Tỷ lệ cho vay tối đa của ngân hàng

Theo Dự thảo “Thông tư Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng , chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, các ngân hàng dự kiến phải giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn theo lộ trình những năm tới.

Cụ thể, các ngân hàng có thể sẽ phải đưa tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn về mức 35% năm 2020 và về 30% đến năm 2021.

Trong năm 2019, các ngân hàng phải đưa tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn về mức 40% thay vì 45% như quy định trước đó.

Báo cáo Ngân hàng SHB từng đánh giá, việc đưa tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm từ 45% xuống còn 40% trong bối cảnh lãi suất chịu nhiều áp lực, huy động trung dài hạn hiện nay vẫn rất khó khăn là một thách thức cho các ngân hàng.

Dù vậy, báo cáo của 20 ngân hàng cho thấy, có 14 ngân hàng công bố tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn cuối năm 2018, và đều dưới mức 40% gồm: Nam A Bank, SCB, Techcombank, BIDV, HDBank, ACB, TP Bank, Kienlong Bank, MBB, VPBank, VIB, Sacombank, OCB, Bac A Bank .

5 ngân hàng còn lại gồm: Vietinbank, Vietcombank , LienVietPost Bank, SHB, VietA Bank không công bố tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn.

ABBank trong cuộc trao đổi với phóng viên bên lề đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 cho biết, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn của ngân hàng này đang trong mức quy định cho phép.

Đối với nhóm 14 ngân hàng công bố tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn, hầu hết tỷ lệ này đều trên 30% trong đó: Bac A Bank có tỷ lệ này cao nhất 39,6%; OCB là 37,6% xếp thứ 2; Sacombank 37,4% xếp thứ 3. Nam A Bank, SCB đang có tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn ở mức khá thấp lần lượt 16,7% và 20,4%. Ngoài ra, các ngân hàng như Techcombank có tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn khoảng 30%, HDBank khoảng 32%.

Các ngân hàng hầu hết đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2019 và tìm kiếm nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế với kỳ hạn dài và chi phí thấp, hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài nhằm tăng nguồn vốn trung và dài hạn, giảm thiểu áp lực trong việc giảm dần tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn trong tương lai.

Trong 20 năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã có 7 lần thay đổi quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn, trong đó có giai đoạn từ tháng 10/2010 đến tháng 1/2015, Ngân hàng Nhà nước “mở” quy định về tỷ lệ giới hạn nói trên từ Thông tư 13/2010/NHNN. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36/2014/NHH quy định trở lại tỷ lệ giới hạn 60% rồi giảm về 45% và về 40% từ ngày 1/1/2019.

Trong quá khứ, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của toàn hệ thống ngân hàng có lúc xuống mức chỉ 7,58% [tháng 4/2012] và cao nhất 34,6%; hiện đang ở mức khoảng 28,42% vào tháng 2/2019.

Nguồn: BizLive/CafeF.vn

- Cụ thể: Ngân hàng Nhà nước quy định, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi [LDR] sẽ tối đa ở mức 85%, trong khi hiện tại đang ở mức 80%.

Giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng

Theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN, ngày 15/11/2019 của Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, từ ngày 01/01/2020 [ngày thông tư chính thức có hiệu lực], tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi [LDR] tối đa ở mức 85%.

Hiện theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, LDR tối đa của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 90%; ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 80%.

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã "siết" tỷ lệ này đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, trong khi lại nới cho các ngân hàng thương mại tư nhân.

Trần LDR tăng lên giúp các ngân hàng tư nhân có thêm dư địa để giảm chi phí vốn thông qua việc giảm đà tăng tổng tiền gửi. Ngược lại, dư địa giảm chi phí vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước.

Ngoài ra, liên quan đến quy định về giá trị thực của vốn điều lệ, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định rõ giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng được xác định bằng vốn điều lệ, vốn được cấp và thặng dư vốn cổ phần cộng [trừ] lợi nhuận lũy kế chưa phân phối [lỗ lũy kế chưa xử lý] được phản ánh trên sổ sách kế toán.

Bên cạnh đó, Thông tư nhấn mạnh, tùy theo mức độ giảm giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp so với mức vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể các biện pháp xử lý đối với từng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các biện pháp cụ thể bao gồm các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm xuống dưới 80% của mức vốn pháp định.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể sẽ áp dụng các biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật, thu hồi giấy phép đối với ngân hàng nếu có giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp thấp dưới 50% mức vốn pháp định, hoặc giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp thấp hơn mức vốn pháp định liên tục trong thời gian 6 tháng mặc dù đã có phương án xử lý.

Trong khi đó, mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng.

Siết mạnh cho vay bất động sản

Đáng chú ý, cơ quan quản lý tiếp tục siết mạnh với cho vay bất động sản khi chính thức đưa ra lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn.

Cụ thể, từ 1/1/2020 - 30/9/2020 tỷ lệ này là 40%; 1/10/2020 - 30/9/2020 là 37%; 1/10/2021 - 30/9/2022 là 34% và kể từ 1/10/2022 sẽ giảm xuống còn 30%.

Đặc biệt, bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Các khoản phải đòi được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở [bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai], quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay và đáp ứng một trong các điều kiện sau sẽ có hệ số rủi ro 50%.

Đối với các khoản phải đòi khác như đối với cá nhân phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách hàng đó từ 4 tỷ đồng trở lên [sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%] sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ ngày 1/1/2021./.

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 8 về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay.

Cụ thể, Ngân hàng VDB thực hiện tính tỷ lệ tối đa dư nợ trên tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thông báo đối với đồng đô la Mỹ [USD] và tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam đối với USD, tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác, được xác định vào ngày làm việc cuối cùng của tháng theo công thức sau: LDR = L/D x 100%

Trong đó: LDR là tỷ lệ dư nợ tối đa trên tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay; L là tổng dư nợ cho vay; D là tổng nguồn vốn sử dụng cho vay.

Tổng dư nợ cho vay bao gồm: Dư nợ cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu; dư nợ cho vay ngắn hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ; dư nợ cho vay trung hạn tín dụng đầu tư; dư nợ cho vay trung hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ; dư nợ cho vay dài hạn tín dụng đầu tư; dư nợ cho vay dài hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ; dư nợ các khoản cho vay khác [không bao gồm dư nợ nhận ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước không chịu rủi ro và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nhận tái bảo lãnh]; dư nợ các khoản nợ vay chờ xử lý.

Tổng vốn huy động bao gồm: Tiền gửi của tổ chức trong nước, nước ngoài; tiền vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tiền vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vay ngân sách Nhà nước, vay của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài; tiền huy động từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác.

Vốn chủ sở hữu được sử dụng để cho vay là vốn chủ sở hữu của Ngân hàng VDB theo quy định về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng VDB, trừ các khoản sau đây:

a] Giá trị còn lại của tài sản cố định [được xác định bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi khấu hao] và chi phí xây dựng cơ bản dở đang theo mức thực tế;

b] Số vốn điều lệ thực tế đã sử dụng để góp vốn điều lệ của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam;

c] Quỹ dự phòng tài chính.

Ngân hàng VDB phải duy trì tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng vốn được sử dụng để cho vay là 95%.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.


Video liên quan

Chủ Đề