Trẻ bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Hai 12, 2020

"} data-sheets-userformat={"2":12732,"5":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"6":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"7":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"8":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"10":2,"11":4,"15":"Lora","16":11} score=-6.25>

 bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi và bố mẹ nên làm gì khi con bị tiêu chảy? Nắm được những kiến thức này sẽ giúp con sẽ nhanh chóng hết bệnh, tránh được các nguy hiểm và gây tổn hại đến sức khỏe của bé.

Bé bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi? Và giải đáp thắc mắc về tiêu chảy cấp ở trẻ

Những điều cần biết về tiêu chảy cấp

– Tiêu chảy cấp tính ở là một trong căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm với các triệu chứng là đi tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày, trẻ nôn trớ, mất nước, rối loạn điện giải nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời trẻ có thể tử vong.

– Tiêu chảy cấp có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng dễ mắc ở trẻ dưới 2 tuổi. Vậy tại sao trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp và bé bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị tiêu chảy cấp cần được xử lý kịp thời và đúng cách

– Bệnh tiêu chảy ở trẻ thường là do các loại vi khuẩn, virus hay các ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể gây ra cho trẻ. Virus Rota là một trong thủ phạm chính gây nên tiêu chảy nặng cho trẻ và thậm chí đe dọa tính mạng trẻ.

– Khi trẻ bị tiêu cấp thường có các triệu chứng sau:

  • Đi đại tiện trên 3 lần/ngày
  • Phân lỏng nước
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn trớ
  • Sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc nhiều

Ba mẹ cần chú ý đến các biểu hiện bất thường ở trẻ để có cách can thiệp đúng cách và kịp thời. Không nên để tình trạng tiêu chảy kéo dài, trở nặng vì điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bé bị tiêu chảy cấp tbao lâu thì khỏi?

Bé bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi? Đây là vấn đề của nhiều bố mẹ quan tâm nhất khi con mình không may mắc bệnh. Tuy nhiên, khó có thể xác định chính xác về thời gian hết bệnh của trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi Phòng khám Đa khoa Đà Lạt Phương Nam về cho biết:

“Bệnh tiêu chảy cấp là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều đối với trẻ nhỏ. bệnh lý có thể khắc phục tốt và nhanh chóng khi được phát hiện sớm và có cách xử lý đúng cách. Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh của trẻ là khác nhau“.

Bởi trẻ bị tiêu chảy cấp tính bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Thời gian phát hiện bệnh của trẻ
  • Cách xử lý, chăm sóc và chữa trị
  • Thể chất và sức khỏe của trẻ
Cần đưa trẻ gặp bác sĩ khi trẻ có các triệu chứng bất thường khi tiêu chảy

Theo thông tin y khoa thì bệnh tiêu chảy cấp có thể tự hết sau một vài ngày. Nhưng vẫn có một số trường hợp trẻ kéo dài từ 7 – 10 ngày mới hết.

Còn đối với trường hợp khoảng 14 ngày mà bệnh vẫn chưa hết thì bố mẹ cần phải chú ý đến trẻ, vì lúc này có thể tình hình bệnh đang tiến triển nặng hơn. Bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ có những triệu chứng sau:

  • Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày
  • Trong phân có máu
  • Trẻ đi ngoài kèm theo sốt cao
  • Tình trạng mất nước nghiêm trọng

Để đảm bảo sức khỏe bé bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi, điều tốt nhất là bố mẹ nên kịp thời phát hiện bệnh sớm và có phương pháp chăm sóc và điều trị bé kịp thời.

Thông thường giai đoạn đầu của bệnh bé sẽ có biểu hiện dễ phát hiện là mệt mỏi, kén ăn, không chịu chơi. Và ngay ngày sau thì nôn trớ, tiêu chảy lỏng nhiều lần, nôn. Kèm theo những triệu chứng trên là tiêu chảy có chất nhầy, sốt, chướng bụng, … Và nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng thì bạn nên nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Xử lý như thế nào khi con bị tiêu chảy cấp tính

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, bố mẹ nên chú ý đến một số vấn đề sau để giúp con nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Cụ thể:

