Kể tên các phương pháp nhân giống cây trồng Công nghệ 10

Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả 

Tóm tắt lý thuyết

  • Gần nơi trồng, gần nơi tiêu thụ

  • Gần nguồn nước

  • Đất dễ thoát nước, bằng phẳng, đất màu mỡ, tầng canh tác dày [ 30-40cm], thành phần cơ giới trung bình, ít chua[5-6,5]

  • Khu cây giống: Là khu đất trồng cây mẹ để lấy hạt, lấy cành chiết, cành giâm

  • Khu nhân giống: Gồm có: 

    • Khu gieo hạt đem trồng, làm gốc ghép Khu ra ngôi cành chiết, khu ra ngôi cành giâm

    • Khu luân canh: Trồng cây rau đậu dùng để đổi chỗ cho 2 khu đất trên Các phương pháp nhân giông cây ăn quả:

  • Là phương pháp tạo cây con bằng hạt

  • Khi nhân giống cần chú ý:

    • Nắm được đặc tính của hạt

    • Khi gieo hạt phải chú ý tưới nước và chăm sóc thường xuyên 

  • Khó khăn: 

    • Dễ thoái hóa giống

    • Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền 

    • Cây chậm ra hoa, quả 

Gồm : Chiết cành, giâm cành, ghép.

1. Chiết cành:

  • Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con.

  • Cành khoẻ, có 1- 2 năm tuổi, không bị sâu ở giữa tầng tán vươn ra ánh sáng, đường kính 1- 1,5 cm.

  • Thời vụ thích hợp: Tháng 2- 4 hoặc tháng 8- 9.

  • Khó khăn:

    • Hệ số nhân giống thấp.

    • Cây chóng cỗi.

    • Tốn công.

2. Giâm cành:

  • Dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của đoạn cành [Đoạn rễ].

  • Làm nhà giâm cành nơi thoáng mát, gần nơi ra ngôi cây con...tơi xốp, ẩm.

  • Chọn cành non 1- 2 năm tuổi, chưa ra hoa.

  • Chọn thời vụ thích hợp.

  • Trước khi giâm, nhúng gốc giâm vào dung dịch chất kích thích ra rễ với nồng độ và thời gian thích hợp.

  • Mật độ giâm đảm bảo các lá không che khuất.

  • Duy trì độ ẩm trên mặt lá và đất.

  • Khó khăn: Đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cần thiết [Nhà giâm].

3. Ghép:

  • Gắn một đoạn cành [Hoặc cành] hay mắt [chồi] lên gốc của cây cùng họ...

  • Chọn cành ghép ở cây có năng suất cao, ổn định.

  • Chọn cây gốc ghép của cây cùng họ.

  • Hai cách ghép: Ghép cành và ghép mắt.

    • Ghép cành: Ghép áp, ghép chẻ, ghép nêm.

    • Ghép mắt: Ghép cửa sổ, ghép mắt kiểu chữ T, ghép mắt nhỏ có gỗ.

  • Khó khăn: Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép.

Bảng so sánh phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả 

Phương pháp nhân giống

Ưu điểm

Nhược điểm

1. Gieo hạt

- Đơn giản, dễ làm, chi phí ít.

- Hệ số nhân giống cao.

- Cây sống lâu.

- Khó giữ được đặc tính của cây mẹ.

- Lâu ra hoa, quả.

2. Chiết cành

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

-  Ra hoa, quả sớm.

- Mau cho cây giống.

- Hệ số nhân giống thấp.

- Cây chóng cỗi.

- Tốn công.

3. Giâm cành

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

-  Ra hoa, quả sớm.

- Hệ số nhân giống cao.

- Đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cần thiết

[Nhà giâm].

4. Ghép

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

- Ra hoa, quả sớm.

- Hệ số nhân giống cao.

- Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.

- Duy trì được nòi giống.

- Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc

chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép.

Bài tập minh họa

Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây trồng? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm? 

Hướng dẫn giải

  • Xây dựng vườn ươm để chăm sóc khi cây còn non yếu cho đỡ thất thoát giống cây trồng do sâu bệnh, và tạo cho giống cây trồng có một sức khỏe đề kháng với môi trường thực địa. Vì nếu không ươm cây chu đáo cây sẽ còi cọc khi trồng ra dễ chết, phát triển trưởng thành rất chậm.

  • Trong vườn ươm giống ta có thể kiểm soát được những cây mạnh, cây yếu, cây lại gien, cây thoái hóa, cây đực để loại bỏ sớm và dặm sớm. Khi trồng ra vườn cây sẽ phát triển đều, đạt năng suất trên một diện tích và đỡ tốn công chăm sóc.

  • Yêu cầu ngoại cảnh làm vườn ươm phải vệ sinh từ nước tưới sạch, đất ươm phải tiệt trùng, tơi xốp, đủ dinh dưỡng không để khô hay úng. Bên trên phải làm kính nhựa để tránh mưa lớn và mưa axít làm tiêu cây giống , xung quanh vây lưới tránh côn trùng, mầm bệnh.

  • Trên mái phải cao thoáng tạo nhiều khe hở gối lên nhau cho đỡ hầm nóng, xung quanh thoáng đãng cho không khi hút vào. Khi tưới cây phải tưới hạt nước mịn cho êm đừng tưới dạng hạt lớn, dòng làm cây tung đất trật rễ, cây có thể chết khó phục hồi,

  • Thường xuyên phòng bệnh cho con giống.

Bài 2:

Em hãy so sách các ưu,nhược điểm của các phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả? 

Hướng dẫn giải

  • Phương pháp nhân giống bằng hạt 

    • Ưu điểm

      • Nhanh tạo ra cây con

      • Cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi

      • Nhân giống nhanh, đơn giản

      • Cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe

    • Nhược điểm

      • Dễ thoái hóa giống

      • Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền 

      • Cây chậm ra hoa, quả 

  • Phương pháp nhân giống vô tính ví dụ như : giâm cành, chiết cành, ghép cành... 

    • Ưu điểm: 

      • Cây thích nghi tốt 

      • Cây giữ được đặc tính của cây mẹ 

      • Nhanh ra hoa, quả. 

      • Tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt [ đối với giâm cành] 

    • Nhược điểm 

      • Qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa 

      • Cây không có rễ cọc nên yếu 

      • Không tạo được nhiều cây[ đối với phương pháp  chiết cành]

Bài 3:

Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp nào? Với loại cây gì? 

Hướng dẫn giải

  • Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp :

  • Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép, chiết cành,.. với loại cây cao su, nhản, mận, bưởi,..

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Các phương pháp nhân giống cây ăn quả, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được những yêu cầu kĩ thuật xây dung vườn ươm cây ăn quả.

  • Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính cây ăn quả 

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 10: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập môn Công nghệ 10 hiệu quả hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản

  • A/ Lý thuyết bài Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
    • I. Nhân giống thuần chủng
    • II/ Nhân giống tạp giao
  • B/ Trắc nghiệm bài Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản

A/ Lý thuyết bài Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản

I. Nhân giống thuần chủng

1/ Khái niệm

Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống đó để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó

Ví dụ:

- Lợn đực Móng cái x Lợn cái Móng cái --> Lợn Móng cái

- Bò Hà Lan đực x bò Hà Lan cái --> Bò Hà Lan

- Đàn lợn Móng cái

2/ Mục đích

- Tăng số lượng

- Bảo tồn quỹ gen các vật nuôi đang bị giảm về số lượng có nguy cơ bị tuyệt chủng

Ví dụ: Lợn Ỉn là đối tượng nuôi cần được bảo tồn

- Có thể cải tiến được năng suất của vật nuôi

- Cần tránh giao phối cận huyết

II/ Nhân giống tạp giao

1/ Khái niệm

Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ

2/ Mục đích

- Sử dụng ưu thế lai làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con nhằm thu được hiệu quả cao trong chăn nuôi và thuỷ sản

- Làm thay đổi đặc tính di truyền của giống đã có hoặc tạo ra giống mới

3/ Một số phương pháp lai

a/ Lai kinh tế

- Phương pháp: cho lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn

+ Tất cả con lai sử dụng nuôi lấy sản phẩm, không dùng để làm giống

+ Các sản phẩm: thịt, trứng, sữa…

- Phân loại: Lai kinh tế đơn giản và Lai kinh tế phức tạp

Lai kinh tế đơn giản: lai giữa 2 giống

Sơ đồ: hình 25.2

Ví dụ: Lợn ỉ x lợn ngoại --> lợn lai [dùng để lấy thịt]

Lai kinh tế phức tạp: là lai từ 3 giống trở lên

Sơ đồ: hình 25.3

Ví dụ: Công thức lai kinh tế phức tạp [4 giống lợn ngoại]

b/ Lai gây thành [lai tổ hợp]

- Phương pháp: Là phương pháp cho lai giữa 2 hay nhiều giống khác nhau, sau khi con lai đạt được những đặc tính di truyền như mong muốn phải tiến hành ổn định những đặt tính này, khi nào những đặt di truyền được ổn định là ta đã tạo thành một giống mới

- Mục đích tạo giống mới: Giống V1 mới tạo ra, có ưu điểm của cả cá bố và mẹ, có thể cho đẻ và thụ tinh nhân tạo nên sản xuất cá giống dễ dàng

VD: SGK

4/ Kết quả lai giống

- Lai kinh tế: Tạo ra con lai có ưu thế lai cao nhất ở F1, sau đó nuôi lấy sản phẩm, không dùng làm giống

- Lai gây thành: gây tạo giống mới có đặc điểm tốt của các giống khác nhau

* Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

- Hiểu được thế nào là nhân giống thuần chủng, mục đích của nhân giống thuần chủng

- Hiểu được khái niệm, mục đích của nhân giống tạp giao.

- Biết được một số phương pháp lai thường sử dụng trong chăn nuôi và thuỷ sản

B/ Trắc nghiệm bài Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản

Câu 1: Người ta dùng phương pháp nào để nhân giống?

  1. Thuần chủng
  2. Nhóm
  3. Tạp giao
  4. Cả đáp án A và B đúng

Câu 2: Lai kinh tế là phương pháp lại cho ra sản phẩm

  1. Tạo giống mới
  2. Không làm giống
  3. Thuần chủng
  4. Tất cả đều sai

Câu 3: Lai kinh tế phức tạp là lai……

  1. Từ 2 giống trở lên
  2. Từ 3 giống trở lên
  3. Từ 4 giống trở lên
  4. Từ 5 giống trở lên

Câu 4: Các giống vật nuôi và thuỷ sản năng suất cao đều tạo ra từ

  1. Lai kinh tế
  2. Lai phức hợp
  3. Lai tổ hợp
  4. Tất cả đều sai

Câu 5: Trong các phép nhân giống sau, phép nhân giống nào là nhân giống thuần chủng?

  1. Lợn Đại bạch X Lợn ỉ
  2. Lợn Móng cái X Móng cái.
  3. Lợn Đại bạch X Lanđrat.
  4. Lợn Đại bạch X Móng cái.

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

C

B

B

B

--------------------------------------------------------------

Với nội dung bài Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản dưới đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững về khái niệm, đặc điểm, cách nhân giống vật nuôi và thủy sản..

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 10: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản. Các bạn học sinh một số tài liệu tham khảo như: Công nghệ lớp 10, Giải bài tập Công nghệ 10, Giải SBT Công nghệ 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề