Than có công thức hóa học là gì

  1. Trang chủ
  2. Sản Phẩm
  3. Than Cốc

Than có công thức hóa học là gì

Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá sản phẩm này( 0)

Liên hệ

  • Tình trạng:
  • Nổi bật

Than cốc Than cốc là sản phẩm tạo thành từ than mỡ, là loại than chứa ít lưu huỳnh và ít tro nhiều chất bốc nhờ quy trình luyện than mỡ thành than cốc ở điều kiện yếm khí trên 1000°С. Các thành phần dễ bay hơi (chất bốc) như nước, khí than và tro than đã bị loại bỏ gần như hoàn toàn. Cacbon và các phần tro còn lại bị hòa tan lẫn vào nhau. Một phần cacbon bị chuyển sang dạng giống như than chì (hay graphít)

  • Đơn vị tính:
  • VND
  • Nhà cung cấp:
  • Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thép Đông Anh

Mua ngayThêm vào giỏ hàng

Than cốc là sản phẩm cứng và xốp có màu xám, thu được nhờ quá trình luyện cốc của than mỡ (loại than có thể tự tạo ra chất kết dính khi được nung ở môi trường yếm khí). Tính theo hàm lượng thì than cốc chứa khoảng 96-98% С, phần còn lại là Н, S, N, O. Độ xốp đạt 49-53%, tỷ trọng riêng khoảng 1,80-1,95 g/cm³, tỷ trọng biểu kiến khoảng 1 g/cm³, còn tỷ trọng khi ở dạng rời là khoảng 400–500 kg/m³, độ tro 9-12%, tỷ lệ các chất dễ bay hơi khoảng 1%. Độ ẩm tương đối khoảng 2-4% và không lớn hơn 0,5% khối lượng. Giới hạn sức bền khi bị nén là 15-25 MPa, khi bị cắt (đặc trưng cho tính bền vững đối với sự cắt) 6-12 MPa, năng suất tỏa nhiệt 29-30 MJ/kg. Than cốc dùng để luyện kim.

  • Than cốc phản ứng hóa học trong lò trên 900 độ thì sinh ra một chất khí, chất khí đó có vai trò biến quặng sắt thành kim loại sắt.
  • Than cốc có năng suất tỏa nhiệt rất lớn. Có thể gấp đôi so với than đá Đèo Nai.
  • Than cốc lẫn ít tạp chất hơn so với các loại than khác.

Nhiệt độ trên 900 độ thì: than cốc phản ứng tạo ra một loại khí đặc biệt tên là CO. Phương trình: С + СО2 → 2СО. Loại khí này độc nhưng bên trong lò, nó giúp biến quặng sắt thành sắt theo PT: 3CO + Fe2O3(to cao) -> 3CO2 + 2Fe. Cứ 1 phân tử quặng sắt ( Fe2O3) sau phản ứng tạo ra 2 nguyên tử Sắt nguyên chất (2Fe) С + О2 → СО2 (tỏa nhiệt chính để phản ứng tạo sắt thành công) Các thông số lý hóa của than cốc thương mai thông thường như sau:

  • Cỡ hạt: 30mm-90mm, 30mm-50mm, 25mm-80mm, 25mm-90mm, 30mm-85mm,…
  • Hàm lượng tro quy khô: < 12.5% hoặc 13.5%
  • Hàm lượng chất bốc quy khô: < 1.2% hoặc 1.5%
  • Hàm lượng các bon cố định: > 86% hoặc 85%
  • Hàm lượng lưu huỳnh quy khô: < 0.65%
  • Hàm lượng phốt pho quy khô: < 0.04%
  • M10 < 7% hoặc 9%
  • M40 > 82% hoặc 84%
  • CRI < 30%
  • CSR > 60%

Vui lòng liên hệ chủ website.

Than cốc Than cốc là sản phẩm tạo thành từ than mỡ, là loại than chứa ít lưu huỳnh và ít tro nhiều chất bốc nhờ quy trình luyện than mỡ thành than cốc ở điều kiện yếm khí trên 1000°С. Các thành phần dễ bay hơi (chất bốc) như nước, khí than và tro than đã bị loại bỏ gần như hoàn toàn. Cacbon và các phần tro còn lại bị hòa tan lẫn vào nhau. Một phần cacbon bị chuyển sang dạng giống như than chì (hay graphít)

Việc kiểm soát chất lượng than đá đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sản lượng hàng hóa của các doanh nghiệp.

Than đá được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp như: dệt may, thực phẩm, công nghiệp điện... Thực tế cho thấy, hiểu được tính chất của than đá là một kiến thức cơ bản cho các nhà máy, trước khi nhập than từ một đơn vị cung cấp nào đó. Cùng Thuận Hải tìm hiểu tính chất của than đá, để có cơ sở nhận biết chất lượng nguồn nhiên liệu đầu vào.

Than có công thức hóa học là gì

1. Thành phần hoá học của than đá

- Cacbon: Cacbon là thành phần cháy chủ yếu trong nhiên liệu rắn, nhiệt lượng phát ra khi cháy của 1kg cacbon gọi là nhiệt trị. Vì vậy lượng cacbon trong nhiên liệu càng nhiều thì nhiệt trị của nhiên liệu càng cao. Tuổi hình thành nhiên liệu càng già thì thành phần cacbon càng cao, khi đó độ liên kết của than càng lớn nên than càng khó cháy.

- Hydro: Hydro (hay còn được gọi là hydrogen) là thành phần cháy quan trọng của nhiên liệu rắn, khi cháy toả ra nhiệt lượng 144.500 kj/kg, tuy nhiên lượng hyđro có trong thiên nhiên rất ít.

- Lưu huỳnh: Lưu huỳnh là thành phần cháy trong nhiên liệu. Trong than đá lưu huỳnh tồn tại dưới ba dạng: liên kết hữu cơ (SHC), khoáng chất (SK), liên kết sunfat (SS). Lưu huỳnh hữu cơ và khoáng chất có thể tham gia vào quá trình cháy gọi là lưu huỳnh cháy SC. Lưu huỳnh sunfat sẽ thường nằm dưới dạng CaSO4, MgSO4 , FeSO4 ... Những liên kết này không tham gia quá trình cháy mà chuyển thành tro của nhiên liệu. Chúng nóng chảy và đóng keo, đây cũng chính là nguyên nhân hình thành keo xỉ. Vì vậy muốn than không ra keo xỉ, cần chọn than có hàm lượng lưu huỳnh thấp, thường thì than ở các mỏ Cao Sơn, Núi Béo, Đèo Nai, Thống Nhất có nhiệt trị rất cao và có hàm lượng lưu huỳnh thấp.

Than có công thức hóa học là gì

Nhiệt trị của lưu huỳnh bằng khoảng 1/3 nhiệt trị của cacbon. Khi cháy lưu huỳnh sẽ tạo ra khí SO2 hoặc SO3. Khi gặp hơi nước SO3 dễ hoà tan tạo ra axit H2SO4 gây ăn mòn kim loại. Khí SO2 thải ra ngoài, có mùi rất khó chịu và là khí độc nguy hiểm. Chính vì vậy, chỉ cần bằng trực quan cũng có thể nhận biết than có hàm lượng lưu huỳnh nhiều hay ít.

- Oxy và Nitơ: Oxy (oxygen) và Nitơ (nitrogen) là những chất trơ trong nhiên liệu rắn và lỏng. Sự có mặt của oxy và nitơ làm giảm thành phần cháy, khiến nhiệt trị của nhiên liệu giảm xuống. Nhiên liệu càng non thì oxy càng nhiều. Khi đốt nhiên liệu, nitơ không tham gia quá trình cháy, chuyển thành dạng tự do ở trong khói thường thấy ở than Indonesia (độ bốc cao, nhiệt thấp, có nhiều khói).

- Tro, xỉ: là thành phần còn lại sau khi than đá được cháy kiệt.

2. Tính chất của than đá

Than có công thức hóa học là gì

- Độ ẩm (%): Độ ẩm của than đá là hàm lượng nước chứa trong nhiên liệu. Độ ẩm toàn phần của than đá được xác định bằng cách sấy nhiên liệu trong tủ sấy ở nhiệt độ 1050oC cho đến khi trọng lượng nhiên liệu không còn thay đổi. Phần trọng lượng mất đi gọi là độ ẩm nhiên liệu. Thực tế, ở nhiệt độ 1050oC chưa đủ để thải hoàn toàn độ ẩm ra khỏi nhiên liệu, thông thường phải ở nhiệt độ 5000 - 8000oC nước mới bốc hơi ra ngoài hoàn toàn.