Bổ sung nước, chất điện giải

Mẹ có thể cho con uống nước đun sôi để nguội nhiều hơn. Để chăm sóc bé bị tiêu chảy cấp tại nhà đúng cách, mẹ có thể tham khảo các điều sau:

  • Trẻ bị tiêu chảy cấp cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch đã mất qua phân sau mỗi lần đi tiêu.
  • Mẹ cho trẻ uống nhiều nước và tùy theo khả năng của trẻ. Cần cho uống chậm, từng ngụm hoặc từng muỗng.
  • Đối với trẻ bú mẹ, mẹ cho con bú nhiều hơn, lâu hơn vì sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là loại nước rất tốt.
  • Còn trẻ đã trên 6 tháng mẹ có thể bổ sung các loại nước sau: Nước canh, nước cháo muối, sữa chua, nước dừa, nước đun sôi để nguội…
  • Tuyệt đối tránh xa những loại nước giải khát công nghiệp, nước ép hoa quả quá ngọt vì chúng có thể làm tình hình bệnh nặng hơn.
  • Để ngăn ngừa mất nước ở trẻ, mẹ cho trẻ uống dung dịch Oresol sau mỗi lần đi tiêu [Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ]. Oresol là chất điện giải có thể bù được lượng nước và các điện giải mất qua phân.

Dùng dung dịch Oresol để bổ sung chất điện giải cho con và phải làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml
  • Trẻ từ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml
  • Trẻ trên 10 tuổi: 75ml/1kg thể trọng

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày

  • Chế độ ăn thích hợp cho trẻ bị tiêu chảy là đủ dưỡng chất và cân đối giữa sữa với lượng thức ăn đặc phù hợp với mọi lứa tuổi. Bởi khi tiêu chảy các chức năng tiêu hóa của trẻ đều tổn thương, nếu mẹ cho trẻ ăn lệch nhiều loại thức ăn cũng sẽ là quá tải đường ruột.
  • Có một số trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn khi uống sữa, phân thường là tóe nước, có mùi chua và có thể gây hăm đỏ vùng da hậu môn. Lúc này mẹ nên giảm lượng sữa cho trẻ hoặc dùng sữa không đường cho con.
  • Chia các bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thức ăn nên nấu nhừ, mềm, loãng giúp cho trẻ dễ tiêu hóa. Không nên kiêng ăn và không cần pha loãng sữa.
  • Tuyệt đối không bắt trẻ nhịn ăn theo quan niệm sai lầm là “để ruột nghỉ ngơi”. Điều này cực kỳ nguy hiểm, vì thực tế trẻ vẫn hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể.
  • Ngoài ra, mẹ nên đưa trẻ đi tái khám đúng theo hẹn để được theo dõi và xử lý kịp thời khi bệnh hướng nặng hơn.
Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết mỗi bữa ăn để tránh trẻ bị suy dinh dưỡng sau bệnh

Phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ

Ngoài việc chăm sóc bé bị tiêu chảy cấp sao cho tốt, thì việc bảo vệ sức khỏe cho con và có thể phòng ngừa được bệnh lý tiêu chảy cấp mẹ có thể tham khảo các lời khuyên sau:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu dời và cho trẻ bú càng lâu càng tốt.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, đặc biệt tập thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiểu, đại tiện.
  • Mẹ thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh và trong nhà như: nhà vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi, vệ sinh nhà cửa hàng ngày…
  • Thực hiện việc ăn chín uống sôi, không sử dụng các loại thực phẩm kém vệ sinh và không an toàn thực phẩm.
  • Trẻ nên được tiêm đầy đủ các loại vaccine theo định kỳ và đúng liều. Đặc biệt là uống Vaccin Rotavirus.
Chăm sóc bé bị tiêu chảy cấp bằng việc cho trẻ bú mẹ nhiều và lâu hơn

"} data-sheets-userformat={"2":12732,"5":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"6":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"7":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"8":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"10":2,"11":4,"15":"Lora","16":11} score=-6.25>Trên đây là chia sẻ của các bác sĩ Đa khoa Phương Nam về vấn đề “bé bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi” và hướng xử lý khi trẻ bệnh. Nếu có thắc mắc gì phụ huynh có thể đến trực tiếp Phòng khám hoặc liên hệ qua Hotline 1900 633698 để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề