Câu hỏi về tâm lý học la một khoa học

****************** TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT MÔN KHOA HỌC ******************

———-– PSYCHOLOGY AS A SCIENCE———-–

—————————————————————Saul McLeod  [Lê Thành Nhân, dịch]

Khoa học dùng cách tiếp cận thực nghiệm. Chủ nghĩa duy nghiệm [Empiricism – được khai sáng bởi John Locke] cho rằng nguồn gốc duy nhất của kiến thức là thông qua các giác quan của chúng ta – chẳng hạn như: thị giác, thính giác…

Điều này trái ngược hẳn với quan điểm thời đó rằng có thể đạt được kiến thức thông qua sự vận dụng lý trí và các lập luận logic [được gọi là chủ nghĩa duy lý – rationalism]. Chủ nghĩa duy nghiệm là quan điểm cho rằng tất cả kiến thức đều dựa trên, hoặc đến từ trải nghiệm.

Phương pháp tiếp cận duy nghiệm [empirical approach] gia tăng kiến thức thông qua việc trải nghiệm nhanh chóng trở thành phương pháp tiếp cận của khoa học và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của vật lý và hóa học trong thế kỷ 17 và 18.

Ý tưởng cho rằng kiến thức cần đạt được thông qua trải nghiệm, tức là có tính kinh nghiệm, đã trở thành một phương pháp tìm kiếm thông tin bằng cách quan sát và thực nghiệm cẩn thận để thu thập những dữ kiện và chứng cớ.

Bản chất của việc tìm tòi thông tin khoa học có thể thể hiện qua 2 cấp độ:

[1]  Tiến hành với học thuyết và các nền tảng giả thuyết

[2]  Và, tìm tòi thông qua các phương pháp thực nghiệm trên thực tế [ví dụ: các thí nghiệm, quan sát…]

Phương pháp thực nghiệm chính yếu của việc tìm tòi khoa học là thí nghiệm [Experiment].

Đặc trưng chính yếu của các thí nghiệm là sự kiểm soát trên các biến [biến độc lập‘independence’, biến phụ thuộc ‘dependence’ và biến ngoại vi  ‘extraneous’], đo lường khách quan cẩn thận và thiết lập các mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả.

___________________________________________

ĐẶC TRƯNG CHÍNH CỦA MỘT KHOA HỌC

Chứng cớ thực nghiệm [Empirical evidence]

·       Đề cập đến các dữ liệu thu thập được thông qua quan sát trực tiếp hoặc thí nghiệm.

·       Chứng cớ thực nghiệm không dựa trên các lập luận hoặc niềm tin.

·       Thay vào đó là các thí nghiệm và quan sát được thực hiện một cách cẩn thận và báo cáo một cách chi tiết để các nhà nghiên cứu khác có thể tái lập hoặc cố gắng kiểm tra công việc.

Khách quan [Objectivity]

·       Các nhà nghiên cứu nên bỏ xuống tất cả hệ thống giá trị để tự do khi nghiên cứu, họ cần vứt bỏ hoàn toàn các thiên kiến để không bị thiên lệch trong các nghiên cứu của mình [ví dụ: các nhà nghiên cứu phải không bị ảnh hưởng bởi các cảm xúc và trải nghiệm cá nhân]

·       Khách quan có nghĩa là tất các nguồn có thể gây thiên kiến phải được giảm thiểu và các ý tưởng cá nhân, chủ quan phải được loại bỏ. Sự mưu cầu khoa học có nghĩa là các nhân tố sẽ tự bộc lộ ngay cả khi nó trái ngược với hy vọng của người nghiên cứu.

Kiểm soát [Control]

·       Tất cả các biến ngoại vi cần được kiểm soát để có thể tìm ra được nguyên nhân [biến độc lập] và hệ quả [biến phụ thuộc]

Tính dự báo [Predictability]

·       Chúng ta cần hướng tới việc dự báo được các hành vi tương lai từ các phát hiện trong các nghiên cứu.

Kiểm tra giả thuyết [Hypothesis testing]

·       Ví dụ, tuyên bố được tạo ra từ một cuộc điều tra được xem là một dự báo và có nguồn gốc từ một học thuyết. Có nhiều loại giả thuyết [chưa chứng thực giá trị và cần thay thế], chúng cần được tiến hành từ một dạng thức có thể kiểm tra [tức là được vận hành và rõ ràng]

Tái lập [Replication]

·       Nó chỉ đến việc bằng một phương pháp cụ thể, những kết quả có thể được lập lại, bởi người đó/người khác và/hoặc ở những thời điểm khác cho thấy kết quả cũng tương tự.

·       Nếu một khám phá ấn tượng được báo cáo nhưng nó không thể được tái lập bởi nhà khoa học khác thì nó sẽ không được công nhận.

·       Nếu chúng ta có những kết quả tương tự càng nhiều trong cùng điều kiện, chúng ta có thể chắc chắn về độ chính xác để có lý do hợp lý mà bỏ qua những nghi ngờ.

·        Nó đưa đến cho chúng ta sự tin tưởng rằng những kết quả là đáng tin cậy và có thể được sử dụng để xây dựng nên khung kiến thức hoặc một học thuyết: đây là điều hệ trọng trong việc xây dựng một học thuyết khoa học.

_______________________________

TIẾN TRÌNH KHOA HỌC

Trước thế kỷ 20, khoa học sử dụng rộng rãi nguyên tắc trực quan [induction] – tìm kiếm sự khám phá thế giới thông qua sự quan sát chính xác, và thiết lập nên các học thuyết dựa trên các nguyên tắc quan sát.

Các định luật Newton là một ví dụ cho điều này. Ông ấy quan sát các chuyển động của các đối tượng vật lý [ví dụ: táo] và đưa ra các định luật dựa trên những gì ông ấy quan sát.

Tiến trình khoa học hiện đại dựa trên mô hình giả thuyết – suy luận [hypothetico – deductive] được đề xuất bởi Karl Popper [1935]. Popper cho rằng các học thuyết/định luật về thế giới nên bắt đầu trước tiên và nên được dùng là những kỳ vọng/giả thuyết có tính phủ định những quan sát và thí nghiệm.

Phủ định [Falsification] là con đường duy nhất để khẳng định – như Popper đã chỉ ra: “Không thể dùng số lượng quan sát rất nhiều những thiên nga trắng để kết luận rằng tất cả thiên nga đều màu trắng, nhưng chỉ cần quan sát một thiên nga đen duy nhất là đủ để bác bỏ kết luận trên.”

Học thuyết tiến hóa của Darwin là một ví dụ cho điều này.Ông đã xây dựng một học thuyết và thiết lập nó thành các mệnh đề bằng những quan sát động vật tự nhiên. Ông tập trung tìm kiếm các dữ liệu nhằm ủng hộ/bác bỏ học thuyết của mình.

Tâm lý học thật sự là một khoa học non trẻ, mới có nhiều phát kiến được tìm ra trong khoảng 150 năm. Tuy nhiên, nguồn gốc nó có thể bắt đầu từ thời Hy Lạp cổ đại, khoảng 400 – 500 năm trước công nguyên. Được bao hàm trong triết học, với những nhà đại tư tưởng như Socrates, Plato, Aristolte, người trước truyền cảm hứng và có ảnh hưởng lên người sau.

Plato lập luận rằng có một sự phân tách rõ ràng giữa thể xác và tâm hồn, ông tin tưởng sâu sắc rằng ảnh hưởng cá nhân khác biệt trên hành vi, ông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khái niệm “sức khỏe tâm thần – mental health”, điều đó dẫn đến niềm tin rằng tâm hồn cần được nuôi dưỡng bằng nghệ thuật. Aristolte tin chắc rằng thể xác có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm hồn – có thể nói rằng ông là tiền thân của nhà Tâm lý sinh học.

Tâm lý học vẫn được coi là khoa học “dự bị” cho đến khi xuất hiện những tác phẩm của Descartes [1596 – 1650] thế kỷ 16. Ông tin tưởng mạnh mẽ rằng ý thức và sự duy trì ý thức tạo nên sự tách biệt con người với động vật. Ông cho rằng thể xác có ảnh hưởng đến ý thức của chúng ta và nơi bắt nguồn những tương tác này nằm ở tuyến tùng [pineal gland] – bây giờ thì chúng ta biết rằng KHÔNG hề có điều nào như vậy. Điều này có ảnh hưởng đến các triết thuyết quan trọng về tâm lý, bao gồm các tác phẩm của Spinoza [1632 – 1677] và Leibnitz[1646 – 1716]. Nhưng không thể mãi đơn độc, khoa học, tâm lý học thống nhất để cho ra đời một ngành khoa học riêng biệt.

Khi hỏi: “Ai là người khai sinh ra Tâm lý học?”, nhiều ngườitrả lời rằng: “Freud”. Cho dù không có cuộc tranh luận mở nào về điều này, nhưng nếu chúng ta hỏi rằng ai là người khai sinh ra tâm lý học thực nghiệm, rất ít người trả lời như trên. Thế thì nơi nào xuất phát tâm lý thực nghiệm hiện đại và tại sao?

Tâm lý học đã mất thời gian quá lâu để nổi lên thành một khoa học vì nó cần nhiều thời gian để củng cố. Hiểu được hành vi, suy nghĩ và cảm xúc không hề dễ dàng, để giải thích được nó ta phải bỏ qua thời gian lâu dài từ thời Hy Lạp cổ đại đến thế kỷ 16. Phải rất khó khăn để chuyển từ những quan điểm, học thuyết, tranh luận duy tâm của Aristotle cho đến những nghiên cứu khoa học hỗ trợ lý thuyết, tâm lý học như một môn khoa học bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, Wilheim Wundt xây dựng phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên vào năm 1879. Tuy dùng nội quan [introspection] nhưng có hệ thống [tức là có phương pháp luận]. Đó thật sự là một nơi xuất phát những tư duy đầu tiên về việc dùng phương pháp khoa học để điều tra hành vi.

Sự dịch chuyển kinh điển trong tâm lý nhằm áp dụng những tiến trình này là những nhà hành vi [behaviorists], những người nổi tiếng dùng các thực nghiệm có kiểm soát trong phòng thí nghiệm và từ chối thừa nhận các lực lượng vô hình hoặc vô thức là nguyên nhân đưa đến hành vi. Và sau này, những nhà tâm lý học nhận thức bằng những cách thức nghiêm cẩn [tức, cẩn thận], khoa học, cũng tiến hành trong phòng thí nghiệm.

__________________________________

KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TÂM LÝ HỌC

Phân tâm học [Psychoanalysis] có năng lực lớn lao trong việc giải thích và hiểu biết về hành vi, nhưng cũng bị chỉ trích nhiều bởi chỉ giải thích hành vi khi nó đã diễn ra, không dự báo trước chiều hướng và không thể dùng phủ định. Có người cho rằng phân tâm học tiến dần đến trạng thái giống tôn giáo hơn là khoa học, nhưng nó không phải là học thuyết duy nhất bị cáo buộc về tính bất-khả-phủ-định ‘unfalsifiable’ [thuyết tiến hóa cũng bị nhiều chỉ trích – vì sao mọi thứ theo cách đó? Bởi gì nó tiến hóa theo cách đó!] – và giống với các học thuyết khó bị bác bỏ – khả năng tồn tại của nó thực sự hợp lý.

Kline [1984] lập luận rằng học thuyết phân tâm có thể được chia thành các giả thuyết và được kiểm nghiệm một cách khoa học. Ví dụ, Scodel [1957] mặc định rằng những người đàn ông còn ở giai đoạn môi miệng sẽ thích thú những bộ ngực lớn [mối tương quan thuận], nhưng thực tế lại cho thấy điều ngược lại [tương quan nghịch]. Mặc dù học thuyết Freud có thể được sử dụng để giải thích phát hiện này [thông qua dạng phản ứng – chủ thể biểu hiện điều ngược lại với xung năng vô thức của họ!], Kline vẫn chỉ ra rằng học thuyết vẫn bị bác bỏ vì không có sự tương quan có ý nghĩa.

Chủ nghĩa hành vi [Behaviorism] là học thuyết tinh giảm [như tính kinh tế và cắt giảm chi phí] khi giải thích sự học hỏi; dùng một vài nguyên lý đơn giản [củng cố  ‘reinforcement’ , định hình hảnh vi  ‘behavior shaping’ , khái quát hóa ‘generalization’…] để giải thích những hành vi hết sức đa dạng từ sự lĩnh hội ngôn ngữ cho đến sự hình thành đạo đức]. Đây là một sự tiến triển táo bạo, với các giải thuyết tỉ mỉ và có thể biện bác [chẳng hạn như: định luật hiệu ứng Thorndike] và sở hữu một cốt lõi về giả định trung tâm mạnh mẽ: thuyết định mệnh từ môi trường [chỉ đến khi giả định này đối mặt với những chỉ trích áp đảo từ các học thuyết nhận thức và phong tục thì mô hình/mô thức hành vi mới bị lung lay].

Những nhà hành vi luôn vững tin vào nguyên tắc khoa học của chủ nghĩa định mệnh và trật tự, và do đó đưa ra các dự đoán khá nhất quán về việc khi nào con vật sẽ phản ứng như thế [mặc dù họ thừa nhận rằng việc dự báo hoàn hảo cho bất kỳ cá thể nào là điều không thể]. Các nhà hành vi sử dụng các dự đoán để kiềm soát hành vi của cả động vật [chim bồ câu được huấn luyện đề phát hiện áo phao] và con người [liệu pháp trị liệu hành vi]; và thậm chí Skinner, trong cuốn “Walden Two [1948]” đã mô tả một xã hội được kiểm soát theo những nguyên tắc của chủ nghĩa hành vi.

Tâm lý học nhận thức [Cognitive psychology] – thông qua phương pháp tiếp cận khoa học để tìm hiểu các tiến trình tâm thần không quan sát được bằng các mô hình chính xác và tiến hành các thực nghiệm trên hành vi đề xác nhận hoặc bác bỏ chúng.

Sự hiểu biết đầy đủ, dự đoán và kiểm soát trong tâm lý học có lẽ rất khó do sự quá phức tạp của môi trường, tầm thần và sinh học ảnh hưởng ngay cả trên những hành vi đơn giản nhất [tức là, các biến ngoại vi không thề nào bị kiểm soát].

Do đó, không có câu trả lời dễ dàng cho câu hỏi “Tâm lý học có phải là khoa học?”. Nhưng nhiều cách tiếp cận tâm lý học cho thấy nó đáp ứng được các đòi hỏi của phương pháp khoa học, trong khi đó những thứ khác xuất hiện làm tăng sự nghi ngờ đối với lĩnh vực này.

__________________________________

THAY THẾ CÁCH TIẾP CẬN THUẦN TÚY KHOA HỌC

Tuy nhiên, một vài nhà tâm lý học cho rằng tâm lý học không phải là một khoa học thuần túy.

Có những lựa chọn thay thế cho chủ nghĩa duy nghiệm chẳng hạn: nghiên cứu lý tính[rational research], lý luận [argument] và niềm tin [belief].

Phương pháp tiếp cận nhân bản [một thay thế khác] có giá trị riêng tư, trải nghiệm nhận thức chủ quan và lập luận từ chối tính khoa học. Phương pháp tiếp cận nhân văn lập luận rằng thực tế khách quan không quan trọng bằng nhận thức và hiểu biết chủ quan của cá nhân đó về thế giới. Vì điều này, Carl Rogers và Maslow đặt ít giá trị vào các phương pháp khoa học, đặc biệt là việc sử dụng phòng thí nghiệm khoa học để nghiên cứu hành vi của cả con người lẫn động vật.

Trải nghiệm chủ quan của con người về thế giới là quan trọng và có ảnh hưởng đến hành vi của họ. Chỉ bằng cách nhìn thế giới từ quan điềm của cá nhân thì chúng ta mới thật sự hiểu vì sao họ hành động theo cách mà họ làm. Đây là cách làm chính của phương pháp tiếp cận nhân văn.

Chủ nghĩa nhân bản [humanism] là một quan điểm tâm lý nhận mạnh những nghiên cứu trên toàn thể con người. Nhà tâm lý nhân bản xem xét hành vi con người không chỉ thông qua con mắt của người quan sát mà còn bằng con mắt của chính người đang hành động. Những nhà tâm lý nhân bản cho rằng hành vi của cá nhân có sự nối kết với cảm xúc nội tâm và hình ảnh bản thân.

Phương pháp tiêp cận nhân bản [humanistic approach] cố tình bước qua khỏi góc nhìn thuần túy khoa học, phủ nhận sự tuân phục định mệnh, đưa đến sự hiểu biết độc đáo và sâu sắc. Phương pháp tiếp cận nhân bản không phải là hệ thống học thuyết có kết cấu theo trật tự [mặc dù nó có một số giả định cốt lõi] và cũng không quan tâm đến việc dự báo và kiểm soát hànhvi của con người – chính bản thân mỗi cá nhân mới là người duy nhất có thể và nên làm việc đó. Miller [1969] trong tác phẩm “Psychologyas a Means of Promoting Human Welfare” [Tâm lý học như là một phương tiện thúc đẩy phúc lợi cho con người] chỉ trích quan điểm kiếm soát trong tâm lý học, ông cho rằng sự hiểu biết nên là chủ đề chính của khoa học này, từ đó ông chất vấn: ai là người tiến hành việc kiểm soát và lợi ích của nó được phục vụ cho điều gì?

Những nhà tâm lý nhân bản [humanistic psychologists] từ chối cách tiếp cận khoa học nghiêm ngặt dành cho tâm lý học bởi họ nhìn thấy điều đó là phi nhân tính và không thể nào nắm bắt được sự phong phú của các trải nghiệm có ý thức. Bằng nhiều cách từ chối mô thức khoa học tâm lý trong thập kỷ 1950, 1960, 1970 là sự phản ứng dữ dội đối với sự thống trị của phương pháp tiếp cận của chủ nghĩa hành vi đang bao trùm Tâm lý học Bắc Mỹ.

__________________________________

NHỮNG QUAN ĐIỂM THÔNG THƯỜNG VỀ HÀNH VI

Theo một cách chung nhất, tự mỗi người là một nhà tâm lý. Điều này không có nghĩa là mọi người đều được huấn luyện để nghiên cứu và đào tạo về tâm lý học. Con người luôn có những quan điểm phố quát về thế giới, về người khác và chính mình. Những quan điềm thông thường này có thể đến từ trải nghiệm cá nhân, sự giáo dục từ nhỏ và thông qua văn hóa… Con người luôn có quan điềm cảm nhận thông thường về những nguyên nhân của bản thân họ và hành vi của người khác, và đặc điểm nhân cách mà họ và người khác sở hữu, về những gì người khác nên làm, làm thế nào để nuôi dưỡng con cái và nhiều nhiều nữa các khía cạnh trong tâm lý học.

Những nhà tâm lý học chính thức cần xem xét lại những kiến thức thông thường đó, về những chủ đề khá chủ quan [subjective] [tức, không đáng tin cậy ‘unreliable’] và theo cách thức có tính giai thoại [anecdotal]. Những quan điểm cảm nhận thông thường về con người hiếm khi dựa trên hệ thống [tức, có tính logic] chứng cớ, đôi khi dựa trên trải nghiệm hoặc quan sát duy nhất. Định kiến về chủng tộc hay tôn giáo có thể phản ánh giống như cảm nhận thông thường của một nhóm người. Tuy nhiên, những niềm tin định kiến hiếm khi vươn dậy để trở thành một trường hợp thật sự.

Cảm nhận thông thường là một cái gì đó mà mọi người dùng trong cuộc sống của họ, hướng dẫn việc ra quyết định và ảnh hướng đến cáchchúng ta tương tác với người khác. Nhưng bởi vì nó không dựa trên hệ thống chứng cớ hoặc bắt nguồn từ các nghiên cứu khoa học, nên nó có thể gây hiểu lầm và đưa đến một nhóm người hành xử với người khác không công bằng và theo cách thức phân biệt đối xử.

______________________________

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA KHOA HỌC TÂM LÝ

Mặc dù có phương pháp khoa học để làm việc, có nhiều vấn đề và lập luận được đưa ra để đưa ra những nghi ngờ rằng tâm lý học có thật sự là môn khoa học. Những hạn chế có thể đưa đến những vấn đề [ví dụ: hành vi bộc lộra với tính chủ quản, trải nghiệm riêng tư], tính khách quan, tính khái quát,tính khả kiểm, giá trị hệ sinh thái, vấn đề đạo đức và các cuộc tranh biện triết học…

Những giả định khoa học rằng có những định luật về hành vi con người có thể áp dụng cho từng cá nhân. Điều đó đưa đến khoa học vừa có tính định mệnh vừa có tiếp cận giản lược. Khoa học nghiên cứu hành vi công khai bởi vì hành vi công khai có thể quan sát một cách khách quan và có thể đo lường,cho phép các nhà tâm lý khác nhau có thể ghi chép lại hành vi và đồng thuận về những gì được quan sát. Điều này có nghĩa là chứng cớ có thể được thu thập để kiểm tra một học thuyết về con người.

·       Những định luật khoa học thường có tính phổ quát nhưng những cách giải thích của tâm lý học thường bị giới hạn về thời gian và không gian cụ thể. Bởi vì, tâm lý học nghiên cứu [chủ yếu] trên con người, nó nghiên cứu [một cách gián tiếp] những ảnhhưởng của sự thay đổi xã hội và văn hóa lên hành vi. Tâm lý học không thể tiến hành trong một xã hội “trống rỗng – vacuum. Hành vi luôn thay đổi theo thời gian và trong các tình huốngkhác nhau. Những nhân tố và sự khác biệt cá nhân, làm cho những phát hiện có tính tin cậy chỉ hạn chế trong một khoảng thời gian nhất định.

·       Các phương pháp khoa học truyền thống có thích hơp ngiên cứu hành vi của con người? Khi nhà tâm lý học vận hành trên biến độc lập của họ, rất có khả năng nó đã bị giản lược hóamáy móc hóachủ quan hóa hoặc thậm chí là sai lầm. Sự vận hành các biến chỉ ra cách thức bạn sẽ định nghĩa và đo lường một biến đặc thù được sử dụng trong nghiên cứu của bạn. Ví dụ, một nhà tâm lý sinh học có thể xem xét sự vận hành của sự căng thẳng [stress] như là sự gia tăng nhịp tim, nhưng nó chỉ có thể tiến hành [đúng hoàn toàn] khi chúng ta đã loại bỏ đi những trải nghiệm của con người về điều ta nghiên cứu. Điều tương tự cũng diễn ra với quan hệ nhận – quả. Những thực nghiệm quan tâm thiết lập nên quan hệ rằng X là nguyên nhân gây ra Y, nhưng việc xem xét điều này có nghĩa là ta đã bỏ qua các biến ngoại vi, và thực tế tại các thời iểm khác chúng ta có lẽ sẽ không bị ảnh hưởng bởi X. Có rất nhiều biến ảnh hưởngđến hành vi con người mà không thể kiểm soát một cách có hiệu quả. Vấn đề về giá trị của mối quan hệ sinh thái [ecological validity] thực sự rất tinh tế ở đây.

·       Khách quan tuyệt đối là bất khả thi. Đây là vấn đề rất lớn cho tâm lý học, vì nó liên quan đến con người nghiên cứu về con người, và đây là trở ngại lớn cho việcnghiên cứu hành vi con người một cách không thiên vị. Hơn nữa, đối với các thuậtngữ triết lý chung trong khoa học, rất khó để cùng hiểu hoàn toàn vì sự ảnh hưởng từ nền tảng lý thuyết [Freud là một ví dụ tốt cho điều này]. Người quan sát và được quan sát là thành viên của cùng một loài là nguyên nhân tạo ra vấn đề phản xạ [reflectivity]

