Tâm lý học nghiên cứu những chủ đề chính gì

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÂM LÝ

[Phần 1]

Ngô Minh Uy

1. Tâm lý học [TLH] là khoa học về hành vi và tâm trí [tiến trình hoạt động thần kinh/ tiến trình nhận thức] của con người, vì thế nghiên cứu tâm lý là nhằm tìm ra những câu trả lời cho các vấn đề, sự kiện liên quan đến hành vi và tiến trình nhận thức của con người.

2. Kết quả nghiên cứu trong TLH [cũng như những ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung] sẽ tạo ra những tác động trên cả hai bình diện cá nhân lẫn xã hội.

3. Phương pháp nghiên cứu khoa học tâm lý là một hoạt động/ tiến trình gồm nhiều bước nhằm tìm kiếm tri thức liên quan đến hành vi và nhận thức của con người, nó liên quan đến cách thức mà người nghiên cứu đặt câu hỏi, và tính logic cũng như phương pháp trả lời cho những câu hỏi đó. Khác với những câu hỏi trong cuộc sống thường ngày mà con người hay dùng, câu hỏi trong nghiên cứu khoa học phải đảm bảo được 03 tiêu chuẩn sau đây: 1]. Liên quan và tập trung vào chính vấn đề cần nghiên cứu; 2]. Có thể trả lời được; 3]. Có thể đo lường, đánh giá được câu trả lời.

4. Nghiên cứu khoa học tâm lý có hai đặc điểm sau đây mà người làm nghiên cứu phải luôn chú ý: 1]. Cách tiếp cận thực tiễn, thực nghiệm; và 2]. Thái độ hoài nghi khoa học.

5. TLH cũng như tất cả các ngành khoa học khác đều xuất hiện trong những bối cảnh khác nhau gồm: Bối cảnh lịch sử; Bối cảnh xã hội – văn hóa; và Bối cảnh đạo đức.

    5.1. Bối cảnh lịch sử: Với sự tác động của cuộc cách mạng máy tính, TLH chuyển hướng tập trung từ chủ nghĩa hành vi sang hướng tiếp cận nhận thức; Từ những nghiên cứu đơn thuần qua quan sát hành vi con người, các nhà nghiên cứu tâm lý ngày nay đã phát triển đa dạng các hướng nghiên cứu về hành vi, nhận thức và cảm xúc của con người trong các lĩnh vực chính yếu sau đây: lâm sàng, xã hội, tổ chức, tham vấn, giáo dục, lứa tuổi, sức khỏe, thể thao, nghệ thuật… và những lĩnh vực mới xuất hiện như tiêu dùng, bình quyền nam nữ… 5.2. Bối cảnh xã hội – văn hóa: Chú ý đến việc lựa chọn các chủ đề nghiên cứu, sự thừa nhận kết quả nghiên cứu của xã hội, nơi diễn ra cuộc nghiên cứu… Một vấn đề lớn phải chú ý trong bối cảnh xã hội – văn hóa là những định kiến mang tính chủ nghĩa vị chủng [ethnocentrism], nói đến việc các nhà nghiên cứu dùng nhãn quan văn hóa – xã hội của dân tộc mình để đánh giá, phê phán những dân tộc khác với những nền văn hóa và đặc trưng xã hội khác.

    5.3. Bối cảnh đạo đức: Kết quả nghiên cứu trong TLH có những tác động lên chính con người và cuộc sống của họ, vì thế phải luôn lưu ý đến khía cạnh đạo đức khi làm nghiên cứu, giá trị “sự thật” và giá trị “con người” luôn phải được cân nhắc. Ngày nay, các nhà nghiên cứu TLH trên hầu hết các quốc gia đều sử dụng quy định và hướng dẫn về những tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu khoa học tâm lý của Hiệp hội TLH Hoa Kỳ [APA]

6. Với tư cách là một nhà nghiên cứu tâm lý, chúng ta phải đảm bảo:

    6.1. Luôn có thái độ hoài nghi khoa học [đặt lại câu hỏi liên tục một cách có cơ sở khoa học] đối với tất cả những gì liên quan đến hành vi, nhận thức và cảm xúc của con người, ngay cả đối với những kết quả nghiên cứu đã được công bố; 6.2. Luôn phải nắm vững phương pháp và cách thức phân tích xác suất thống kê; 6.3. Biết cách đặt các giả thuyết nghiên cứu; và

