Tiểu luận phương pháp rút về đơn vị và tỉ số

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (PHƯƠNG PHÁP RÚT VỀ ĐƠN VỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP TỈ SỐ) I. MỤC TIÊU: - HS luyện tập giải các bài toán có lời văn sử dụng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số. II. NỘI DUNG: A. Cách giải toán bằng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số. Người ta thường sử dụng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số để giải các bài toán về Đại lượng tỉ lệ thuận và Đại lượng tỉ lệ nghịch. * Các bước để giải bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị: Bước 1. Rút về đơn vị. Bước 2. Tìm giá trị chưa biết của đại lượng thứ 2. * Các bước để giải bài toán bằng phương pháp tỉ số: Bước 1. Tìm tỉ số. Bước 2. Tìm giá trị chưa biết của đại lượng thứ 2. B. Luyện tập. Bài 1. Tổ I lớp 5A có 11 em trồng được 44 cây. Hỏi cả lớp 48 em trồng được bao nhiêu cây? Biết số cây mỗi em trồng được là như nhau.
  2. Đáp số: 192 cây. Bài 2. Một tổ thợ mộc có 3 người trong 5 ngày đóng được 75 cái ghế. Hỏi nếu tổ có 5 người làm trong 7 ngày thì sẽ đóng được bao nhiêu chiếc ghế? Biết năng xuất của mỗi người đều bằng nhau. Đáp số: 175 ghế. Bài 3. Một trường học huy động học sinh cuốc đất tăng gia. Hôm đầu 30 em cuốc đẩt trồng trong 2 giờ được 32 m2 . Hỏi hôm sau 50 em cuốc trong 3 giờ được bao nhiêu m2 ? Biết năng xuất của mỗi em là như nhau. Đáp số: 80 m2 Bài 4. May một cái màn hết 20m vải loại khổ 8dm. Hỏi nếu dùng loại vải khổ rộng 1,6m thì hết bao nhiêu m ? Đáp số: 10 m Bài 5. Để đặt ống nước, 5 công nhân đào trong 2 ngày được 20 m đường. Hỏi 10 công nhân đào trong 4 ngày được bao nhiêu mét đường ? Biết rằng năng xuất làm việc của mỗi người là như nhau. Đáp số: 80 m Bài 6. 8 người đóng xong 500 viên gạch mất 4 giờ. Hỏi 16 người đóng xong 1000 viên gạch mất bao lâu? Biết rằng năng xuất làm việc của mỗi người là như nhau. Đáp số: 4 giờ
  3. Bài 7. 9 người cuốc xong 540 m2 đất trong 5 giờ. Hỏi 18 người cuốc 270 m2 đất xong trong bao lâu ? Biết rằng năng xuất làm việc của mỗi người là như nhau. Đáp số: 1,25 giờ hay 1 giờ 15 phút.


Page 2

YOMEDIA

HS luyện tập giải các bài toán có lời văn sử dụng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số. II. NỘI DUNG: A. Cách giải toán bằng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số. Người ta thường sử dụng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số để giải các bài toán về Đại lượng tỉ lệ thuận và Đại lượng tỉ lệ nghịch.

26-01-2012 566 71

Download

Tiểu luận phương pháp rút về đơn vị và tỉ số

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Tiểu luận phương pháp rút về đơn vị và tỉ số

Ví dụ 1. Có 45m vải may được 9 bộ quần áo như nhau. Hỏi phải dùng bao

nhiêu mét vải loại đó để may được 7 bộ quần áo như thế ?

Phân tích. Trong bài toán này người ta đã cho biết hai giá trị của đại lượng thứ

nhất ( 9 bộ và 7 bộ ) và một giá trị của đại lượng thứ hai (45m). Ta phải tìm một

giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai ( đó là số mét vải để may 7 bộ quần áo ).

Bạn đang xem tài liệu "Các phương pháp giải toán Tiểu học - Phương pháp rút về đơn vị phương pháp tỉ số (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN Ở TIỂU HỌC §2. Phương pháp rút về đơn vị phương pháp tỉ số Trong một bài toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ ( thuận hay nghịch ) người ta thường cho biết hai giá trị của đại lượng thứ nhất và một giá trị của đại lượng thứ hai. Bài toán đó đòi hỏi phải tìm một giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai. Để tìm giá trị đó, ở cấp Một có thể sử dụng một trong những phương pháp thường dùng như phương pháp rút về đơn vị, phương pháp tỉ số Ví dụ 1. Có 45m vải may được 9 bộ quần áo như nhau. Hỏi phải dùng bao nhiêu mét vải loại đó để may được 7 bộ quần áo như thế ? Phân tích. Trong bài toán này người ta đã cho biết hai giá trị của đại lượng thứ nhất ( 9 bộ và 7 bộ ) và một giá trị của đại lượng thứ hai (45m). Ta phải tìm một giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai ( đó là số mét vải để may 7 bộ quần áo ). Ta tóm tắt bài toán như sau : 9 bộ : 45m 7 bộ : ?m Bài toán này sẽ được giải theo hai bước sau đây : 1 bộ : ?m 7 bộ : ?m a )Bước một: Tìm xem 1 bộ quần áo hết mấy mét vải ? (của đại lượng thứ hai) b)Bước hai: Tìm xem 7 bộ quần áo hết mấy mét vải ? (của đại lượng thứ hai) Giải Số mét vải để may một bộ quần áo là : 45 : 9 = 5 (m) Số mét vải để may một bộ quần áo là 5 x 7 = 35 (m) Bài toán trên đã được giải bằng phương pháp rút về đơn vị. Cách giải theo phương pháp này thường được tiến hành theo hai bước : a)Tìm xem một đơn vị của đại lượng thứ nhất tương ứng với một giá trị nào của đại lượng thứ hai ( ở bài toán này thì 1 bộ quần áo ứng với 5m vải ). Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính chia. Có bao nhiêu đơn vị của đại lượng thứ nhất thì có bấy nhiêu lần giá trị tương ứng ( vừa tìm ) của đại lượng thứ hai. Giá trị này của đại lượng thứ hai chính là số phải tìm trong bài toán ( ở bài toán này thì 7 bộ quần áo ứng với 35m vải ). Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính nhân. Ví dụ 2. Có 50m vải may được 10 bộ quần áo như nhau. Hỏi có 40m vải cùng loại thì may được mấy bộ quần áo như thế ? Phân tích. Trong bài toán này người ta đã cho biết hai giá trị của đại lượng thứ nhất ( 50m và 40m ) và một giá trị của đại lượng thứ hai ( 10 bộ ).Ta phải tìm một giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai ( đó là số bộ quần áo may được từ 40m vải ).Ta tóm tắt bài toán như sau : 50m : 10 bộ 40m : ? bộ Bài toán này sẽ được giải theo hai bước sau đây : ?m : 1 bộ 40m : ? bộ a)Bước một: Tìm xem một bộ quần áo hết mấy mét vải ? ( của đại lượng thứ nhất ) b)Bước hai : Tìm mét vải để may 1 bộ quần áo là : 50 : 10 = 5 (m) Số bộ quần áo may được là : 40 : 5 = 8 ( bộ ) Bài toán trên đã được giải bằng phương pháp rút về đơn vị. Cách giả này thường được tiến hành theo hai bước : a)Tìm xem một đơn vị của đại lượng thứ hai tương ứng với một giá trị nào của đại lượng thứ nhất ( ở bài toán này thì một bộ quần áo ứng với 5m vải ). Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính chia b)So sánh giá trị còn lại của đại lượng thứ nhất với giá trị tương ứng ( vừa tìm ) xem lớn nhỏ gấp mấy lần ( ở bài toán này so sánh 40m và 5m ) . Kết quả này chính là số phải tìm trong bài toán. Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính chia Ví dụ 3. Một xe máy đi 3 giờ được 60km. Hỏi xe đó đi trong 6 giờ được bao nhiêu ki lô mét ? ( Coi như vận tốc không đổi ) Phân tích. Tóm tắt bài toán như sau : 3 giờ : 60km 6 giờ : ?km Bài toán có thể giải theo hai bước sau đây : a)6 giờ gấp bao nhiêu lần 3 giờ ? suy ra b)Quãng đường phải tìm gấp bấy nhiêu lần 60km Giải So sánh 6 giờ với 3 giờ ta thấy : 6 : 3 = 2 (lần) Vậy trong 6 giờ xe máy đi được : 60 x 2 = 120 (km) Bài toán trên đã được giải bằng phương pháp tỉ số. Cách giải theo phương pháp này thường được tiến hành theo hai bước : a)So sánh hai giá trị của đại lượng thứ nhất xem số này gấp mấy lần số kia ( ở bài toán này 6 giờ gấp 2 lần 3 giờ ) b)Giá trị đã biết của đại lượng thứ hai cũng được tăng ( hoặc giảm ) đúng một số lần vừa tìm ở bước a, ( ở bài toán này 60km được tăng gấp hai lần ). Kết quả tìm được chính là số phải tìm trong bài toán Ngoài cách giải bằng phương pháp tỉ số, bài toán ở ví dụ 3 còn có thể giải bằng phương pháp rút về đơn vị : Trong 1 giờ xe máy đi được là : 60 : 3 = 20 (km) Trong 6 giờ xe máy đi được là : 20 x 6 = 120 (km) Hoặc giải như sau : 3 giờ = 180 phút 6 giờ = 360 phút Vì vậy 60km đi hết 180 phút nên đi 1km hết thời gian là : 180 : 60 = 3 ( phút ) Trong 3 phút đi được 1km, do đó trong 360 phút đi được quãng đường là : 360 : 3 = 120 (km) Ví dụ 4. Xe ô tô đi từ A đến B với vận tốc 36km/ giờ thì hết 4 giờ. Nếu đi từ A đến B hết 6 giờ thì ô tô đi với vận tốc bao nhiêu km/ giờ ? Phân tích Tóm tắt : 4 giờ : 36km/ giờ 6 giờ : ?km/ giờ Giả sử ô tô đi từ A đến B hết một giờ thì khi đó vận tốc của ô tô là : 36 x 4 = 144 ( km/ giờ ) Nếu đi từ A đến B hết 6 giờ thì vận tốc của ô tô là : 144 : 6 = 24 (km/ giờ) Bài toán trên đã được giải theo phương pháp rút về đơn vị. Cách giải này cũng được tiến hành theo hai bước a)Tìm sự tương ứng giữa một đơn vị của đại lượng thứ nhất với một giá trị của đại lượng thứ hai ( 1 giờ ứng với 144km/ giờ ) bằng cách thực hiện phép tính nhân b)Nhờ sự tương ứng này mà tìm giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai ( 6 giờ ứng với 24km/giờ ) bằng cách thực hiện phép tính chia Tuy nhiên, ở tiểu học có thể trình bày bài giải như sau : Quãng đường từ A đến B dài là : 36 x 4 = 144 (km) Vận tốc của ô tô là : 144 : 6 = 24 (km/ giờ ) Ngoài phương pháp rút về đơn vị, có thể giải bài toán này theo phương pháp tỉ số bằng cách lập luận như sau : Trên cùng một quãng đường thì thời gian và vận tốc tỉ lệ nghịch với nhau. Theo đầu bài ta vẽ sơ đồ vận tốc của ô tô trong hai lần chạy ( hình 5 ) : Vận tốc phải tìm của ô tô là : 36 : 6 = 24 (km/ giờ) Ví dụ 5. Để chuyên chở 39kg hàng hóa trên quãng đường dài 74km phải chi phí hết 12000 đồng. Hỏi phải chi phí hết bao nhiêu tiền nếu chuyên chở 26kg trên quãng đường dài 185km ? (Giá cước chuyên chở tỷ lẹ thuận với khối lượng hàng hóa và đường dài ) Phân tích. Tóm tắt bài toán như sau : 39kg – 74km – 12000 đồng 26 kg – 185km - ? đồng Ta có thể “tách” bài toán đã cho thành hai bài toán đơn giản hơn và tiến hành giải liên tiếp hai bài toán đó. Kết quả của bài toán thứ hai chính là đáp số của bài toán đã cho Ta tiến hành như sau : a)Cứ chuyên chở 39kg ( đi 74km ) thì chi phí là 12 000 đồng. Vậy chuyên chở 26kg ( đi 74km ) thì chi phí là : 12000 x 2639 = 8000 ( đồng ) b)Chuyên chở (26kg) trên đường dài 74km thì chi phí là 8000 đồng. Vậy chuyên chở (26kg) đi trên đường dài 185km thì chi phí là : 8000 x 18574 = 20000 (đồng) Bài tập 11.Mua 6 ngòi bút hết 3000 đồng. Hỏi mua 12 ngòi bút như thế hết bao nhiêu tiền ? 12.Một người tính rằng nếu mua 15kg gạo thì phải trả 30 000 đồng. Hỏi nếu người đó trả 6000 đồng thì mua được bao nhiêu kilôgam gạo ? 13.Quãng đường từ cột điện thứ nhất đến cột điện thứ nhất đến cột điện thứ năm dài 480 bước. Hỏi quãng đường từ cột điện thứ hai đến cột điện thứ mười dài bao nhiêu bước, biết rằng khoảng cách giữa hai cột điện liên tiếp đều như nhau ? 14.Một người đi xe máy từ A đến B mỗi giờ đi được 30km thì hết 3 giờ. Khi trở về từ B đến A người đó đi hết 6 giờ. Hỏi khi trở về mỗi giờ đi được bao nhiêu kilômét, biết rằng cả lúc đi và về đều không nghỉ ở dọc đường ? 15.Trong kì thi chọn học sinh giỏi người ta thấy rằng cứ 5 bạn thì có hai bạn gái còn lại là con trai. Hãy tinh xem trong kì thi đó có bao nhiêu bạn gái, biết rằng có 240 bạn trai tham gia ? 16. Một đơn vị có 45 người đã chuẩn bị đủ gạo ăn trong 15 ngày. Sau 5 ngày đơn vị đó tiếp nhận thêm 5 người nữa. Hãy tính xem số gạo còn lại đủ cho đơn vị ăn trong bao ngày nữa? 17.Theo dự định thì một đơn vị thanh niên xung phong phải làm xong quãng đường trong 10 ngày. Ngày hôm sau, vì có 10 người đã chuyển đi nơi khác trong 7 ngày nên đội thanh niên đã phải làm xong quãng đường đó trong 12 ngày. Hỏi lúc đầu đội thanh niên có bao nhiêu người ? 18.Một đội 15 công nhân dự địng lắp xong một cái máy trong 20 ngày, mỗi ngày làm việc 8 giờ.Nếu thêm 5 người nữa mà cả đội mỗi ngày làm việc 10 giờ, thì lắp xong cái máy đó trong bao nhiêu ngày ? 19.Người ta tính rằng cứ 3 ô tô chở hàng, mỗi ô tô đi 50km thì tiền chi phí tất cả là 120000 đồng. Vậy nếu 5 ô tô như thế, mỗi ô tô đi 100km thì chi phí hết tất cả bao nhiêu tiền ? 20.Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B. Nếu chạy mỗi giờ 60km thì ô tô sẽ đến B vào lúc 15 giờ. Nếu chạy mỗi giờ 40km thì ô tô sẽ đến B vào lúc 17 giờ cùng ngày. a)Hỏi tỉnh A cách tỉnh B bao nhiêu kilômét ? b)Hãy tính xem trung bình mỗi giờ ô tô phải chạy bao nhiêu kilômét để đến B vào lúc 16 giờ ?

Tài liệu đính kèm:

  • Tiểu luận phương pháp rút về đơn vị và tỉ số
    cac_phuong_phap_giai_toan_tieu_hoc_phuong_phap_rut_ve_don_vi.docx
  • Tiểu luận phương pháp rút về đơn vị và tỉ số
    dap-an-bai-pp-rut-ve-don-vi-pp-ti-so-giai-toan-tieu-hoc.pdf