Thành ngữ tục ngữ nào sau đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện Người tìm đường lên các vì sao

Soạn bài: Người tìm đường lên các vì sao trang 125 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Câu 1. Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ?

Trả lời:

Ngay từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời.

Câu 2. Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào ?

Trả lời:

Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình:

Quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Dù Sa hoàng không ủng hộ, ông vẫn không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.

Câu 3. Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì ?

Trả lời:

Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là sự kiên trì, nhẫn nại. Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực và quyết tâm thực hiện cho bằng được ước mơ của mình.

Câu 4. Em hãy đặt tên khác cho truyện Người tìm đường lên các vì sao.

Trả lời:

Tên khác cho truyện là: Người chinh phục các vì sao, Từ mơ ước biết bay như chim.

Nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học Xin-ôn-cốp-xki đã kiên trì nghiên cứu, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

Hoặc: 

'"Cha đẻ tên lửa nhiều tầng".

Kể lại truyện Người tìm đường lên các vì sao bằng lời của Xi-ôn-cốp-xki.

Bài mẫu:

Từ nhỏ, tôi đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, tôi dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, tôi bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của tôi một câu hỏi: “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?".

Để tìm bằng được điều bí mật đó, tôi đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, tôi lại loay hoay làm thí nghiệm, có khí đến hàng trăm lần.

Có người bạn hỏi:

-  Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế ?

Tôi cười:

-  Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi!

Đúng là quanh năm, tôi chỉ ăn bánh mì suông và uống nước lọc. Qua nhiều lần thí nghiệm, tôi đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ. Không nản chí, tôi tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này tôi đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, biến nó thành phương tiện để bay tới các vì sao.

Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, tôi đã thực hiện được điều tôi hằng suy nghĩ: “Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục”.

Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài "Người tìm đường lên các vì sao"

Bài mẫu:

Bước sang thế kỉ XXI, ngành du hành vũ trụ, công cuộc thám hiểm mặt trăng, sao hỏa, vươn tới các vì sao... đã thu được nhiều thành tựu vô cùng kì diệu. Trong số những nhà khoa học vĩ đại được khắc tên vào "tượng đài vũ trụ", nhân loại sẽ không bao giờ quên Xi-ôn-cốp-xki, nhà khoa học vĩ đại đầu thế kỉ XX.

Đọc bài "Người tìm đường lên các vì sao", tuổi trẻ chúng ta kính cẩn nghiêng mình và vô cùng ngưỡng mộ con người xuất chúng ấy.

Sống phải có ước mơ. Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki thật vô cùng kì diệu. Ngay từ thuở nhỏ ông đã mơ ước bay lên bầu trời. Nhìn cánh chim bay, chú bé Xi-ôn-cốp-xki cũng "bay lên", cậu đã bị gãy chân. Nhưng mọi thành công đều có giá, thất bại là mẹ thành công. Chim bay được là nhờ đôi cánh, nhưng tại sao quả bóng không có cánh vẫn bay được? Câu hỏi ấy đã nung nấu Xi-ôn-côp-xki suốt bao đêm ngày năm tháng?

Mọi con đường đều khó khăn gian khổ. Con đường khoa học, con đường vươn tới các vì sao của người Nga vĩ đại này đã trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ. Phải kiên trì học tập, phải đọc và nghiên cứu hàng núi sách (sách khoa học, kĩ thuật), phải mua sắm nhiều thiết bị dụng cụ làm thí nghiệm. Các điều kiện ấy phải có tiền. Với Xi-ôn-côp-xki chỉ có một cách là tiết kiệm, là ăn mì đen uống nước lọc, mới cổ thể dành dụm được từng rúp, từng cô-pếch đểmua sách, mua thiết bị dụng cụ. Người không có chí lớn không thể sống được như thế!

Các tài liệu, sách vở viết về Xi-ôn-côp-xki đều cho biết ông miệt mài đọc sách thâu đêm, hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần, không có lò sưởi giữa mùa đông băng giá lạnh lẽo. Sự khổ công rèn luyện đã làm cho tài năng ông ngày càng nở rộ. Ông đã chế ra khí cầu bay bằng kim loại, ông đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian, ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng - một phương tiện bay tới các vì sao.

Sau hơn 40 năm khổ công nghiên cứu tìm tòi, ước mơ được bay lên bầu trời thời thư ấu của Xi-ôn-cốp-xki được thực hiện. Ông đứng trên đỉnh cao vinh quang, trở thành cha đẻ tên lửa nhiều tầng.

Nhà khoa học Nga vĩ đại này đã để lại cho chúng ta bao bài học quý báu: sống phải có mơ ước và phải tìm cách thực hiện ước mơ; sống phải có chí lớn, biết tự học và nghiên cứu để phát triển tài năng sáng tạo.

Hình ảnh Xi-ôn-cốp-xki trong bài "Người tìm đường lên các vì sao" đã để lại một ấn tượng tuyệt đẹp trong tâm hồn tuổi thơ chúng ta. Câu nói của Xi-ôn-cốp-xki: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục" - là một tư tưởng vĩ đại.

Giaibaitap.me


Page 2

Chính tả: Người tìm đường lên các vì sao trang 126 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Câu 1. Nghe - viết: Người tìm đường lên các vì sao (từ đầu .... đến có khi đến hàng trăm lần)

Câu 2. a) Tìm các tính từ :

- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l. M : lỏng lẻo

- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n. M : nóng nảy 

b) Điền vào ô trống tiếng có âm i hay  ?

Ê-đi-xơn rất.... khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát.... nào, ông cũng trì làm hết thí.... này đến thí.... khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông thí.... tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng...., con số thí....lên đến 8000 lần.

Trả lời:

a) Tìm các tính từ:

- Có hai tiếng bắt đầu bằng l: lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lững lờ, lấm láp, lọ lem, lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu.

- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n: nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê, náo nức, nô nức.

b) 

Ê-đi-xơn rất nghiêm khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát minh nào, ông cũng kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông thí nghiệm tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng điện, con số thí nghiệm lên đến 8000 lần.

Câu 3. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau :

- Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại.

- Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới.

- Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi.

b) Chứa tiếng có vần im hoặc iêm, có nghĩa như sau :

- Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ.

- Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian,... trong sản xuất hoặc sinh hoạt.

- Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, nằm bên trái lồng ngực.

Trả lời:

a. 

- Nản chí (nản lòng)

- Lí tưởng

- Lạc lối (lạc hướng)

b.

- Kim khâu

- Tiết kiệm

- Tim

Giaibaitap.me

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 78, 79 Ngữ văn 6 tập 1 Cánh Diều: Thực hành Tiếng Việt

Câu 1. Giải thích nghĩa của các thành ngữ( in đậm) trong những câu dưới đây:

a. Gióng lớn nhanh như thổi ” cơm ăn mấy cũng không nó” áp vừa mặc đã căng đứt chỉ”. ( Bùi Mạnh Nhi)

b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được ( Tô Hoài)

c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi méo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mở ngà của chúng xơi ngon, Bọn cá chậu chim lồng ấy ấy với được món ăn mỡ mạng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích

d.

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tau mẹ vẫn còn hát ru

( Bình Nguyên)

e. Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng…( Nguyễn Đăng Mạnh)

Trả lời: 

a. Lớn nhanh như thổi: nghĩa người hoặc sự việc lớn rất nhanh

b. Hôi như cú: chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu

c. Cá chậu chim lồng: chỉ tình cảnh bị giam giữ, tù túng, mất tự do.

d. Bể cạn non mòn:  chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất

e. Buôn thúng bán bưng: chỉ nhưng người nghèo khổ, có ít vốn liếng buôn bán vặt vãnh, tần tảo.

Câu 2. Thành ngữ ở các câu a, b trong bài tập 1 đều gồm hai yếu tổ có quan hệ so sánh với nhau (được biểu thị bởi từ như chỉ sự so sánh). Hãy tìm thêm một số thành ngữ được câu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.

Trả lời: 

VD Nội dung
Mặt tươi như hoa Mặt mày tươi tỉnh, tỏ vẻ vui vẻ, thân thiện
Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn Cử chỉ lén lút, không đường hoàng
Êm ả như ru Nhẹ nhàng, êm ái đem lại cảm giác dễ chịu
Lúng túng như gà mắc tóc Chê người thiếu bình tĩnh, bối rối.

Câu 3. Thành ngữ ở các câu c, d trong bài tập 1 đều gồm hai về tương ứng với nhau (trong đó có sự đan xen giữa các từ ở môi về). Ví dụ: cá – chữn, chậu – lông; bê – non, cạn – mòn. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.

Trả lời: 

VD Đối xứng Ý nghĩa
Chân cứng đá mềm Cứng- mềm Rắn rỏi  có thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ
Có mới nới cũ Mới- cũ Phụ bạc không chung thủy, có cái mới thường coi thường rẻ rúng cái cũ, người cũ
Lên thác xuống ghềnh Lên-xuống Trải qua nhiều gian nan
Ma cũ bắt nạt ma mới Cũ- mới Người cũ cậy quen biết nhiều nên ra oai, bắt nạt người mới đến chưa hiểu biết gì

Câu 4. Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Cho biết các thành ngữ ấy sử dụng biện pháp tu từ nào?

Quảng cáo

Thành ngữ   Nghĩa
1) Thả con săn sắt bắt con cá sộp a) làm ra ít tiêu pha nhiều
2) Thả mồi bắt bóng b) may mắn rơi vào hoàn cảnh sung túc
3) Chuột sa chỉnh gạo c) may mắn có được cái đang cần tìm
4) Buồn ngủ gặp chiếu manh d) bỏ cái có thực chạy theo cái hư ảo
5) Bóc ngắn cắn dài e) bổ mối lợi nhỏ để thu mối lợi lớn

Ghép

1. e.

2. d.

3. b

4. c

5. a.

Câu 5. Tìm các dấu chấm phẩy được dùng trong những câu dưới đây và chỉ ra tác dụng của chúng trong câu:

a) Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đông chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đên đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đáng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. (Nguyên Đăng Mạnh)

b) Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đô đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. (Bùi Mạnh Nhị)

Trả lời: 

a) Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động,1 rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè,2 đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc,3 quê hương đã sinh ra mình,4 đền công ơn của Đáng,5 của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. (Nguyên Đăng Mạnh)

Tác dụng: ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu

b) Chẳng hạn,1  truyện dân gian kể,2 lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đô đầy nhà,3 mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ,4 khi ra đời,5 có hai con hổ chầu hai bên. (Bùi Mạnh Nhị)

Dấu phẩy 1,2: ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu

Dấu phẩy 3: ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu

Dấu phẩy 4,5: ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu

Câu 6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 — 7 dòng) về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau:

Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bông tình xót thương ép thăng ra từ trái từm vô cùng nhạy cảm của mình.

(Nguyên Đăng Mạnh)

Trả lời: Hồng là một cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Dù cho bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo rắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi.  Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.