    6.4. Có cách tiếp cận đa phương pháp, có thể sử dụng hơn một phương pháp trong nghiên cứu khoa học tâm lý.

7. Mục đích của nghiên cứu khoa học là để:

    7.1. Mô tả [Description]: Mô tả những sự kiện, các mối quan hệ giữa các biến [variables], thường dùng kiểu nghiên cứu định lượng [quantitative]; 7.2. Dự báo [Prediction]: Căn cứ trên những mối quan hệ đã được mô tả, người nghiên cứu dự báo được sự tác động qua lại giữa các biến trong mối quan hệ đó, chẳng hạn biến này là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến biến kia; 7.3. Giải thích [Explanation]: Người nghiên cứu chỉ ra, giải thích được những nguyên nhân, những tác động, sự khác biệt… của các mối quan hệ giữa các biến; và

    7.4. Ứng dụng [Application]: Người nghiên cứu áp dụng những kiến thức và phương pháp nhằm làm phát triển đời sống con người, giúp thay đổi và làm cho cuộc sống của con người trở nên có chất lượng hơn, thoải mái hơn.

8. Một tiến trình nghiên cứu khoa học tâm lý có 08 giai đoạn cơ bản sau:

    8.1. Phát biểu vấn đề/ chủ đề nghiên cứu: xác định các biến, đặt giả thuyết, định nghĩa thuật ngữ…; 8.2. Thiết kế nghiên cứu: các chức năng, kiểu nghiên cứu…; 8.3. Thiết kế hoặc chọn công cụ thu thập dữ liệu: phương pháp và công cụ nào, giá trị và độ tin cậy của công cụ…; 8.4. Chọn mẫu: số lượng mẫu, cách thức chọn, ở đâu…; 8.5. Viết đề cương nghiên cứu: khung của toàn bộ nghiên cứu, lý do, mục tiêu, các đề mục…; 8.6. Thu dữ liệu: phân tích, mã hóa…; 8.7. Xử lý số liệu: phương pháp xử lý, kiểu thống kê, hay phương pháp phân tích định tính…; và

    8.8. Viết báo cáo: chú ý những nguyên tắc và tiêu chuẩn viết báo cáo nào sẽ phải tuân theo [Chẳng hạn theo tiêu chuẩn xuất bản của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ APA. Có thể tham khảo tại //www.apa/stypes]

9. Ngoài 08 giai đoạn cơ bản trong tiến trình nghiên cứu khoa học vừa đề cập ở trên, người nghiên cứu còn tiến hành những bước phụ [nhưng không thể thiếu] sau:

    9.1. Đọc và ghi chú các cơ sở lý luận [literature review]: ngoài những sách kinh điển, người nghiên cứu đọc càng nhiều càng tốt hoặc đọc tất cả những báo cáo kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình trên các tạp chí khoa học chuyên ngành [peer-reviewed journal]. Những bài viết đăng trên các báo bình thường không phải là “peer-reviewed” hay có người gọi đó là “pop psychology” – tâm lý học bình dân – sẽ không được chấp nhận. Hoạt động này kéo dài liên tục từ khi bắt đầu xác định và phát biểu đề tài nghiên cứu, tập trung trong giai đoạn viết đề cương và ngay cả khi đã thu dữ liệu; 9.2. Kiểm tra công cụ: như là công đoạn thử nghiệm [pilot] công cụ trên một mẫu nhỏ để kiểm tra tính giá trị, độ tin cậy, tính phù hợp và khả thi nếu sử dụng trên một mẫu lớn hơn. Có thể tiến hành việc này trước khi viết đề cương nghiên cứu; 9.3. Viết tóm tắt nghiên cứu: một nghiên cứu cho trình độ thạc sỹ có thể tùy theo từng yêu cầu cụ thể mà viết báo cáo tóm tắt, có thể là 10 trang, 05 trang, thậm chí có nơi yêu cầu 02 trang. Ngoài ra còn viết tóm tắt [abstract], tức là một đoạn ngắn trong khoảng chưa đến 01 trang để giới thiệu tổng thể về các câu hỏi của nghiên cứu, những kết quả tìm được và kết luận của nghiên cứu. [nếu không có kỹ năng và phương pháp thì việc này là một việc vô cùng khó khăn, đôi khi nghiên cứu rất hay nhưng không được nhiều người tham khảo chỉ vì cái tóm tắt quá tệ]; 9.4. Trình bày kết quả nghiên cứu: liên quan đến kỹ năng trình bày, kỹ năng thiết kế “power-point”… Thông thường thời gian trình bày kéo dài khoảng 15 – 20 phút là phù hợp, khoảng 30 phút sau đó dành để hội đồng và người tham dự đặt câu hỏi chất vấn;

    9.5. Xuất bản kết quả nghiên cứu: chọn lựa phương tiện để giới thiệu và xuất bản kết quả nghiên cứu đã hoàn thành, chẳng hạn các tạp chí khoa học chuyên ngành, kỷ yếu hội nghị khoa học, trang điện tử [website] của tổ chức khoa học chuyên ngành…

[Xem tiếp Phần 2] ___________________ Tổng hợp và viết: 2009 Chỉnh sửa: 03/ 2010

[Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu liên quan]

20-04-2016

Bởi: admin 13113 lượt xem

Tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, nó gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người.

Tâm lý hc là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của con người [cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động]. Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.

Hiện nay, người ta định nghĩa Tâm lý học như một khoa học nhân văn có mục đích diễn giải các hành vi và ứng xử của con người trên cơ sở tâm trí bình thường hoặc bệnh lý. Nói cách khác, mục tiêu nghiên cứu của Tâm lý học là sự phối hợp của tư tưởng, cảm xúc và hành động ở con người.

Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học. Tâm lý học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực chứng, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử và bác bỏ những giả thuyết. Tâm lý học có khuynh hướng chiết trung, sử dụng và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành vi của con người. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học:

  • Nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý.
  • Nghiên cứu mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý đó.
  • Nghiên cứu vai trò, chức năng của tâm lý đối với hoạt động của con người

Theo Sổ tay Tâm lý học, các phân ngành chính của Tâm lý học bao gồm:

  • Biological Psychology [Tâm lý sinh học]
  • Experimental Psychology [Tâm lý học thử nghiệm]
  • Personality and Social Psychology [Tâm lý học nhân cách và Tâm lý học xã hội]
  • Developmental Psychology [Tâm lý học phát triển, còn được gọi là Tâm lý học con người – Human Psychology]
  • Educational Psychology [Tâm lý học giáo dục]
  • Clinical Psychology [Tâm lý học lâm sàng]
  • Health Psychology [Tâm lý học sức khoẻ]
  • Assessment Psychology [Tâm lý học đánh giá]
  • Forensic Psychology [Tâm lý học pháp lý]
  • Industrial and Organizational Psychology [Tâm lý học tổ chức và công nghiệp]

Tuy nhiên cần phải lưu ý: không có ranh gii rõ ràng gia các phân ngành nh. Một chủ đề có thể là đối tượng nghiên cứu của nhiều phân ngành, ví dụ chủ đề “Dự đoán mức độ thành công trong tương tai của trẻ em mồ côi” vừa có thể là đối tượng của cả TLH xã hội, TLH phát triển và TLH giáo dục

Tâm lý học tại Việt Nam chủ yếu tập trung về tâm lý học đường [educational psychology], tham vấn [clinical psychology], chữa bệnh tâm thần [abnormal psychology] và đi theo hướng áp dụng thực tiễn.

AI NÊN THEO HỌC NGÀNH TÂM LÝ HỌC?

  • – Người có tình yêu thương và quý trọng con người.
  • – Người muốn đem lại hạnh phúc và giảm bớt đau khổ tinh thần cho người khác.
  • – Người muốn giúp con người vượt qua những khó khăn về tâm lý.
  • – Người muốn hiểu biết về tâm lý con người.
  • – Người muốn vận dụng, phát huy có hiệu quả nhân tố con người trong công tác quản lý, trong lao động.
  • – Người thích tìm hiểu, khám phá tâm lý bản thân và người khác.
  • – Bạn là người muốn đối nhân xử thế cho tốt.

Video liên quan

Chủ Đề