Tiết diện ướt là gì

24/09/2018

Với công thức tính lưu lượng nước mà Hanteco chia sẻ này, bạn có thể sử dụng cho việc tính lưu lượng dòng chảy qua ống tròn, qua vòi hay của máy bơm một cách dễ dàng mà không cần đến các thiết bị đo chuyên dụng tốn kém, phức tạp.

Tìm hiểu về lưu lượng dòng chảy là gì?

Là đại lượng chất lỏng [được tính bằng đơn vị đo thể tích] chảy qua tiết diện ngang của một ống dẫn trong một đơn vị thời gian quy định. Chúng ta thường gặp 2 loại lưu lượng nước đó là của dòng sông hoặc ống tròn.

Hay có thể định nghĩa lưu lượng dòng chảy là gì bằng công thức: Q = v x A [trong đó v là vận tốc dòng chảy - A là tiết diện].

Để hiểu được các thuật ngữ sắp được nhắc đến trong bài cũng như công thức tính lưu lượng dòng chảy bạn cần đọc qua 2 nội dung:

+ Tiết diện ngang là gì?

+ Công thức tính vận tốc dòng chảy trong ống tròn

1. Tìm hiểu về tiết diện ngang của ống tròn

Định nghĩa tiết diện: là mặt phẳng cắt của một hình khối tròn, trụ,.. Trong chủ đề này ta nhắc đến tiết diện ngang ống tròn, mặt phẳng cắt ngang vuông góc với tâm ống.

Công thức tính tiết diện [trong trường hợp này nó là công thức tính diện tích của hình tròn với bán kính r của ống tròn]:

A[tiết diện] = S[mặt phẳng tròn] = 3.14 x

2. Vận tốc dòng chảy trong ống tròn

Quãng đường thẳng [song song với chiều dài ống tròn] của 1 điểm mà nó dịch chuyển được theo chiều xuôi của dòng chảy trên 1 đơn vị thời gian.

Công thức tính vận tốc nước chảy trong ống: v = Căn bậc 2 của 2gh = √[2gh]

Trong đó:

- g đại lượng đo gia tốc có giá trị bằng 9.81

- h là chiều cao của cột nước [đơn vị m]

3. Công thức tính lưu lượng nước

Để tính lưu lượng nước chảy qua ống bạn hãy áp dụng công thức như đã nhắc đến ở trên phần tìm hiểu về lưu lượng dòng chảy là gì: Q = v x A [trong đó v là vận tốc và A là diện tích mặt phẳng cắt hay còn gọi là tiết diện].

Nhưng đây chỉ là công thức tính lưu lượng nước chảy qua ống tròn sơ bộ, để có được kết quả chính xác phải sử dụng công thức tính dựa theo thủy lực.

QTT = QVC + α x QDD [l/s]

Trong đó:

- QVC: bằng 0 khi đoạn ống đang xét chỉ có lưu lượng phân phối dọc mà không có lưu lượng vận chuyển thông qua đoạn ống đó tới các điểm ở phía sau và lưu lượng ấy lại đi ra tại các nút cuối.

- QTT: lưu lượng nước qua ống tròn

- α = 0.5 là hệ số phân bố lưu lượng dọc đường ống

- QDD: đơn vị dọc đường ống đang xét [đơn vị đo l/s]

 


Đọc thêm

> Công thức tính nồng độ pH cho nước nhanh - độ chính xác cao 

> Khử trùng nước sinh hoạt bằng clo có thực sự đảm bảo? 

> Xử lý nước bể bơi chuyển màu sau khi thêm Clo vào trong nước.

Vậy là để xác định được lưu lượng dòng chảy qua tiết diện ngang của máy bơm hồ bơi, vòi,.. chúng ta sẽ áp dụng công thức tính lưu lượng nước chảy qua ống tròn

ở trên. Chúc bạn thành công.

* Tags: công thức tính lưu lượng, công thức tính lưu lượng và áp suất, công thức tính lưu lượng nước chảy qua ống tròn, lưu lượng dòng chảy, công thức tính lưu lượng chất lỏng, cách tính lưu lượng nước, công thức tính lưu lượng dòng chảy, tính áp lực nước...

Tiết diện là gì? Khi bố trí thép dầm ở tiết diện ngang cần lưu ý những vấn đề gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.

Bạn đang xem: Tiết diện là gì

Tiết diện và tiết diện ngang là gì?

Tiết diện là hình phẳng có được do cắt một hình khối bằng một mặt phẳng. Tiết diện ngang là hình phẳng mặt cắt ngang của hình khối, thường là vuông góc với trục của nó. Tiết diện thẳng góc là mặt cắt ngang thẳng góc với trục thanh. Tiết diện nghiêng là mặt cắt nghiêng với trục thanh của góc.

Nguyên tắc bố trí cốt thép trong tiết diện ngang cho dầm bê tông cốt thép

Kết cấu của kiện nằm ngang gọi là dầm. Dầm chỉ chịu lực dưới tác động của lực mô men uốn và lực cắt. Trên tiết diện thẳng góc, cốt thép được bố trí dựa trên khả năng chịu mô men uốn. Trong vài trường hợp, dầm có thể chịu thêm tác động của lực dọc [hệ thống khung giằng]. Bởi vậy khi thi công cần tính toán khả năng của dầm chịu lực, dầm kéo uốn và cột.

Cách bố trí thép dọc dầm

Bước 1: Lựa chọn đường kính tại phần cốt thép dọc dầm

– Cốt thép chịu lực của đường kính dầm sàn từ 12-25mm

– Tại dầm chính có thể bố trí thép theo đường kính tới 32mm

– Không nên chọn loại đường kính > 1/10 so với bề rộng của dầm

– Không nên dùng quá 3 loại đường kính cốt thép chịu lực. Mỗi đường kính chênh lệch chỉ nên nằm trong khoảng 2mm để tiện lợi hơn cho thi công.

– Trong quá trình sắp xếp về cốt thép tại tiết diện, cần tuân thủ quy định về khoảng hở và bảo vệ cốt thép.

Lựa chọn cốt thép theo bảng dưới đây:

Bảng tra diện tích tiết diện ngang ứng với số thanh

Bước 2: Lớp bảo vệ cốt thép dầm

Cần phân biệt lớp bảo vệ cốt thép chịu lực cấp 1 với lớp bảo vệ cốt thép đai cấp 2. Chiều dày lớp bảo vệ không nên nhỏ hơn đường kính cốt thép. Đặc biệt là không nên nhỏ hơn giá trị Co so với giá trị quy định như sau:

Với cốt thép chịu lực:

Trong bản và tường có chiều dày:

+ Từ 100mm trở xuống: Co = 10 mm [15mm]

+ Từ 100mm trở lên: Co = 15mm [20mm]

Trong dầm và sườn có chiều cao

+ Nhỏ hơn 250mm: Co = 15mm [20mm]

+ Từ 250mm trở lên: Co = 20mm [25mm]

Với cốt thép cấu tạo, cốt thép đai:

+ Chiều cao tiết diện nhỏ hơn 250mm: Co = 10mm [15mm]

+ Chiều cao tiết diện từ 250mm trở lên: Co = 15mm [20mm]

Lưu ý:

– Giá trị trong ngoặc áp dụng cho kết cấu ngoài trời hoặc ở những nơi ẩm ướt.

– Với kết cấu ở vùng chịu ảnh hưởng của môi trường biển [nước mặn], cần lấy tăng chiều dày lớp bảo vệ theo TCXDVN 327:2004.

Xem thêm: Máy Pos Là Gì? Nên Lắp Máy Pos Của Ngân Hàng Nào Lắp Máy Pos Ngân Hàng Nào Phí Thấp Nhất Hiện Nay

– Với kết cấu làm bằng bê tông nhẹ, bê tông tổ ong, cần tăng chiều dày lớp bảo vệ theo điều 8.3 theo TCXDVN 5574:2012.

Bước 3: Khoảng hở tại cốt thép dầm

Khoảng hở tại phần cốt thép dầm là khoảng cách thông thủy. Khoảng cách này không được nhỏ hơn đường kính cốt thép lớn hơn và không nhỏ hơn trị số to. Bố trí thép dầm móng trong quá trình đổ bê tông cần theo quy định sau:

+ Cốt thép đặt dưới = 25mm

+ Cốt thép đặt trên = 30mm

+ Nếu cốt thép đặt thành 2 hàng thì những phần phía trên sẽ to = 50mm [trừ 2 hàng dưới cùng]. Chú ý đến điểm đặt tại vùng cốt thép. Không nên đặt ở khe hở hàng dưới mà nên đặt tại hàng trên.

+ Nếu thi công bằng dầm dùi thì khoảng hở của lớp phía trên cần đút lọt dầm dùi.

Lớp bảo vệ và khoảng hở của cốt thép

Bước 4: Bố trí giao nhau tại cốt thép dầm

+ Cốt thép dọc trong dầm sàn và dầm khung [dầm chính] phải vuông góc với nhau

+ Cốt thép dầm chính phải nằm dưới với cốt dọc tại dầm sàn. Do cốt thép của hai dầm có thể vướng nhau, nhất là các thanh phía trên.

+ Nếu cốt thép bên trên dầm sàn tạo thành 2 hàng, cần đặt cách ra để phần cốt thép của dầm chính nằm tại phần giữa của 2 hàng đó.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tiết diện là gì cùng kinh nghiệm bố trí thép dầm ngang. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình thi công xây dựng.

Lưu lượng [nước] dòng chảy là thuật ngữ khá quen thuộc đối với dân kỹ thuật. Để giúp bạn có thể nắm rõ được công thức tính lưu lượng nước chảy qua ống tròn, qua vòi hay máy bơm một cách dễ dàng mà không các thiết bị đo chuyên dụng thì Hoabico sẽ thông tin về công thức tính chi tiết giúp bạn đọc. Bắt đầu ngay nhé!

Bạn có thể quan tâm:

➢  Nước Clo là gì? Tìm hiểu những điều bạn chưa biết về Clo

➢  Bể bơi thi đấu tiêu chuẩn Olympic | Kích thước & Thiết kế

Lưu lượng dòng chảy là gì?

Lưu lượng dòng chảy hay còn gọi là lưu lượng nước, là lượng nước chảy qua tiết diện ngang của một ống dẫn trong một thời gian nhất định [1 giây/ 1 ngày/ 1 tháng/ 1 năm]. Đơn vị tính của nó thường là m3/s hoặc lít/s

2 loại lưu lượng nước thường gặp trong đời sống là dòng sông hoặc ống tròn. Cách tính lưu lượng nước qua ống tròn chủ yếu từ hệ thống nước sinh hoạt hoặc nước hồ bơi. Và phục vụ công tác thủy lợi của hệ thống sông ngòi nông nghiệp.

Trong ngành thi công bể bơi, lưu lượng nước là chỉ số dùng để đo lượng chất lỏng qua hệ thống đường ống, bình lọc, máy lọc, máy bơm hay các thiết bị bể bơi khác như máy thổi khí, máy làm nóng nước,… trong một đơn vị thời gian. 

Chỉ số này giúp chúng ta dễ dàng tính được tốc độ dòng chảy và xác lập thông số phù hợp trên các thiết bị. Ngoài ra, trên nhiều thiết bị lọc thường được ghi chỉ số lưu lượng dòng chảy tối đa, từ đó có thể nhận thấy và xử lý nó đúng theo tiêu chuẩn, đảm bảo máy vận hành hiệu quả nhất.

