Trường mang tên đại học ngân hàng tp. hồ chí minh vào ngày tháng năm nào? *

Sau 40 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã từng bước khẳng định được vị thế của mình và hiện là trường đại học đa ngành mang tính ứng dụng cao.

  • Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh xét tuyển chương trình cử nhân quốc tế

Thành lập ngày 16/12/1976, Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh trước đây có tên là Cơ sở 2 Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh với nhiệm vụ trang bị kiến thức chuyên ngành cho các cán bộ đang tiếp quản các ngân hàng. Sau nhiều lần thay đổi tên Trường cho phù hợp với cơ cấu tổ chức và tình hình đào tạo thực tế, đến ngày 20/8/2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 174/2003/QĐ-TTg tách Phân viện TP Hồ Chí Minh của Học viện Ngân hàng ra thành một đơn vị độc lập, với tên gọi Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh. Thời gian này, Trường Đại học Ngân hàng là Trường Đại học công lập hàng đầu về tài chính ngân hàng trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam, là cơ sở đào tạo thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, trường thực hiện sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng.

Trong 40 năm qua, Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển nhanh, mạnh mẽ về quy mô và chất lượng đào tạo. Từ Trường đào tạo đơn ngành đã trở thành Trường đào tạo đa ngành. Trong đó, trường đào tạo cử nhân có 07 ngành [Tài chính ngân hàng, Kế toán kiểm toán, Luật Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Hệ thống thông tin quản lý], đào tạo thạc sĩ có 02 ngành, đào tạo tiến sĩ có 01 ngành. Đặc biệt. Tài chính – Ngân hàng là một ngành được đào tạo ở tất cả các bậc hệ, từ cử nhân đến tiến sĩ. Hiện trường có 12.600 sinh viên và gần 500 giảng viên, viên chức và người lao động [trên 90% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó 20% là phó giáo sư và tiến sĩ].

Với những thành tựu đạt được, UVBCH Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng tin tưởng, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, giảng viên Nhà trường sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt, có hiệu quả chiến lượng phát triển đến năm 2020 và những năm tiếp theo, xây dựng trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh trở thành trường đại học đa ngành, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản, là trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng của Việt Nam, hướng tới mục tiêu khu vực và thế giới.

Theo PGS, TS. Lý Hoàng Ánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, để đáp ứng nhu cầu lao động khi hội nhập, thời gian qua trường đã và đang triển khai các chương trình hợp tác đào tạo đại học và sau đại học với Đại học Bolton – Anh Quốc và Đại học Khoa học Ứng dụng và Nghệ thuật Tây Bắc Thụy Sĩ. Trường cũng tích cực tham gia vào Cộng đồng mạng lưới học thuật ASEAN [ALNC], tham gia chương trình Phát triển kinh tế cộng đồng [SEED], trao đổi sinh viên với các trường đối tác nước ngoài cũng như tiếp nhận lưu học sinh từ các nước đến Trường học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, Trường còn có 03 trung tâm đào tạo: Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Trung tâm Đào tạo Tài chính – Ngân hàng, Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học hoạt động trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế.

Ngày 16/12/2016, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm [16/12/1976-16/12/2016] thành lập, đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì; đồng thời khẳng định mục tiêu tổng thể: Xây dựng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM thành trường đại học khối kinh tế với mũi nhọn là ngành Tài chính – Ngân hàng; là đại học thuộc nhóm đầu hạng 2 trong tầng định hướng ứng dụng vào năm 2020 và nhóm đầu hạng 1 của tầng này, đạt chuẩn khu vực vào năm 2030.


PV

40 năm thành lập Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Chiều 16/12, Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập, xây dựng và phát triển. Tham dự có: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Ngân hàng Nhà nước cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ giảng viên, các thế hệ sinh viên nhà trường.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh,
  • hội nhập kinh tế,

Giới thiệu trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM là một trong những trường đại học đứng đầu về đào tạo và nghiên cứu nhóm ngành quản lý, kinh tế, tài chính tín dụng và tiền tệ ngân hàng tại Việt Nam. Trường là sự quan tâm của rất nhiều phụ huynh và các em học sinh. Những thông tin bổ ích sẽ có trong bài viết.

Trường Đại học Ngân hàng HCM

I. Giới thiệu trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM

Tên tiếng Việt: Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Tên viết tắt: BUH

Tên tiếng Anh: Banking University Ho Chi Minh City

Địa chỉ Đại học Ngân hàng Tp HCM:

Trụ sở chính: 36 Tôn Thất Đạm, Đại học Ngân hàng Quận 1, Tp.HCM

  • Cơ sở Hàm Nghi: 39 Hàm Nghi, Quận 1, Tp.HCM

  • Cơ sở Hoàng Diệu: 56 Hoàng Diệu II, Quận Thủ Đức, Tp.HCM

Bản đồ Đại học Ngân hàng Tp HCM

Số điện thoại: [028] 38 291901

Fax: [028] 38 212584

Hotline tuyển sinh: [028] 38 212 430

Website: //buh.edu.vn/

Logo trường Đại học Ngân hàng Tp HCM:

Logo Đại học Ngân hàng Tp HCM

II. Điểm chuẩn Đại học Ngân hàng Tp.HCM

    1. Điểm chuẩn năm 2016

Điểm chuẩn Đại học Ngân hàng HCM năm 2016

       => Nhận xét: Đại học Ngân hàng Tp HCM điểm chuẩn năm 2016 đều 20.5 điểm [theo hệ số 30] ngành hệ đại học chính quy và đều 15 điểm [theo hệ số 30] các ngành Tài chính - ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh hệ liên thông đại học chính quy.

    2. Điểm chuẩn năm 2017

Điểm chuẩn Đại học Ngân hàng Tp HCM năm 2017

       => Nhận xét: Điểm chuẩn Đại học Ngân hàng Tp.HCM năm 2017 cao nhất là 23,25 điểm [theo hệ số 30] ngành ngôn ngữ Anh chương trình đại trà và thấp nhất là 20,25 điểm [theo hệ số 30] chương trình đào tạo chất lượng cao [Tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán].

    3. Điểm chuẩn năm 2018

Điểm chuẩn Đại học Ngân hàng Tp HCM năm 2018

       => Nhận xét: Điểm chuẩn Đại học Ngân hàng Tp HCM năm 2018 cao nhất là 20.6 điểm [theo hệ số 30] đối với khoa kinh tế quốc tế chương trình đại trà và thấp nhất là 18 điểm [theo hệ số 30] đối với chương trình cử nhân chất lượng cao.

III. Các ngành đào tạo trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM

    1. Các khoa và bộ môn

- Khoa Ngân hàng

- Khoa Tài chính

- Khoa Quản trị kinh doanh

- Khoa Kế toán - Kiểm toán

- Khoa Hệ thống thông tin quản lý

- Khoa Ngoại ngữ

- Khoa Kinh tế quốc tế

- Khoa Luật kinh tế

- Khoa Lý luận chính trị

- Bộ môn Toán kinh tế

- Bộ môn Giáo dục thể chất - Quốc phòng

    2. Các chuyên ngành đào tạo

Các chuyên ngành đào tạo Đại học Ngân hàng Tp.HCM

IV. Học phí trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM  năm 2018-2019

    1. Mức học phí

Mức học phí trường Đại học Ngân hàng Tp HCM năm 2018-2019

    2. Các lệ phí khác

Các lệ phí khác trường Đại học Ngân hàng Tp HCM năm 2018-2019

    3. Hướng dẫn nộp học phí

Sinh viên ra bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam [BIDV] trên toàn quốc để đóng phí.

Thông tin nộp học phí:

Người hưởng: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Số tài khoản: 1111.000.000.4541

Mở tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thủ Đức

V. Tuyển sinh Đại học Ngân hàng Tp HCM  năm 2019

    1. Đối tượng tuyển sinh

Học sinh đã tốt nghiệp THPT.

    2. Phạm vi tuyển sinh

Phạm vi tuyển sinh trong cả nước.

    3. Phương thức tuyển sinh

          Xét tuyển

    4. Chỉ tiêu tuyển sinh

Chỉ tiêu tuyển sinh trường Đại học Ngân hàng Tp HCM năm 2019

    5. Điều kiện ĐKXT

Điều kiện ĐKXT trường Đại học Ngân hàng Tp HCM năm 2019

    6. Nguyên tắc xét tuyển

Thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; cao đẳng, trung cấp, nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy” của Bộ giáo dục và đào tạo. Cụ thể:

-  Điểm xét tuyển bao gồm: Kết quả điểm 3 bài thi/môn thi trong kỳ thi THPT Quốc Gia theo tổ hợp ĐKXT cho nhóm ngành hoặc ngành; điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng của thí sinh [nếu có] được tính căn cứ vào Quy chế tuyển sinh năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cách tính tổng điểm xét tuyển:

    + Đối với ngành không nhân hệ số:

Điểm xét tuyển = [Môn 1 + Môn 2 + Môn 3] + Điểm ưu tiên

     + Đối với chương trình đại học chính quy quốc tế cấp song bằng ngành Quản trị kinh doanh có môn thi trong tổ hợp đăng ký xét tuyển nhân hệ số 2:

[Điểm xét tuyển được quy về tổng điểm 30, điểm số thập phân làm tròn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo].