Một nhà hành vi sẽ không bao giờ nghiên cứu về ám sợ, suy nghĩ tìm nguyên nhân từ các xung đột vô thức, cũng giống như Freud sẽ không bao giờ giải thích điều đó như là hành vi thu được qua điều kiện tạo tác. Quan điểm cụ thể của một nhà khoa học được gọi là mô thức [paradigms] [Kuhn, 1970]. Kuhn cho rằng hầu hết các lĩnh vực khoa học có một mô thức chủ đạo mà phần đông các nhà khoa học tiến hành theo. Vài mô thức bất kỳ nào [ví dụ, mô hình – học thuyết] đều chỉ là tiền-khoa-học cho đến khi nào nó trở nên thống nhất hơn. Với vô số các mô thức trong tâm lý học, không có bất cứ trường hợp nào thỏa mãn hầu hết các các quy luật tâm lý người, và Kuhn nhất quyết cho rằng tâm lý không phải là khoa học thuần túy.

·       Sự xác minh ‘Verification’ [tức, bằng chứng – proof ] có thể là bất khả thi. Chúng ta có thể không bao giờ thật sự chứng minh được giả thuyết, chúng ta có thể tìm thấy một vài kết quả ủng hộ nó cho đến bất tận, nhưng chúng ta không bai giờ 100% tự tin khẳng định điều đó là sự thật. Nó có thể được bác bỏ bất cứ lúc nào. Động lưc chính đằng sau điều lủng củngnày là Karl Popper, nhà triết gia về khoa học lừng dành và là người ủng hộ nhiệt thành của chủ nghĩa phủ định.

Lấy ví dụ về giả thuyết nổi tiếng của Popper “tất cả thiên nga màu trắng”. Làm thế nào để biết chắc rằng chúng ta sẽ không thấy một con thiên nga màu đen, xanh lá cây hoặc hồng trong tương lai? Vì thế, ngay cả khi chưa hề có dấu hiệu của con thiên nga không phải màu trắng thì chúng ta vẫn không thể thật sự chứng minh giả thuyết. Popper cho rằng giả thuyết tốt nhất là cái chúng ta có thể phủ nhận – bác bỏ. Nếu chúng ta biết điều gì đó là không đúng sự thật thì chúng ta biết điều đó là chắc chắn.

·       Tính khả kiểm [testability]: phần lớn các vấn đề tâm lý học là không thể quan sát [ví dụ: trí nhớ] và do đó không thể đo lường chính xác.

Thực tế là có nhiều biến ảnh hưởng đến hành vi con người mà không thể nào kiểm soát hiệu quả.

Thế thì, chúng ta có gần đạt được sự hiểu biết về: [a] thế nào là khoa học, và [b] tâm lý là môn khoa học hay chưa? Không hề đơn giản! Không có một triết thuyết định nghĩ dứt khoát về khoa học, và không có phương pháp khoa học hoàn hảo. Khi người ta sử dụng thuật ngữ “khoa học” chúng ta đều có một sơ đồ chung về nó, nhưng khi chúng ta chia nhỏ chúng ra để xem xét, đó hẳn là một bức tranh không rõ ràng. Khoa học là gì? Nó phụ thuộc vào triết lý của bạn. Tâm lý học có phải là môn khoa học? Nó phụ thuộc vào định nghĩa của bạn. Thế, tại sao ta lại bận tâm, và làm thế nào để kết luận tất cả những điều này?

Slife và Williams [1995] đã cố gắng trả lời hai câu hỏi này:

·       Chúng ta cần luôn cố gắng không ngừng phấn đấu cho các phương pháp khoa học bởi vì chúng ta cần có một giới hạn nghiêm cẩn. Nếu chúng ta từ bỏ việc tìm kiếm một phương pháp thống nhất thì chúng ta sẽ mất đi cảm nhận về điều gì là tâm lý học [nếu chúng ta biết đâu là nơi bắt đầu]

·       Chúng ta cần cố gắng phát triển các phương pháp khoa học thích hợp để nghiên cứu hành vi của con người – có thể các phương pháp áp dụng theo khoa học tự nhiên là không thích hợp cho ngành này.

Nguồn: //www.simplypsychology.org/science-psychology.html

Video liên quan

Chủ Đề