Công thức tính lưu lượng dòng chảy qua ống tròn

#1. Công thức tính lưu lượng thông thường

Công thức tính lưu lượng dòng chảy:

Lưu lượng nước được tính tùy vào từng trường hợp khác nhau, Hoabico cung cấp cho quý khách công thức tính lưu lượng nước qua ống tròn.

Q = A*v

* Trong đó:

– Q: Lưu lượng dòng chảy

– A: Tiết diện mặt cắt

Tiết diện mặt cắt chính là mặt phẳng cắt của một hình khối tròn, trụ. Tiết diện trong trường hợp này là hình tròn, mặt phẳng cắt ngang vuông góc với tâm ống,  bán kính là r

Công thức tính: A[tiết diện] = S [ diện tích mặt phẳng tròn] = 3.14 x r²

v: Tốc độ dòng nước chảy 

Tốc độ chảy chính là quãng đường thẳng [song song với chiều dài ống tròn] của 1 điểm mà nó dịch chuyển được theo chiều xuôi của dòng chảy trên 1 đơn vị thời gian. Tìm hiểu công thức tính vận tốc nước chảy trong ống:

Công thức tính: v = Căn bậc 2 của 2gh = √[2gh] 

Trong đó: 

+ g đại lượng đo gia tốc có giá trị bằng 9.81, 

+ h là chiều cao của cột nước [đơn vị m]

Đây là công thức tính lưu lượng dòng chảy qua ống tròn sơ bộ, để có kết quả chính xác phải sử dụng công thức theo thủy lực.

#2. Công thức tính theo thủy lực

Công thức tính lưu lượng dòng chảy theo thủy lực

Công thức tính theo thủy lực:

QTT = QVC + α x QDD [l/s]

* Trong đó:

– QTT: lưu lượng dòng chảy

– α = 0.5: là hệ số phân bố lưu lượng dọc đường ống

– QDD: đơn vị dọc đường ống đang xét [đơn vị đo l/s]

+ Khi đoạn ống đang xét chỉ có lưu lượng phân phối dọc mà không có lưu lượng vận chuyển thông qua đoạn ống đó tới các điểm ở phía sau và lưu lượng ấy lại đi ra tại các nút cuối thì QVC = 0

Lúc này, lưu lượng tính toán của đoạn ống sẽ là lưu lượng tại dọc đường từ đầu tới cuối đoạn ống => Lưu lượng luôn thay đổi từ QDD → 0.

+ Trường hợp các điểm lấy nước từ 20- 25 trên mỗi đoạn ống, để đơn giản hoá  quá trình tính toán, người ta đưa lưu lượng dọc đường về 2 nút [điểm đầu và điểm cuối] và gọi là lưu lượng nút, ký hiệu là QN và có công thức tính: 

QN=0.5 x ∑QDD + QTTR [l/s]

Khi đó, ta có lưu lượng của đoạn ống là tổng của các thành phần bao gồm: lưu lượng của các đoạn ống liền kề sau nó và lưu lượng nút của cuối phân đoạn ống tính toán. Có công thức tính là:

QTT[A] = QVC + QN[B]. Đơn vị tính [l/s]

Trên đây là công thức tính lưu lượng dòng chảy, công thức này có thể áp dụng với việc lắp đặt – thi công  thiết bị bể bơi và nhiều lĩnh vực tương tự khác. Những kiến thức hữu ích này có thể giúp bạn đọc vận hành bể bơi hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

Về Hoabico Việt Nam – Là thương hiệu cung cấp thiết bị hồ bơi chuyên dụng chính hãng trên toàn quốc. Quý khách cần tư vấn về vấn đề này và những vấn đề liên quan đến việc cung cấp thiết bị và lắp đặt – thi công bể bơi  hoặc tư vấn báo giá sản phẩm chi tiết. Hãy liên hệ với công ty Hoabico qua Hotline: 0961265368 để được tư vấn nhanh nhất.

Nội dung: Hoabico.com

Video liên quan

Chủ Đề