Trình bày đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Trình bày các đặc trưng cơ bản của vănhọc dân gianNgười đăng: Bảo Chi - Ngày: 14/06/2017Câu 1 [Trang 19 – SGK] Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.Bài làm:1. Tính truyền miệngVăn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian [từ vùng này qua vùng khác], hoặctheo thời gian [từ đời trước đến đời sau].Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bàytác phẩm một cách tổng hợp [nói, hát, kể].Ảnh hưởng:oLàm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâmtình của nhân dân lao động.oTạo nên tính dị bản [nhiều bản kể] của văn học dân gian.2. Tính tập thểQuá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng - tập thể hưởng ứng [tham gia cùng sáng tạohoặc tiếp nhận] cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.Trong khi tham gia lao động sản xuất, mọi người thường có những câu ca hay những câuchuyện hay kể cho cả một tập thể nghe. Đã có những câu hò hay những điệu nhạc reo vang, nótrở thành những tác phẩm vẻ vang trong thời kì lịch sử .==> Tính truyền miệng và tính tập thể trở thành đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạovà lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian và các sinhhoạt trong đời sống cộng đồng.Ngoài ra, văn học dân gian còn có tính thực hành, là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạtkhác nhau trong đời sống cộng đồng.Ví dụ:oBài ca lao động: Hò sông Mã, hò giã gạo,...oBài ca nghi lễ: Hát mo Đẻ đất đẻ nước của người Mường,...Xem toàn bộ: Soạn văn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam - Ngữ văn 10 tập 1 [Trang 16 -19 SGK]

Câu hỏi: Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Trả lời:

1. Tính truyền miệng

-Truyền miệng theo không gian hoặc thời gian

- Thực hiện thông qua diễn xướng[nói, hát, kể].

2. Tính tập thể

- Cá nhân khởi xướng - tập thể hưởng ứng

- Trong khi tham gia lao động sản xuất, mọi người thường có những câu ca hay những câu chuyện hay kể cho cả một tập thể nghe

3. Tính thực hành

- Các tác phẩn văn học dân gian đều được ra đời trong những sinh hoạt như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè...

-Những sinh hoạt cộng đồng chi phối cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học dân gian.

-Là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về văn học dân gian nhé!

1. Văn học dân gian là gì?

Văn học dân gianhayvăn học truyền miệnglàvăn họcđược nói hoặc hát trái ngược vớivăn học được viết lại, mặc dù nhiều văn học truyền miệng đã được ghi lại bằng chữ viết. Không có định nghĩa tiêu chuẩn cho loại hình văn học này, vì các nhà văn học dân gian có các mô tả khác nhau cho văn học truyền miệng hoặc văn học dân gian. Một khái niệm rộng gọi nó là văn học được đặc trưng bởi sự truyền miệng và không có bất kỳ hình thức cố định nào. Nó bao gồm những câu chuyện, truyền thuyết và lịch sử được truyền từ nhiều thế hệ dưới dạng văn nói.

2. Chức năng của văn học dân gian

-Về chức năng nhận thức:Văn học dân gian được xem như "bộ bách khoa toàn thư về kiến thức, tôn giáo, triết học" của nhân dân. Văn học dân gian gìn giữ và lưu truyền hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống, ứng xử… Văn học dân gian là người thầy lớn đem lại cho nhân loại những bài học sinh động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện của đời sống.

- Về chức năng giáo dục: Loại hình này có chức năng khẳng định hướng đạo đức, luân lí cho con người trong đời sống xã hội. Thực tế, có nhiều tác phẩm văn học dân gian, đặc biệt là tác phẩm thuộc thể loại hát nói, mang ý nghĩa giáo dục trực tiếp, tức ý nghĩa giáo dục được thể hiện một cách tường minh. Tuy nhiên, phần lớn các sáng tác dân gian chứa đựng ý nghĩa giáo dục hàm ẩn, tức ý nghĩa giáo dục gián tiếp.

-Về chức năng thẩm mĩ,văn học dân gianlà nghệ thuật, là quan niệm thẩm mĩ của cộng đồng, nó mang chứa vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc và sâu sắc của nhân dân. Mang bản chấtnguyên hợp,văn học dân gianchỉ thực sự phô diễn vẻ đẹp của mình khi sống trong môi trường nảy sinh và tồn tại, tức thành phần nghệ thuật ngôn từ phải được kết nối với thành phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo… trong môi trường diễn xướng.

-Về chức năng sinh hoạt,khác biệt với văn học viết,văn học dân gianra đời và trở thành một bộ phận hữu cơ trong môi trường sinh hoạt và lao động của nhân dân.Văn học dân giangắn bó mật thiết với cuộc đời mỗi người xuyên suốt “từ chiếc nôi ra tới nấm mồ”. Môi trường và thói quen sinh hoạt của nhân dân là điều kiện quan trọng chovăn học dân gianhình thành và phát triển.

3. Các thể loại văn học dân gian

Thần thoại:hay còn được gọi làhuyền thoại, là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hóa hiện thực dưới dạng những vịthầnđượcnhân cách hóahoặc nhữngsinh thểcólinh hồn, mà dù đặc biệt, phi thường đến mấy vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực.

Ví dụ: Trần Trụ trời, Lạc Long Quân – Âu Cơ…

Truyền thuyết:là những câu chuyện được dân gian truyền miệng nhau qua nhiều đời. Chúng dùng để giải thích các phong tục tập quán ở nhiều nơi. Cũng có thể là kể về các nhân vật lịch sử thời xưa. Trong truyền thuyết thường bắt gặp nhiều yếu tố kì ảo hay phóng đại. Kết thúc mở là kết thúc của một câu truyện truyền thuyết.

Ví dụ:Truyền thuyết vềThánh Gióng, vềAn Dương Vương, vềHai Bà Trưng, vềLê Lợi, vềNguyễn Huệ,…].

Sử thi: - Sử thi là khái niệm được tiếp nhận từ các nền học thuật chịu ảnh hưởng quan niệm văn học và mỹ học thuộc truyền thống châu Âu.

- Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

Ví dụ:Đẻ đất đẻ nước, Ấm ệt luông, Cây nêu thần,Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú, Đăm Noi…

Truyện cổ tích: Là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí

Ví dụ: Cóc kiện Trời, Ai mua hành tôi

Truyện ngụ ngôn:Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

Những truyện ngụ ngôn mà em biết là: "Ếch ngồi đáy giếng", "Đẽo cày giữa đường", "Đeo nhạc cho Mèo", “Thỏ và Rùa", "Thầy bói xem voi",...

Truyện cười: là một thể loại nằm trong khối văn học dân gian của dân tộc. Truyện cười Việt Nam có những nét đặc biệt riêng, mượn những câu chuyện hài trong cuộc sống để gây tiếng cười, nhưng đôi khi cũng là những câu chuyện mang tính mỉa mai, châm biếm được khắc họa bằng ngôn ngữ dí dỏm, gây cười.

Truyện cười tồn tại dưới nhiều hình thức. Chúng ta vẫn thường nghe những cái tên như Trạng Quỳnh [Truyện trạng], Truyện tiếu lâm, Truyện khôi hài hay Truyện trào phúng và các giai thoại hài hước…

Ngoài ra còn các tác phẩm văn học dân gian khác nhưTục ngữ,Câu đố,Ca dao,Vè,Truyện thơ,Chèo….

Văn học dân gian có 3 nét đặc trưng cơ bản bao gồm: tính nguyên hợp, tính tập thể và gắn liền với sinh hoạt của nhân dân.

Tính nguyên hợp của văn học dân gian

Văn học dân gian thường được biểu hiện bởi sự hòa hợp của nhiều những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong nhiều các thể loại.

Có thể nói, văn học dân gian là một bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp của văn học dân gian phản ánh tình trạng về ý thức xã hội thời kỳ nguyên thủy, khi mà các lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được gọi là chuyên môn hóa.

Trong các thời kỳ xã hội về sau thì tính nguyên hợp của văn học dân gian vẫn được phát huy về mặt nội dung để có thể phản ánh thực trạng của xã hội hiện tại. Bởi vì, đại đa số bộ phận người dân đều là tác giả của văn học dân gian.
Văn học dân gian là gì? Văn học dân gian thường có 3 dạng tồn tại: Tồn tại trong chính trí nhớ của tác giả dân gian, tồn tại bằng văn tự, tồn tại thông qua diễn xướng.

Sự tồn tại thông qua diễn xướng là một trong những dạng tồn tại đích thực của nền văn học dân gian. Tuy nhiên, vấn đề là cũng không thể phủ nhận hoàn toàn 2 dạng tồn tại còn lại.

Tính tập thể trong văn học dân gian

Văn học dân gian là gì? Văn học dân gian là sự sáng tạo của người dân, nhưng không phải toàn bộ những tác phẩm của sáng tác ra đều là của người dân. Một số điều cần chú ý tới cá nhân và mối quan hệ giữa một cá nhân với một tập thể trong các quá trình biểu diễn.

Tính tập thể trong văn học dân gian thường được nhiều bộ phận người dân biết đến qua quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng nhất đó là tác phẩm đó có được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không và có đạt được những thành tựu trong cộng đồng người dân hay không.

Cái gọi là truyền thống của nghệ thuật dân gian được biết đến là sự sáng tác một cách chớp nhoáng mà không cần phải chuẩn bị trước, một mặt là sự quy định về khuôn khổ cho việc sáng tác.

Văn học dân gian là loại hình nghệ thuật gắn liền với quần chúng

Văn học dân gian là gì? Đó là sự nảy sinh và tồn tại như một phần hợp thành không thể thiếu trong sinh hoạt của nhân dân. Sinh hoạt của nhân dân chính là một trong những môi trường sống và phát triển của những tác phẩm văn học dân gian.

Những tác phẩm văn học, những bài hát ru gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của gia đình và đại bộ phận người dân. Việc đưa con vào trong giấc ngủ cho đến ngày nay cũng không thể thiểu.

Tương tự đó là những bài dân ca, những nghi lễ, các truyền thuyết gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội,… Từ những đặc tính trên thì văn học dân gian được biết đến là một loại hình nghệ thuật đa chức năng và nó cũng là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày.

Video liên quan

Chủ Đề