-  Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo nhóm ngành, ngành [đã trừ số số lượng được tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, học sinh dự bị] và danh sách thống kê ĐXT thí sinh đăng ký xét tuyển, Hội đồng tuyển sinh [HĐTS] Trường xem xét và quyết định phương án điểm trúng tuyển theo nguyên tắc ĐXT từ cao tới thấp;

-   Không phân biệt điểm xét trúng tuyển đối với các tổ hợp bài thi/môn thi đăng ký xét tuyển khác nhau của các thí sinh vào cùng nhóm ngành hoặc ngành cụ thể;

-   Không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ trường hợp xử lý các thí sinh có ĐXT bằng nhau theo quy định dưới đây.

-   Xử lý trường hợp thí sinh có ĐXT bằng nhau trong cùng ngành/nhóm ngành xét tuyển:

+ Điều kiện 1: Xét ưu tiên thí sinh có điểm bài thi/môn thi cao hơn theo ngành/nhóm ngành như sau:

Ngành/nhóm ngành

Tổ hợp môn

Bài thi/môn thi

Chương trình đào tạo

chất lượng cao

A00, A01, D01, D90

Toán

Chương trình đại học chính quy quốc tế cấp song bằng ngành Quản trị kinh doanh

A01, D01, D90, D96

Tiếng Anh

Tài chính - Ngân hàng

A01, A01, D01, D90

Toán

Kế toán

A01, A01, D01, D90

Toán

Quản trị kinh doanh

A01, A01, D01, D90

Toán

Kinh tế quốc tế

A01, A01, D01, D90

Toán

Hệ thống thông tin quản lý

A01, A01, D01, D90

Toán

Luật kinh tế

A01, A01, D01, D96

Toán

Ngôn ngữ Anh

A01, D01, D96

Tiếng Anh

  + Điều kiện 2: trong trường hợp đã áp dụng điều kiện 1, các thí sinh vẫn còn cùng mức điểm, ưu tiên xét tuyển thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

    7. Chính sách ưu tiên

Chính sách xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của trường Đại học Ngân hàng Tp HCM được thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; cao đẳng; trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy [Quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 7]. Cụ thể:

Chính sách xét tuyển thẳng trường Đại học Ngân hàng Tp HCM 2019

Chính sách ưu tiên xét tuyển trường Đại học Ngân hàng Tp HCM 2019

Thí sinh thực hiện các thủ tục để được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo hướng dẫn chung của Bộ giáo dục và Đào tạo.

    8. Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ tư vấn tuyển sinh trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM

VI. Quy mô trường

Trường Đại học Ngân hàng Tp HCM

    1. Lịch sử hình thành

  • Ngày 16 tháng 12 năm 1976, thành lập trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng cơ sở II - Tp.HCM, nhiệm vụ đào tạo nhân lực ngân hàng và các định chế tài chính khác.

  • Ngày 3 tháng 5 năm 1980, Thủ tướng Chính phủ cho phép mở lớp đại học hệ chính quy tập trung về ngân hàng tại Tp.HCM.

  • Ngày 23 tháng 3 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ thành lập Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

  • Ngày 9 tháng 2 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ thành lập Học viện Ngân hàng phân viện thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

  • Ngày 20 tháng 8 năm 2003, đổi tên Học viện Ngân hàng thành trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

  • Ngày 19 tháng 1 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ cho trường.

    2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh

Mục tiêu đào tạo

  • Đào tạo đa ngành khối kinh doanh quản lý mũi nhọn là Tài chính - Ngân hàng, cải tiến chương trình đào tạo theo hướng cung cấp tri thức hiện đại, có khả năng liên thông và hội nhập quốc tế.

  • Xây dựng trường thuộc nhóm đầu hạng 2 trong tầng định hướng ứng dụng vào năm 2020 và nhóm đầu hạng 1 của tầng này, đạt chuẩn khu vực năm 2030.

Sứ mệnh

  • Đào tạo con người toàn diện về tri thức, đạo đức, sáng tạo, trở thành công dân tốt, công dân toàn cầu.