- Độ tro còn gọi là xỉ than (%): Các vật chất ở dạng khoáng chất trong than đá khi cháy biến thành tro. Tỉ lệ tro trong than ảnh hưởng rất lớn đến tính chất cháy của than như: làm giảm thành phần cháy, giảm nhiệt trị của than, gây mài mòn bề mặt ống hấp thụ nhiệt, bám bẩn làm giảm hệ số truyền nhiệt qua vách ống. Tro còn làm ảnh hưởng đến vận hành lò. Thậm chí nếu than xấu, tro làm kéo xỉ trên bề mặt ghi lò hơi. Để đáp ứng nguồn nhiệt cho buồng đốt phải ép quạt gió tăng tốc, dẫn đến tăng chi phí điện. Độ tro của nhiên liệu được xác định bằng cách đem mẫu nhiên liệu đốt đến 8000 – 8.500oC đối với nhiên liệu rắn, 5000oC đối với nhiên liệu lỏng, cho đến khi trọng lượng còn lại không thay đổi. Phần trọng lượng không thay đổi đó tính bằng % gọi là độ tro của nhiên liệu. Độ tro của than antraxit có thể lên tới 15 – 30% hoặc cao hơn nữa.

- Chất bốc (%): Khi đốt nóng nhiên liệu trong điều kiện môi trường không có oxy, mối liên kết các phân tử hữu cơ bị phá huỷ. Các chất khí bị phân hủy nhiệt bao gồm Hydro, Cacbuahydro, Cacbonoxit, Cacbonic. Quá trình này gọi là quá trình phân huỷ nhiệt. Sản phẩm của phân huỷ nhiệt là những chất khí được gọi là “chất bốc” (Vk.%). Những liên kết có nhiều Oxy là những liên kết ít bền vững, dễ bị phá vỡ ở nhiệt độ cao. Vì vậy, than đá càng non tuổi thì chất bốc càng nhiều, khi đốt càng hao nhiên liệu, ví dụ tỉ lệ chất bốc trong than bùn (V=70%), than đá (V=10-45%). Chất bốc phụ thuộc vào tuổi hình thành của than đá. Than đá càng non tuổi, thì nhiệt độ bắt đầu sinh chất bốc càng thấp. Lượng chất bốc sinh ra còn phụ thuộc vào thời gian phân huỷ nhiệt.

- Nhiệt trị (Cal/g): Nhiệt trị (Q) của than đá là nhiệt lượng phát ra khi cháy hoàn toàn 1kg than, nhiệt trị của than được phân loại từ cao đến thấp.

3. Nhận biết than tốt bằng trực quan

- Không phải ai cũng có đủ kiến thức chuyên môn và thiết bị chuyên dụng để thẩm định chất lượng than đá. Tuy vậy, thông qua những đặc tính trực quan vẫn có thể phần nào đánh giá chất lượng của than đá ở mức độ tương đối

Than nguyên tố hóa học là gì?

Vật liệu nung, được gọi là than, phải được kích hoạt thông qua quá trình xử lý vật lý và / hoặc hóa học, loại bỏ các nguyên tử cacbon một cách có trật tự. Các quá trình hoạt hóa khác nhau tạo ra các biến thể khác nhau của cấu trúc nung cơ bản.

Than đá là hợp chất gì?

Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu đen hoặc đen và thường xuất hiện ở các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc mạch mỏ. Nó được đốt để lấy nhiệt và đây là nguồn năng lượng lớn nhất để sản xuất điện. Thành phần chính của than đá là cacbon và có một số nguyên tố khác như hydro, oxy, nito, lưu huỳnh.

Than củi có tính chất gì?

- Tính chất của than: cháy trong không khí, tỏa nhiều nhiệt. Trong điều kiện thiếu không khí, than cháy sinh ra khí độc là carbon monixide. - Ứng dụng: Trước đây than được dùng nhiều để đun nấu, sưởi ấm, chạy động cơ. Hiện nay than chủ yếu được sử dụng làm nhiên liệu trong công nghiệp.

Than chì trọng hóa học là gì?

Than chì là một dạng tồn tại tự nhiên của nguyên tố cacbon (Nguyên tố 6, ký hiệu C). Nó có màu từ đen đến xám thép, mờ đục và có kết cấu bôi trơn mềm đặc biệt. Graphite thể hiện hai cấu trúc tinh thể: lục giác (alpha) và tứ diện (beta).