lời và biết hoàn thiện công việc một cách vui vẻ khi bố mẹ sai bảo. Cha mẹ còn phải giáo dục cho trẻ ý thức trách nhiệm đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa anh chị em ruột thịt. Chính những hành vi, cư xử lễ phép, kính trên, nhường dưới, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là cơ sở giúp trẻ hình thành những phẩm chất đạo đức tốt như: lòng nhân ái, tính khiêm tốn, tính chân thực trong quan hệ đối nhân xử thế với mọi người ngoài xã hội.

     Giáo dục tinh thần yêu thích sự học tập, yêu lao động và rèn luyện tính tự lập cho trẻ

     Giáo dục học tập có nội dung toàn diện, nhằm trang bị những tri thức văn hóa, khoa học – kỹ thuật, nhằm mở rộng sự hiểu biết, rèn luyện năng lực tư duy khoa học, óc phân tích và kỹ năng vận dụng những tri thức vào cuộc sống. Do đó, cùng với giáo dục ở nhà trường, giáo dục đức tính siêng năng học tập trong gia đình là hết sức quan trọng.

     Học tập là việc quan trọng bậc nhất đối với các em nhằm nâng cao kiến thức về mọi mặt, để trở thành người lao động có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ kiến thức khoa học và năng lực thực hành, đáp ứng yêu cầu của người lao động mới. Rèn luyện cho các em ý thức tự giác, lòng say mê học tập. Trong chừng mực có thể được, cha mẹ dạy con cái về kiến thức văn hóa và văn hóa ứng xử. Dù khó khăn đến đâu, gia đình cũng phải dành cho con trẻ những điều kiện thuận lợi nhất cho học tập, đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở việc học tập của con cái. Gia đình phải luôn tạo ra “không khí học tập”, phải tôn trọng việc học, giờ học của con, cần có sự phân công giữa cha và mẹ, các anh chị lớn tuổi, trong việc kèm cặp con cái học tập.

     Giáo dục lao động cũng là một nội dung quan trọng không thể thiếu bởi nó giúp con trẻ biết trân quí thời gian, thành quả lao động, giúp các em phát triển năng lực, kĩ năng ở những lĩnh vực khác nhau. Như vậy, lao động vừa sức, phù hợp với lứa tuổi trong gia đình sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, tránh chây lười, ỉ lại trong công việc.

     Giáo dục của gia đình phải thông qua hoạt động của trẻ, học tập, lao động, tham gia các hoạt động xã hội mà hun đúc tinh thần, ý thức tập thể, có như vậy chúng ta mới hiểu trẻ và có những hình thức, biện pháp cụ thể, phối hợp trong giáo dục nhân cách cho trẻ hiệu quả cao. Vì vậy, trước hết mỗi gia đình phải trở thành một tổ chức giáo dục. Mỗi người lớn trong gia đình là những nhà giáo dục đầu tiên và nhà giáo dục thường xuyên đối với thế hệ trẻ.

     Giáo dục thể chất và thẩm mỹ

     Cuộc đời của một con người được khỏe mạnh, trường thọ hay không là do kết quả của một quá trình biết giữ gìn, chăm sóc sự phát triển của cơ thể ngay từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, cả giai đoạn trung niên cho đến khi về già. Động viên khuyến khích trẻ thực hiện chế độ thể dục buổi sáng, tham gia các hoạt động thể thao phù hợp với sở thích, nhu cầu, nhằm phát triển năng khiếu cá nhân. Giáo dục con em ý thức phòng, chữa bệnh nhằm giữ gìn bảo vệ sức khỏe. Việc giáo dục thể chất cho trẻ cũng gắn liền với việc tổ chức vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, tham quan du lịch theo điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình.

     Giáo dục giới tính, tình yêu và hôn nhân cho thế hệ trẻ

     Giáo dục giới tính là một bộ phận khăng khít của giáo dục nhân cách, có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành đạo đức đối với người chưa trưởng thành. Tuổi chưa thành niên có những biến đổi đặc thù về sinh lý và đi theo nó là những biến đổi đặc thù về tâm lý. Nhiệm vụ của giáo dục giới tính là tạo điều kiện cho sự phát triển hài hòa của thế hệ trẻ và sự hình thành đầy đủ giá trị chức năng sinh sản, việc nâng cao kiến thức về tình dục học. Giáo dục giới tính không đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhiều nét tinh thần của nhân cách. Nhiều người cho rằng, chỉ giáo dục giới tính cho con khi con bước vào tuổi dậy thì. Quan niệm đó không phù hợp, bởi hàng loạt các vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính cần phải được tiến hành ngay từ trước. Giáo dục giới tính là một nội dung quan trọng của giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo dục giới tính cần có nội dung phù hợp với từng lứa tuổi, mức độ hiểu biết của các em. Những người làm công tác giáo dục giới tính [cha mẹ, cán bộ y tế, các nhà sư phạm] phải có quan điểm thống nhất. Các vấn đề thuộc về giáo dục giới tính phải gắn chặt với hệ thống chung của công tác giáo dục đạo đức.

     2.4.  Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong gia đình

Gia đình đóng vai trò không thể thay thế trong việc thỏa mãn nhu cầu vật chất và tình cảm cũng như giáo dục nhân cách cho mỗi cá nhân trong xã hội và sẽ giúp thúc đẩy xã hội phát triển cả về kinh tế, xã hội. Giáo dục của gia đình là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc gia, bên cạnh giáo dục của nhà trường và các tổ chức xã hội. Để gia đình thực sự trở thành tế bào của xã hội thì những người làm cha, mẹ – những người chủ của gia đình cần quan tâm đến những vấn đề sau:

     Nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình đối với sự hình thành nhân cách trẻ gắn liền với nâng cao trình độ và năng lực giáo dục con cái của các bậc cha mẹ

     Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người, là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ. Do đó, môi trường gia đình là nền tảng, là cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Để phát huy vai trò của gia đình, của cha mẹ trong sự nghiệp giáo dục con cái thì trước hết phải nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ vị trí, vai trò của gia đình trong giáo dục các con. Giáo dục nhà trường xã hội, ảnh hưởng của bạn bè rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình xã hội hoá con người. Song, không thể thay thế vai trò của giáo dục gia đình vì 90% nhân cách đứa trẻ được hình thành từ bé đến lúc chúng 5 tuổi. Và chỉ khi các bậc cha mẹ nhận thấy được tầm quan trọng của gia đình trong giáo dục con cái thì mới giành nhiều thời gian để quan tâm, dạy bảo các con, tránh thực trạng “khoán trắng” trách nhiệm này cho trường học, người thân, người giúp việc.

     Đồng thời, để phát huy được hiệu quả giáo dục trong gia đình thì bố mẹ phải là những người phải có kiến thức, hiểu được tâm lý của các con. Kiến thức ở đây có thể từ kinh nghiệm, có thể học từ sách vở và trong cuộc sống. Dù thế nào cha mẹ cũng phải biết lựa chọn những vấn đề phù hợp với yêu cầu xã hội, phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm của từng đứa trẻ. Cha mẹ phải cập nhật thông tin, nắm được nhu cầu tâm lý của con mình, có phương pháp giáo dục đối với từng đứa trẻ cho phù hợp.

     Bản thân cha mẹ phải là những tấm gương tốt

     Cách hành xử của bố mẹ với nhau, cách cư xử của bố mẹ với con cái và những người xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách đứa trẻ. Nếu lúc nhỏ đứa trẻ được học cách hành xử “vô văn hóa”, “vô đạo đức” của bố mẹ thì lớn lên đứa trẻ cũng nhiễm cách cư xử như vậy. Ngược lại, nếu cha mẹ là những tấm gương sáng, mẫu mực thì con cái sẽ là những người có nhân cách tốt, ngoài trừ những đứa trẻ có quá trình giáo dục và tự giáo dục không tốt.

     Gia đình phải xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tiến bộ

     Bình đẳng ở đây thể hiện là mọi thành viên trong gia đình đều có quyền nói lên tiếng nói của mình. Mọi tâm tư nguyện vọng của các cá nhân trong gia đình đều được lắng nghe, chia sẻ, những tâm tư nguyện vọng nào chính đáng phải được đáp ứng cho phù hợp. Muốn có được điều này thì các thành viên trong gia đình phải thực sự tôn trọng nhau, đặc biệt không có sự bất bình đẳng giới. Trẻ em trai và trẻ em gái phải có quyền và nghĩa vụ như nhau, được thụ hưởng mọi giá trị như nhau, cùng nhau được học hành. Những người cha, người mẹ trong gia đình cũng phải được tôn trọng như nhau, lắng nghe và chia sẻ với nhau mọi việc trong cuộc sống.

     Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình đối với thế hệ trẻ

     Nội dung giáo dục phải toàn diện bao gồm cả đạo đức, tri thức, lao động và rèn luyện tính tự lập cho trẻ tới giáo dục thể chất, giáo dục giới tính. Trong mỗi một nội dung cụ thể cũng phải có sự thay đổi. Đổi mới nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục học tập, lao động, rèn luyện tính tự lập cho trẻ, đồng thời phải quan tâm đến giáo dục thể chất, thẩm mỹ, giới tính cho thế hệ trẻ. Phải giáo dục cho trẻ ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh. Có sức khỏe tốt thì mới thực hiện được việc học tập, lao động. Giáo dục trẻ có chế độ ăn uống, học tập, lao động khoa học, hợp lý; phòng chống các tệ nạn xã hội như nghiện hút, tiêm chích ma túy,… Có những hiểu biết nhất định về quá trình phát triển sinh học của cơ thể, sự khác biệt giữa những người khác giới,…Tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra do trẻ tò mò, thiếu hiểu biết như yêu và quan hệ tình dục quá sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và tương lai của trẻ.

     Không nuông chiều con một cách thái quá

     Ngày nay, thường mỗi gia đình chỉ có 1 – 2 con, lại có điều kiện kinh tế. Do đó nhiều gia đình xem con là những “ông hoàng, bà hoàng”, họ đáp ứng mọi nhu cầu của con cái, nuông chiều, cung phụng con một cách thái quá. Chính điều này các ông bố, bà mẹ đang làm “hại” con mình mà không hay biết. Bởi những đứa trẻ được sinh ra, được giáo dục trong môi trường này thường xem mình là trung tâm bắt người khác phục tùng, có lối sống ích kỉ, xem thường người khác, ghét lao động, ưa hưởng thụ, thiếu sự cảm thông, thiếu kỹ năng sống tự lập… Và một người hội tụ đủ những điều này thì thực sự đang “khiếm khuyết” về mặt nhân cách. Chính vì vậy, các ông bố bà mẹ yêu thương con mình nhưng yêu thế nào cho đúng cách.

     Tăng cường sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường và các tổ chức xã hội trong giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ

     Nhà trường quan tâm nhiều đến dạy chữ, dạy nghề hơn là giáo dục văn hoá ứng xử trong quan hệ thầy trò, bạn bè, tình yêu,… Cha mẹ thì dường như phó mặc việc dạy dỗ con cái cho nhà trường, chỉ quan tâm đến đời sống vật chất cho con cái. Các tổ chức xã hội dù đã có nhiều phong trào cho trẻ hoạt động nhưng còn nghèo nàn, chưa thu hút được đông đảo trẻ tham gia. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục thế hệ trẻ. Mỗi thiết chế này lại có những ưu nhược điểm khác nhau trong quá trình giáo dục trẻ, việc phối hợp sẽ giúp các thiết chế bổ sung, hỗ trợ cho nhau để hiệu quả giáo dục trẻ tốt hơn. Sự thành công trong giáo dục chỉ có được khi tất cả các lực lượng [gia đình, nhà trường, xã hội] thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung giáo dục, tất cả vì thế hệ tương lai đất nước.

3. Kết luận

     Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, vừa chịu sự tác động mạnh mẽ, liên tục của các chuyển biến xã hội, vừa là động lực thúc đẩy xã hội. Gia đình có vai trò to lớn trong việc giáo dục nhân cách cho con người, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là cơ sở để xây dựng xã hội tốt đẹp. Như Bác Hồ đã từng nói: “hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.  Và giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Cách giáo dục và nuôi dưỡng đúng đắn chính là nền tảng hạnh phúc cho mỗi gia đình và ổn định lâu dài cho xã hội.

     Giáo dục gia đình luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc phát triển nhân cách trẻ. Vì vậy, người làm cha mẹ cần được trang bị nhiều hơn những kiến thức về giáo dục gia đình như chăm sóc, nuôi dạy con cái một cách khoa học, biết kỹ năng tư vấn, trò chuyện với con. Đồng thời cần phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vị trí, giáo dục gia đình, từ đó có chính sách củng cố, tăng cường sức mạnh cho gia đình, phát huy vai trò của gia đình trong quá trình phát triển đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình thực hiện tốt các chức năng cơ bản là việc làm hết sức cần thiết và đúng đắn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Lê Ngọc Hùng [2006],  Xã hội học giáo học, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội,

2.    Bùi Gia Thịnh [1999], Xã hội hóa công tác giáo dục – nhận thức và hành động, Viện khoa học giáo dục xuất bản.

3.    Trần Thị Kim Xuyến [2002], Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện đại, Nxb. Thống kê.

Trích dẫn: Trường Đại học Khánh Hòa

Thánh Địa Việt Nam Học
[//thanhdiavietnamhoc.com]

Video liên quan

Chủ Đề