  • Năm 1987, huân chương Lao động hạng Ba

  • Năm 1994, huân chương Lao động hạng Hai

  • Năm 2001, huân chương Lao động hạng Nhất

  • Năm 2006, huân chương Độc lập hạng Ba

  • Năm 2016, huân chương Độc lập hạng Nhì

  • Các phần thưởng cao quý khác của Chính phủ, Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    4. Cơ sở vật chất

  • Đảm bảo cho 8.000 người học thường xuyên: 2 cơ sở đào tạo tại trung tâm TP. Hồ Chí Minh và 1 cơ sở tại Quận Thủ Đức. 100 giảng đường với bảng trắng, máy chiếu với đầy đủ các điều kiện học tập và tổ chức hội thảo.

  • Hội trường lớn khang trang, hiện đại tại cơ sở Quận Thủ Đức có thể chứa 900 chỗ.

  • Thư viện có sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài theo ngành đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hai cơ sở khang trang, hiện đại, tổng diện tích 2.650m2, gần 12.000 đầu sách, gần 70.000 bản sách các loại, 66 máy tính hiện đại kết nối mạng tốc độ cao. Ngoài ra, hệ thống thư viện số có thể liên thông với các trường đại học lớn trong nước, cơ sở dữ liệu điện tử phong phú như: CSDL World Bank, CSDL Thư viện pháp luật, CSDL sách tiếng Việt và tiếng Anh,…

  • 328 phòng ký túc xá dành cho sinh viên và học viên ở Quận Thủ Đức, gần khu giảng đường và thư viện, có thể chứa trên 2.600 người, trong đó có ký túc xá 4 tầng với 40 phòng đặc biệt đầy đủ tiện nghi.

  • 9 phòng máy tính [02 phòng tại SG, 07 phòng tại Thủ Đức] với khoảng 420 máy có cấu hình mạnh, tất cả được kết nối Internet.

  • Hệ thống mạng không dây [Wireless] được phủ khắp khu vực 56 Hoàng Diệu II – Thủ Đức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, sinh viên nội trú và phụ huynh có thể truy cập mạng nhanh chóng khai thác thông tin.

  • Hệ thống các sân bãi phục vụ rèn luyện sức khoẻ, thể dục thể thao như: đường chạy, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng ném, bóng bàn, cầu lông…

  • Ngoài ra, trường còn có siêu thị mini, căn-tin, hệ thống thang máy, camera...

    5. Đội ngũ giảng viên

Phần lớn các giảng viên đã qua các chương trình đào tạo quốc tế hoặc tu nghiệp ở nước ngoài về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán - Kiểm toán…

  • Hơn 30 giáo sư thỉnh giảng từ châu Âu và quốc tế.

  • 10 phó giáo sư, 60 tiến sỹ, 211 thạc sỹ,  15 đại học, 10 giảng viên cao cấp hạng I, 13 giảng viên chính hạng II, 283 giảng viên hạng III.

Đội ngũ giảng viên không chỉ tâm huyết, trình độ cao mà các thầy cô còn vô cùng năng động, sáng tạo, tâm lý với sinh viên, thường xuyên tư vấn và tổ chức cũng như tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa với các sinh viên.

    6. Hoạt động sinh viên

  • Hơn 40 câu lạc bộ cho sinh viên tham gia và các câu lạc bộ hoạt động sôi nổi, mang nhiều kiến thức đến cho sinh viên:

  • CLB khởi nghiệp, tài chính, ngân hàng

  • CLB chứng khoán, quản trị, marketing

  • CLB kỹ năng, học thuật, thể thao

  • CLB văn hóa, âm nhạc, thể thao

  • CLB quốc tế - CLB ngoại ngữ, tin học

  • Đội tình nguyện Mầm xanh

    7. Hợp tác quốc tế

Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM hợp tác với trường Đại học Anh, Đại học Thụy Sĩ, đào tạo cử nhân Kế toán, cử nhân Quản trị kinh doanh, thạc sỹ Quản trị kinh doanh, thạc sỹ Tài chính - Ngân hàng mang bằng cấp quốc tế.

    8. Chính sách học bổng

Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM đưa ra rất nhiều học bổng khuyến khích việc học tập của sinh viên như:

  • Học bổng thành tích xuất sắc đầu vào

  • Học bổng sinh viên nghèo vượt khó

  • Học bổng tài năng, học bổng tương hỗ

Nguồn ngân sách học bổng rất lớn, trong đó 499 triệu học bổng từ ngân sách trường và 1,1 tỷ từ doanh nghiệp và ngân hàng tài trợ.

Trên đây là bài viết tổng hợp rất nhiều thông tin bổ ích về trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các phụ huynh và các em học sinh có được cho mình sự lựa chọn đúng đắn!

Video liên quan

Chủ Đề