Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu xây dựng năm 2024

Xin hỏi phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu trong lựa chọn nhà đầu tư được quy định như thế nào? - Minh Đức (Bình Phước)

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu

Căn cứ Điều 62 quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu như sau:

(1) Phương pháp đánh giá lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước được áp dụng để đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư và hiệu quả phương án đầu tư kinh doanh do nhà đầu tư đề xuất, bao gồm hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.

(2) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được thực hiện trên cơ sở các tiêu chuẩn sau đây:

- Tiêu chuẩn đánh giá năng lực của nhà đầu tư về tài chính, khả năng thu xếp vốn, kinh nghiệm thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh tương tự;

- Tiêu chuẩn đánh giá phương án đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật, xã hội, môi trường;

- Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.

(3) Đối với dự án đầu tư kinh doanh có yêu cầu đặc thù về điều kiện đầu tư kinh doanh, quản lý, phát triển ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý ngành, lĩnh vực thì hồ sơ mời thầu xác định tiêu chí cố định trong số các tiêu chuẩn quy định tại điểm (2).

(4) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu được xây dựng theo thang điểm 100 hoặc 1.000. Điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa điểm năng lực, kinh nghiệm, điểm phương án đầu tư kinh doanh và điểm hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương. Nhà đầu tư đáp ứng điểm tối thiểu của từng tiêu chuẩn quy định tại điểm (2) và (3) và có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất.

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu xây dựng năm 2024

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu trong lựa chọn nhà đầu tư (Hình từ internet)

Quy định xét duyệt trúng thầu trong lựa chọn nhà đầu tư

Căn cứ Điều 63 quy định nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;

- Đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm;

- Đáp ứng yêu cầu về phương án đầu tư kinh doanh;

- Đáp ứng yêu cầu về hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương;

- Có điểm tổng hợp về năng lực, kinh nghiệm, phương án đầu tư kinh doanh và hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương cao nhất.

Đối với nhà đầu tư không được lựa chọn, thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu lý do nhà đầu tư không trúng thầu.

Đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu

Căn cứ khoản 1 Điều 10 quy định đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

- Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam;

- Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu;

- Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu;

- Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế;

- Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật;

- Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên.

Hỏi về cách đánh giá năng lực của nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu

Công ty A có giá trị tài sản ròng là 50 tỷ đồng, chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực bất động sản. Công ty B có giá trị tài sản ròng là 500 tỷ đồng, có trên 5 năm kinh nghiệm về lĩnh vực dự án bất động sản. Công ty A và B liên danh để tham gia đấu thầu gói thầu dự án bất động sản trị giá 250 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ phần tham gia vào liên danh là Công ty A chiếm 80%, Công ty B chiếm 20%. Nhà thầu ban hành tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm như sau: Giá trị tài sản ròng bình quân trong 3 năm gần nhất hơn 250 tỷ đồng thì đạt 300 điểm, có ghi chú, đánh giá trên cơ sở tổng tài sản trung bình trong 3 năm của tổng thành viên liên danh. Xin hỏi, với thông tin trên thì hiểu theo cách nào như sau thì đúng: Cách thứ nhất: Công ty A và Công ty B có giá trị tài sản ròng 3 năm gần nhất là 550 tỷ đồng, vì vậy đạt 300 điểm. Cách thứ hai: Công ty A chiếm 80% cổ phần liên danh, giá trị tài sản ròng yêu cầu là 200 tỷ đồng để được chấm đạt, nhưng Công ty A chỉ có giá trị tài sản ròng 50 tỷ đồng, vì vậy Công ty A không đạt về năng lực tài chính. Công ty B chiếm 20% cổ phần liên danh, giá trị tài sản ròng yêu cầu là 50 tỷ đồng để chấm đạt, Công ty B có giá trị tài sản ròng 500 tỷ đồng, vì vậy công ty B được chấm đạt. Tuy nhiên do thành viên liên danh là Công ty A không đạt nên liên danh (A + B ) bị chấm rớt, mất điểm hạng mục này.

Gửi bởi:

Trả lời có tính chất tham khảo

Câu trả lời mang tính tham khảo: Tại Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Đối với trường hợp của ông Hồng, việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia, bên mời thầu.

Liên quan việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu liên danh, theo hướng dẫn tại các Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu liên danh được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh, tuy nhiên phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

Trường hợp nhà thầu chưa rõ về tiêu chí đánh giá trong hồ sơ mời thầu thì có thể gửi văn bản yêu cầu bên mời thầu làm rõ.

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là gì?

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt chi phí thực hiện gói thầu thì căn cứ điểm kỹ thuật để so sánh, xếp hạng.

Tiêu chuẩn đánh giá HSDT e HSDT khi nào?

Thời gian đánh giá E-HSDT tối đa là 45 ngày, kể từ ngày mở thầu đến ngày bến mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa bao nhiêu ngày?

Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 40 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Khi nào bị cấm tham dự thầu?

Việc cản trở hoạt động đấu thầu bao gồm các hành vi sau đây: Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm ...