Tiết Dạy thơ be làm bao nhiêu nghề

Bài thơ bé làm bao nhiêu nghề giúp trẻ biết được công việc các nghề trong xã hội như nghề (thợ xây, nghề thợ mỏ, nghề thợ hàn, nghề thấy thuốc, nghề cô nuôi..)

Nội dung chính

Bài thơ: Bé làm bao nhiêu nghề

Bé chơi làm thợ nề
Xây nên bao nhà cửa.
Bé chơi làm thợ mỏ
Đào lên thật nhiều than.
Bé chơi làm thợ hàn
Nối nhịp cầu đất nước.
Bé chơi làm thầy thuốc
Chữa bệnh cho mọi người.
Bé chơi làm cô nuôi
Xúc cơm cho cháu bé.
Một ngày ở nhà trẻ
Bé “ làm” bao nhiêu nghề
Chiều mẹ đến đón về
Bé lại là… cái Cún.
Tác giả: Yến Thảo

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức
– Trẻ thuộc, nhớ tên bài thơ, tên tác giả
– Trẻ biết được công việc các nghề trong xã hội như nghề (thợ xây, nghề thợ mỏ, nghề thợ hàn, nghề thấy thuốc, nghề cô nuôi..)
2. kĩ năng
– Trẻ đọc diễn cảm bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”
– Biết ngắt giọng đúng chỗ, biết thể hiện ngữ điệu
– Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định
3. Giáo dục.
-Trẻ biết kính trọng người lao động.
-Trẻ yêu quý các nghề và biết giữ gìn sản phẩm làm ra của các nghề trong xã hội.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị môi trường hoạt động :
– Không gian tổ chức : Trong lớp
– Đồ dùng, phương tiện : Tranh bài thơ
+ Nhạc “em yêu cô chú công nhân”
2. Phương pháp :
– Phương pháp đàm thoại, quan sát, làm mẫu, thực hành

III. Tiến hành hoạt động

1. Mở đầu hoạt động:

*HĐ1: Dạy thơ

– Đó là bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” của tác giả “Yến Thao”. Vậy để biết được nội dung bài thơ này như thế nào thì các con hãy lắng nghe cô đọc 1 lần bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”nhé!
– Cô đọc diễn cảm lần 1.
– Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
– Bài thơ còn được các hoạ sĩ vẽ thành tranh nữa, các con hãy nghe cô đọc thêm lần nữa nhé!
– Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa.
– Giảng nội dung: Các con ạ! Trong bài thơ vừa rồi nói về rất nhiều nghề trong xã hội đấy và mỗi nghề đều mang lại những lợi ích riêng cho xã hội. Em bé trong bài thơ đã được thử sức mình làm rất nhiều nghề khi trên lớp. Nhưng khi trở về nhà thì bé vẫn là “Cái cún” của mẹ.
– Gd: các con ạ! Mỗi nghề trong xã hội chúng ta đều mang lại những lợi ích riêng con người chúng ta. Và mỗi chúng ta phải biết lao động để tạo ra sản phẩm phục vụ cho chính chính chúng ta. Do vậy các con phải biết kính trọng những người lao động và sản phẩm của lao động các con nhớ chưa?
– Và bài thơ này được chia làm 2 khổ:

Trích dẫn:

– Khổ 1: từ “bé chơi làm thợ nề………….xúc cơm cho cháu bé” nói về những công việc mà em bé đã được làm khi ơ lớp như nghề thợ xây, nghề thợ hàn… và bé biết được ý nghĩa của các nghề mà bé đã được làm.
Từ khó:
+ Thợ nề: là một công việc của người làm thợ xây.
+Thợ mỏ: là những công nhân làm ở dưới mỏ để đào than.
+ Thợ hàn: Là những người làm công việc hàn sắt để tạo ra những sản phẩm giúp ích cho con người.
+ Thầy thuốc: là một tên gọi khác của nghề bác sĩ.
+ Tô nuôi: Là những cô giáo chăm sóc những em bé nhỏ.
– Khổ 2: “một ngày…….cái cún” là một ngày ở lóp bé tuy làm được rất nhiều nghề nhưng khi về nhà thì bé vẫn là con ngoan của mẹ.
+ Nhà trẻ: Lớp mẫu giáo
– Gd: Trong xã hội chúng ta có rất nhiều nghành nghề khác nhau và mỗi nghề đều mang lại những lợi ích riêng cho xã hội. Do vậy các con phải biết yêu lao động và kính trọng người lao động nhé! Hàng ngày bố mẹ chúng ta đã rất vất vả làm việc để kiếm tiền nuôi chúng ta nữa do vậy các con cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để trở thành con ngoan trò giỏi của ba mẹ và thầy cô nhé!
– Các con hãy đọc lại 1 lần bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” nào.

*HĐ2: Đàm thoại:

– Các con vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
– Khi ở nhà trẻ em bé đã làm những nghề nào?
– Nghề thợ nề làm gì?
– Nghề thợ hàn làm gì? Nghề thợ mỏ làm gì?
– Nghề thầy thuốc làm gì?
– Nghề cô nuôi làm gì?
– Khi chiều về với mẹ em bé lại là gì?
– Công việc của cô chú công nhân rất vất vả vậy các con có yêu quý các cô chú công nhân không?
– Các con hãy hát “cháu yêu cô chú công nhân” nào cho trẻ đi vòng tròn

*HĐ3: Trẻ đọc thơ:

– Bây giờ lớp mình hãy cùng đọc lại bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” thật hay 1 lần nữa nhé!
– Cô mời tổ – nhóm- cá nhân
– Cô chú ý sửa sai cho trẻ
*HĐ4: Trò chơi: “Tô màu tranh”.
+ Chuẩn bị: một số tranh ảnh về các nghề
+ Cách chơi: Chia 3 đội chơi, tô màu tranh về các nghề, đội nào tô nhanh tô đẹp là đôi giành chiến thắng
* Kết thúc: Cho trẻ đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”

5/5 - (19 bình chọn)

Ở phần thi này ban tổ chức đã gửi đến hội thi một món quà, để biết xem món quá đó là món quà gì chúng ta lắng nghe người dẫn chương trình đọc nhé.

- Cô đọc lần 1: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả

Bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề được minh họa bằng những hình ảnh rất đẹp đấy cô mời các đội cùng hướng lên màn hình nghe cô đọc lần nữa nhé

- Cô đọc lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa bài thơ

- Cô vừa đọc cho các đội nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?

Các con ạ! Trong bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” nói về rất nhiều nghề trong xã hội đâý, và mỗi nghề đều mang lại những lợi ích riêng cho xã hội. Em bé trong bài thơ đã được thử sức mình làm rất nhiều nghề khi trên lớp. Nhưng khi trở về nhà, thì bé vẫn là “ Cái cún” của mẹ.

Vừa rồi 3 đội chơi đã trải qua phần thi thứa I của mình. Xin chúc mừng 3 đội chơi.

* Xin mời các đội chơi cùng bước vào phần thi thứa II của mình phần thi mang tên “ Đồng hành cùng người dẫn chương trình.

Ở phần thi này các đội chơi lắng nghe và trả lời câu hỏi 1 cách chính xác.

- Trong bài thơ em bé đã đóng vai làm những nghề gì?

Trích: “Bé làm bao nhiêu nghề

Bé chơi làm thợ nề

Xây lên bao nhà cửa

Bé chơi làm thợ mỏ

Đào lên thật nhiều than

Bé chơi làm thợ hàn

Nối nhịp cầu đất nước”

- Ngoài những vai làm thợ ra thì bé còn chơi đóng vai làm gì nữa?

- Bác sĩ làm việc gì?

- Cô nuôi làm công việc gì?

Trích: “Bé chơi làm thầy thuốc

Chữa bệnh cho mọi người

Bé chơi làm cô nuôi

Xúc cơm cho em bé

Một ngày ở nhà trẻ

Bé làm bao nhiêu nghề”

- Khi mẹ đón bé về bé trở thành ai?

Trích: “ Chiều mẹ đón bé về

Bé lại là cái cún”

- GD: Các bé ạ tất cả các nghề trong xã hội, mỗi một nghề đều có những công việc, và sản phẩm khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là phục vụ cho con người vậy cô muốn nhắn nhủ với các con phải biết yêu quý, chân trọng tất cả các nghề trong xã hội và tất cả các con đều phải chăm ngoan học giỏi và có mơ ước chọn cho mình một ngề nào đó mà mình yêu thích các con có đông ý với cô như thế không nào.

* Không để chờ lâu hơn nữa bây giờ xin mời 3 đội bước vào phần thi thứ 3 của mình, phần thi mang tên: “ Bé thi tài”.

Ở phần thi này các bé đọc to rõ rang và thật hay bài thơ này nhé ( Lớp đọc lần 1).

- Để hâm nóng bầu không khí thì cô mời tất cả các bé cùng đứng lên thể hiện tài năng của mình nào (Lớp đọc lần 2).

- Bây giờ ban tổ chức mời từng đội thể hiện phần thi của mình. ( cô chú ý sửa sai, động viên khuyến khích trẻ kịp thời).

- Để tiếp nối chương trình ban tổ chứ mời đại diện của 3 đội lên thể hiện nào.

- Xin mời đại diện của 3 đội chơi lên thể hiện nào.

- Vừa rồi 3 đội chơi đã trải qua xong 3 phần thi của mình. Xin chúc mừng 3 đội chơi ngày hôm nay. Ban tổ chức đã tặng cho 3 đội chơi 1 trò chơi, đó là trò chơi đọc theo ký hiệu của người dẫn chương trình (khi ngươi dẫn chương trình đưa tay về đội nào đội đó sẽ đọc thơ và khi cô đưa cả 2 tay thì tất cả 3 đội sẽ đọc thơ)

3. Kết thúc.

- Để đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả thì ban tổ chức mời các bé sẽ hát tặng khán giả 1 bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân.