Thông tư hướng dẫn nghị định 90/2022/nđ-cp

10:00, 20/11/2020

Hàng năm, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tổ chức đánh giá, xếp loại chất lượng. Vậy việc đánh giá, xếp loại của cán bộ, công chức, viên chức cuối năm nay có gì cần lưu ý?

Sắp tới, đánh giá, xếp loại cuối năm, cán bộ, công chức, viên chức cần lưu ý gì? [Ảnh minh họa]

1. Bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức mới nhất áp dụng từ 20/8/2020 

Ngày 13/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/8/2020. Theo đó, từ thời điểm này việc đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức sẽ được thực hiện theo bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại mới quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP.

>> Xem thêm bài viết Nghị định 90/2020/NĐ-CP: Bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại công chức mới.

Theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Bên cạnh đó, đối tượng giáo viên là viên chức cũng phải được đánh giá, xếp loại chất lượng theo bộ tiêu chí mới tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP.

>> Xem thêm bài viết Bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên mới nhất, áp dụng từ 20/8/2020.

2. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 được thực hiện theo quy định của Nghị định 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, tại Điều 20 Nghị định này quy định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.

Trước đây, theo quy định Nghị định 56/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2017/NĐ-CP, thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

Như vậy, trong năm 2020 này, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được đánh giá trước ngày 15/12/2020 thay vì trong tháng 12 như quy định trước đây. Riêng đối với đối tượng viên chức là giáo viên sẽ do Hiệu trưởng quyết định thời điểm đánh giá vì có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm.

3. Quy trình, thủ tục đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức

Quy trình, thủ tục đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP. Qúy khách hàng và Thành viên xem chi tiết quy trình này tại bài viết Hướng dẫn trình tự, thủ tục đánh giá xếp loại CBCCVC mới nhất từ 20/8.

4. Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức

Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Có thể thấy, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức rất quan trọng vì kết quả này được sử dụng làm căn cứ xem xét các quyết định ảnh hưởng rất lớn đến vị trí, chức danh công tác của cán bộ, công chức, viên chức.

Thùy Trâm

Ngày 13/8/2020,  Chính phủ ban hành Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực từ 20/8/2020 và thay thế cho Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định   88/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 56/2015/NĐ-CP.

Trangtinphapluat.com biên soạn và giới thiệu những điểm mới của Nghị định 90/2020/NĐ-CP so với Nghị định 56/2015/NĐ-CP và Nghị định 88/2017/NĐ-CP.

1. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

Về cơ bản nguyên tắc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức của NGhị định 90/2020/NĐ-CP về cơ bản kế thừa quy định của Nghị định 56/2015/NĐ-CP, tuy nhiên có bổ sung một số nguyên tắc mới như:

Điểm mới của Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức

+ Việc đánh giá phải thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;

+ Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

2. Về tiêu chí chung đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức

Nghị định 56 quy định 3 nhóm tiêu chí để làm căn cứ đánh giá cán bộ, công chức như về nghĩa vụ của cán bộ, công chức; tiêu chuẩn chức vụ, chức danh; chương trình, kế hoạch…còn tiêu chí đánh giá cụ thể thì quy định ở biểu mẫu đánh giá cán bộ, công chức.

Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định 5 tiêu chí chung để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức gồm: . Chính trị tư tưởng;  Đạo đức, lối sống; Tác phong, lề lối làm việc; Ý thức tổ chức kỷ luật; Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Và trong mỗi tiêu chí quy định rõ các nội dung để làm cơ sở đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

3. Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức

Nghị định 88/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 56 quy định: Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm; không quy định ngày nào nên không thống nhất trong việc thực hiện.

Nghị định 90 đã quy định cụ thể thời điểm đánh giá trước ngày 15/12, cụ thể: Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức viên chức

4.1. Tiêu chí đánh giá cán bộ

a]Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Về cơ bản NGhị định 90 kế thừa Nghị định 56, Nghị định 88 về tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuy nhiên, bổ sung một số nội dung sau:

+  Trước đây, Nghị định 56 quy định: Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực phụ trách hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Nghị định 90 sửa theo hướng chỉ cần hoàn thành 100% nhiệm vụ và  trong đó ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.

[Mẫu phiếu đánh giá cán bộ, công chức, viên chức mới nhất]

+  Nghị định 56 quy định: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất.

Nghị định 90 cơ bản kế thừa Nghị định 56 nhưng quy định rõ trong 100% hoàn thành nhiệm vụ,  trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

b] Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành nhiệm vụ

Nghị định 56 quy định hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực. Nghị định 90 bỏ quy định hạn chế về năng lực, chỉ quy định hoàn thành nhiệm vụ.

Cơ bạn Nghị định 90 kế thừa Nghị định 56 về tiêu chí đánh giá cán bộ hoàn thành nhiệm vụ, tuy nhiên bổ sung, làm rõ một số trường hợp cán bộ đánh giá hoàn thành nhiệm vụ:

+ Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.

c.Tiêu chí phân loại đánh giá cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ

Nghị định 90 bổ sung quy định:

+ Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền.

Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức

+  Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ [ Nghị định 56 quy định dưới 70%].

4.2. Tiêu chí đánh giá công chức

a]Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Nghị định 90 kế thừa quy định của Nghị định 56 và bổ sung như sau:

+ Về tiêu chí Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, Nghị định 90 bổ sung trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.

+ Đối với công chức lãnh đạo, bổ sung quy định trong lãnh đạo, điều hành cơ quan đơn vị hoành thành tất cả nhiệm vụ đề ra còn phải  ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;  Đối với các cơ quan phụ trách phải hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

b] Đối với tiêu chí hoàn thành tốt nhiệm vụ thì Nghị định 90 cũng bổ sung thêm quy định đối với công chức lãnh đạo ngoài hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

c] Đối với tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ

Nghị định 90 cũng quy định cụ thể giới hạn kết quả hoàn thành và không hoàn thành so với kế hoạch.

4.3. Về tiêu chí đánh giá xếp loại viên chức thì Nghị định 90 cũng kế thừa Nghị định 56 nhưng bổ sung, làm rõ các tiêu chí cũng như giới hạn số lượng công việc hoàn thành, chưa hoàn thành tương ứng với từng mức độ đánh giá tương tự như công chức, cán bộ.

5. Thông báo kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức

Nghị định 56 quy định rõ sau 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của người hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá thì phải thông báo kết quả đánh giá cho cán bộ, công chức, viên chức. Và chỉ quy định thông báo bằng văn bản cho người được đánh giá.

Nghị định 90 quy định thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng. Không quy định sau thời gian bao lâu phải gửi thông báo và công khai.

Trên đây là một số điểm mới Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Rubi

Video liên quan

Chủ Đề